Hoạt Động Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Của Ngân Hàng. Đề tài viết báo cáo tốt nghiệp ngành Ngân Hàng dễ làm với các bạn sinh viên. Đề tài này, các bạn sinh viên đang công tác hoặc thực tập tại ngân hàng sẽ dễ dàng thu thập thông tin dữ liệu viết bài.
Đối với đề tài “Hoạt Động Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Của Ngân Hàng” . Các bạn cần hiều rõ kiến thức lĩnh vực chuyên ngành, tài chính ngân hàng, hoạt động ngân hàng. Kế hoạch phát triển ngân hàng, giá trị sản phẩm,… Khi đã có đủ dữ kiện viết báo cáo tốt nghiệp, các bạn cần triển khai xây dựng Đề cương viết báo cáo tốt nghiệp ngành Ngân Hàng.
Cơ sở lý luận về tài trợ của ngân hàng đối với hoạt động xuất khẩu dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, Cơ sở lý luận về tài trợ của ngân hàng đối với hoạt động xuất khẩu này được kham khảo từ bài khóa luận tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình
Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149
Đề cương viết báo cáo tốt nghiệp: Hoạt Động Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Của Ngân Hàng
Chương 1: Lý Luận Chung Về Tài Trợ Của Ngân Hàng Thương Mại Đối Với Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu
1.1. Lý luận về hoạt động xuất nhập khẩu
1.1.1. Sự cần thiết của hoạt động xuất nhập khẩu
1.1.2. Nhu cầu tài trợ xuất nhập khẩu
1.1.3. Các nguồn tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu
1.2. Lý luận về tín dụng đối với hoạt động xuất nhập khẩu
1.2.1. Khái niệm về tài trợ xuất nhập khẩu
1.2.2. Ý nghĩa của việc tài trợ xuất nhập khẩu
1.2.3. Các quy định, quy chế tài trợ xuất nhập khẩu
1.2.4. Tín dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất nhập khẩu
- 1.2.4.1. Khái niệm, Vai trò của tín dụng ngân hàng
- 1.2.4.2. Các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của NHTM
- 1.2.4.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của NHTM Việt Nam
1.3 Lý luận về tài trợ đối với hoạt động xuất nhập khẩu
1.3.1 Những vấn đề chung về tài trợ xuất nhập khẩu
- 1.3.1.1 Khái niệm về tài trợ xuất nhập khẩu
- 1.3.1.2 Ý nghĩa của tài trợ xuất nhập khẩu
1.3.2 Giới thiệu các dịch vụ của hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu
- 1.3.2.1 Dịch vụ nhờ thu chứng từ hàng xuất nhập khẩu
- 1.3.2.2 Thông báo thư tín dụng chứng từ
- 1.3.2.3 Thông báo kèm xác nhận L/C
- 1.3.2.4 Chuyển nhượng thư tín dụng chứng từ
- 1.3.2.5 Nhận bộ chứng từ để thanh toán L/C
- 1.3.2.6 Chiết khấu bộ chứng từ để thanh toán L/C
Chương 2: Phân Tích Thực Trạng Tài Trợ Đối Với Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thương Tín
2.1 Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
- 2.1.1.1 Quá trình hình thành
- 2.1.1.2 Mô hình tổ chức và năng lực kinh doanh
2.1.2 Mạng lưới, cơ cấu tổ chức và các loại hình sản phẩm, dịch vụ
- 2.1.2.1 Mạng lưới
- 2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức
2.1.3. Các loại hình sản phẩm, dịch vụ
- 2.1.3.1 Nhóm sản phẩm tiền gửi
- 2.1.3.2 Nhóm sản phẩm cấp tín dụng
- 2.1.3.3 Nhóm sản phẩm dịch vụ tài khoản và thanh toán trong nước
- 2.1.3.4 Nhóm sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế
- 2.1.3.5 Nhóm sản phẩm thẻ
- 2.1.3.6 Nhóm sản phẩm E-Banking
- 2.1.3.7 Nhóm sản phẩm dịch vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ
- 2.1.3.8 Nhóm sản phẩm khác
2.1.4 Định hướng phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín
2.2 Phân ích hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín
2.2.1 Hình thức tài trợ xuất nhập khẩu
2.2.2 Quy định tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín
- 2.2.2.1 Mục đích cho vay
- 2.2.2.2 Đối tượng cho vay
- 2.2.2.3 Nguyên tắc vay vốn
- 2.2.2.4 Điều kiện vay vốn
- 2.2.2.5 Thời hạn cho vay
- 2.2.2.6 Lãi suất cho vay
- 2.2.2.7 Phương thức cho vay
- 2.2.2.8 Mức cho vay
2.2.3 Quy định về quy trình nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín
- 2.2.3.1 Quy trình thanh toán L/C xuất nhập khẩu
- 2.2.3.2 Quy trình thanh toán nhờ thu
2.2.4 Quy trình thực hiện tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín
- 2.2.4.1 Thủ tục tài trợ
- 2.2.4.2 Thẩm định hồ sơ
- 2.2.4.3 Lập tờ trình
- 2.2.4.4 Phát tiền vay
- 2.2.4.5 Kiểm tra và xử lý nợ vay
- 2.2.4.6 Tính lãi, thu lãi, thu nợ, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, chuyển nợ quá hạn
- 2.2.4.7. Thanh lý hợp đồng tín dụng
- 2.2.5 Kết quả thực hiện tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín
- 2.2.5.1 Tình hình nguồn vốn tự huy động
- 2.2.5.2 Tình hình hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín
- 2.2.5.3 Doanh số cho vay xuất nhập khẩu
- 2.2.5.4 Tình hình thu nợ cho vay xuất nhập khẩu
- 2.2.5.5 Tình hình dư nợ, nợ xấu
- 2.2.5.6 Những mặt tích cực đạt được
Chương 3: Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tài Trợ Đối Với Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Của Các Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thương Tín
3.1 Định hướng hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam Thương Tín
3.2 Các giải pháp đề xuất trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu đối với các doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam Thương Tín
- 3.2.1 Nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu
- 3.2.2.Hoàn thiện và đa dạng hóa các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp
- 3.2.3 Nâng cao chất lượng nhân viên Ngân hàng
- 3.2.4 Phòng ngừa rủi ro tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
- 3.2.5 Hoàn thiện quy trình cho vay đối với khách hàng khi giao dịch tại NH
- 3.2.6 Thực hiện chính sách khách hàng phù hợp
- 3.2.7 Tuyên truyền, quảng bá tiếp thị hoạt động tàitrợ XK
3.3 Một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu
- 3.3.1 Kiến nghị đối với ngân hàng thương mại cổ phần việt nam Thương Tín
- 3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
- 3.3.3 Kiến nghị đối với Chính phủ
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI TRỢ CỦA NHTM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1.1 Lý luận về hoạt động xuất khẩu.
1.1.1 Sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu.
Trong điều kiện hội nhập quốc tế và thương mại toàn cầu như hiện nay, vấn đề giao thương quốc tế và hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng trở nên phổ biến và mở rộng không ngừng. Điều này tạo nhiều cơ hội và thách thức cho các nhà xuất khẩu cũng như nhập khẩu của mỗi quốc gia. Trong đó, đối với các nhà xuất khẩu, thực tế so với việc trao đổi hàng hoá nội địa thì thực hiện bán hàng ra thị trường thế giới mang lại rất nhiều lợi ích. Đó là việc các nhà xuất khẩu có được lợi nhuận cao hơn, có điều kiện tiếp cận nhiều khách hàng trên một thị trường rộng lớn hơn, có nguồn ngoại tệ dồi dào hơn. Còn đối với chính phủ các nước, lĩnh vực xuất khẩu thường được xem là một trong những mũi nhọn kinh tế then chốt trong chiến lược phát triển quốc gia. Nguồn thu nhập to lớn từ nước ngoài thông qua hoạt động xuất khẩu, việc làm và thu nhập quốc dân gia tăng nhanh, công nghệ hiện đại phục vụ phát triển kinh tế đất nước…là những lợi ích kinh tế xã hội căn bản cho quốc gia thực hiện đường lối phát triển xuất khẩu. Cùng với phát triển xuất khẩu, nhu cầu nhập khẩu những hàng hoá cần thiết cho việc sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế cũng cần quan tâm để có thể tập trung vốn vào sản xuất những loại hàng hoá thế mạnh của mình. ( Cơ sở lý luận về tài trợ của ngân hàng đối với hoạt động xuất khẩu)
Tuy nhiên cùng với những lợi ích mang lại từ giao thương quốc tế thì sự cạnh tranh gay gắt trên một thị trường rộng lớn đòi hỏi các nhà xuất khẩu phải tìm kiếm một sự hỗ trợ rất lớn về mặt tài chính cũng như về mặt kỹ thuật từ các NHTM để đảm bảo hạn chế rủi ro phát sinh và đủ khả năng để tiến hành một thương vụ quốc tế được an toàn bởi vì hoạt động xuất khẩu luôn ẩn chứa các nguy cơ dẫn đến rủi ro và thất bại. Ngoài những khó khăn thông thường như kinh doanh nội địa, các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu còn phải đối đầu với những nguy cơ khác xuất phát từ nhiều yếu tố đặc thù trong giao thương quốc tế về thời gian thực hiện giao dịch, khoảng cách địa lý, về loại tiền thanh toán và những biến động tỷ giá hối đoái, về sự khác biệt luật lệ, tập quán kinh doanh và các quy định điều tiết giữa các chính phủ.
Mặt khác, tuy nói rằng hoạt động tài trợ là của Ngân hàng dành cho các doanh nghiệp nhưng lợi ích không chỉ phát sinh cho các doanh nghiệp mà ở đây khi tài trợ Ngân hàng cũng đã có một lợi ích rất lớn. Hoạt động tài trợ mang lại một nguồn thu nhập: lãi và phí dịch vụ hấp dẫn cho Ngân hàng. Thực tế cho thấy, hầu hết tổ chức tài chính ở khắp các nước đều đặc biệt chú trọng việc cung ứng hệ thống dịch vụ ngân hàng quốc tế, hoặc hẹp hơn nữa – chuyên doanh tài trợ ngoại thương. Chính mối quan hệ gắn bó chặt chẽ về lợi ích giữa Ngân hàng và các doanh nghiệp xuất khẩu là động lực thúc đẩy hoạt động tài trợ xuất khẩu ngày càng phát triển. [7]
Xem Thêm ==> Dịch vụ viết báo cáo thực tập , điểm cao
1.1.2 Nhu cầu tài trợ xuất khẩu. (Cơ sở lý luận về tài trợ của ngân hàng đối với hoạt động xuất khẩu)
Việc thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hoá máy móc thiết bị thường kéo dài từ nhiều tháng cho tới vài năm, do đó thông thường nhu cầu tài trợ thường nảy sinh nhiều giai đoạn khác nhau. Cụ thể :
- Giai đoạn phân tích nhu cầu, thiết kế, tìm kiếm khách hàng, đại diện tại các hội chợ, đàm phán sơ bộ, lập kế hoạch: Để hoàn thành tốt giai đoạn này các chuyên gia phải thực hiện các chuyến đi dài ngày và tiến hành nhiều cuộc đàm phán, phải làm ra hàng mẫu và mô hình để trưng bày, giới thiệu. Sau đó họ còn phải hoàn tất các tài liệu thiết kế và tính toán chính xác cho đàm phán hợp đổng. Chi phí cho những hoạt động này không phải nhỏ, đăc biệt với các cơ sở kinh doanh tiềm lực tài chính còn hạn hẹp.
- Giai đoạn ký kết hợp đồng: Trong trường hợp nhà xuất khẩu chưa có uy tín cao ở nước ngoài, đối tác có thể yêu cầu một đảm bảo giao hàng hoặc bảo đảm hoàn thành công trình. Đảm bảo này sẽ có hiệu lực nếu việc giao hàng hoặc hoàn thành công trình không đúng như thoả thuận.
Trường hợp khác, nếu nhà xuất khẩu cần tiền đặt cọc mà nhà nhập khẩu là người nước ngoài đang gặp khó khăn về tài chính, nhà xuất khẩu có thể đề nghị ngân hàng của mình cung cấp tín dụng tương đương với số tiền đặt cọc và nhà nhập khẩu có nghĩa vụ chi trả cho khoản tín dụng đó.(Cơ sở lý luận về tài trợ của ngân hàng đối với hoạt động xuất khẩu)
- Giai đoạn chuẩn bị sản xuất: Sau khi đã ký hợp đồng, nhà xuất khẩu sẽ tiến hành chuẩn bị sản xuất. Nhất là việc xây dựng các công trình lớn như nhà máy, xí nghiệp…việc này thường đi kèm với chi phí lớn vượt quá mức đặt cọc.
- Giai đoạn sản xuất: Mặc dù đã có những thoả thuận về việc thanh toán tiếp theo của người mua, trong thời gian này thường nảy sinh các nhu cầu tài chính cao về vật tư và chi phí liên quan khác vượt qua các khoản thanh toán giữa chừng.
- Giai đoạn cung ứng: Ngay cả trong giai đoạn cung ứng cũng có thể nảy sinh các chi phí cần được tài trợ như chi phí vận tải. bảo hiểm… tuỳ theo điều kiện cung ứng.
- Giai đoạn lắp ráp, chạy thử, bàn giao công trình: Sau khi hàng hoá được giao tới địa điểm quy định, nhà xuất khẩu còn cần chi phí cho lắp ráp chạy thử cho tới khi được người mua thu nhận và chấp nhận thanh toán.
- Giai đoạn bảo hành: Trong giai đoạn này người mua có quyền yêu cầu được bảo hành ở ngân hàng của nhà xuất khẩu trước khi thanh toán.
- Giai đoạn thanh toán: Hiện nay, để việc cung cấp hàng hoá xuất khẩu được thuận lợi người xuất khẩu thường phải dành cho người mua một ưu đãi thanh toán trong nhiều năm mà người xuất khẩu và ngân hàng của họ có thể chấp nhận được. Trong thời gian chờ được thanh toán nhà xuất khẩu thường có nhu cầu được tài trợ để đảm bảo vốn cho quá trình tái sản xuất tiếp theo. [1]
1.1.3 Các nguồn tài trợ cho hoạt động xuất khẩu. (Cơ sở lý luận về tài trợ của ngân hàng đối với hoạt động xuất khẩu)
Hoạt động xuất khẩu là một trong những hoạt động kinh tế cơ bản, do vậy nó cũng được tài trợ từ rất nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, những nguồn tài trợ thường được sử dụng là :
- Tín dụng thương mại (hay tín dụng nhà cung cấp): là nguồn tài trợ được thực hiện thông qua hình thức mua bán chịu hàng hoá, dịch vụ với các công cụ chủ yếu là kỳ phiếu và hối phiếu. Đây là nguồn tài trợ ngắn hạn được ưa dùng vì dễ thực hiện, khả năng chuyển thành tiền mặt cao (thông qua chiết khấu tại các ngân hàng), linh hoạt về thời hạn. Tuy nhiên các công cụ như hối phiếu thường được sử dụng trên cơ sở có ngân hàng đứng ra chấp nhận hay đảm bảo.
- Vốn tự có: Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp khác nhau mà vốn tự có có thể là vốn ngân sách cấp, vốn cổ phần của các sáng lập viên công ty cổ phần hay vốn của chủ doanh nghiệp tư nhân.
Vốn tự có chủ yếu bao gồm vốn khi thành lập doanh nghiệp như nói trên và phần lợi nhuận để lại cộng với khấu hao. Sử dụng vốn tự có doanh nghiệp có thể giảm được hệ số nợ, tạo sự chủ động trong kinh doanh. Tuy vậy, nguồn tài trợ này có hạn chế là quy mô không lớn và nhiều khi chi phí cơ hội của việc giữ lại lợi nhuận cao.
- Phát hành cổ phiếu: Với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay họ có thể phát hành cổ phiếu công ty để huy động nguồn vốn trung và dài hạn. Hình thức này có ưu điểm là doanh nghiệp có được sự chủ động trong việc huy động và sử dụng vốn, giảm được nguy cơ phá sản khi gặp khó khăn (vì có thể không phải phân chia lợi tức cổ phần hoặc có thể hoãn trả lợi tức khi bị lỗ hoặc không có nhiều lãi) hay làm tăng vốn chủ sở hữu, giảm hệ số nợ của doanh nghiệp…Tuy nhiên chỉ có các doanh nghiệp thoả mãn những điều kiện nhất định mới được sử dụng hình thức này. Với nước ta, do thị trường tài chính còn chưa phát triển nên hình thức tài trợ này còn ít được sử dụng hoặc nếu có sử dụng thì hiệu quả chưa cao.
- Phát hành trái phiếu công ty: Đây cũng là một hình thức tài trợ khá phổ biến trong nền kinh tế thị trường gần như cổ phiếu. (Cơ sở lý luận về tài trợ của ngân hàng đối với hoạt động xuất khẩu)
Trái phiếu là một giấy chứng nhận nợ của doanh nghiệp. Sử dụng phát hành trái phiếu doanh nghiệp có thể huy động vốn cho hoạt động kinh doanh mà không cần dẫn đến phải chia quyền kiểm soát doanh nghiệp như khi sử dụng cổ phiếu thường. Tuy nhiên, với trái phiếu doanh nghiệp thường phải trả cổ phiếu thường phải trả lợi tức cố định cho dù hoạt động kinh doanh có lãi hay không. Điều này dễ làm tăng khả năng phá sản đối với doanh nghiệp khi gặp khó khăn về tài chính. Ngoài ra, với thị trường tài chính chưa phát triển như đã nói trên thì hình thức này cũng khó phát huy tốt được ưu thế của nó.
- Tín dụng ngân hàng: Ngân hàng có thể tài trợ cho các doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức và với những mục đích sử dụng khác nhau như: cho vay ngắn hạn theo hạn mức tín dụng, cho vay theo hợp đồng, cho vay có đảm bảo…để thu hút dự trữ, sản xuất, nhập khẩu nguyên vật liệu, đáp ứng nhu cầu vốn lưu động. Hoặc cho vay dài hạn để đầu tư dự án, mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ…Tuỳ vào từng doanh nghiệp mà ngân hàng có thể áp dụng những hình thức nhất định sao cho thuận lợi với cả hai bên. Một đặc điểm khá nổi bật của tín dụng ngân hàng là có khả năng linh hoạt về lãi suất cũng như thời hạn.
- Các nguồn tài trợ khác: Ngoài các nguồn tài trợ trên các doanh nghiệp xuất khẩu còn có thể được tài trợ bằng các nguồn đầu tư nước ngoài, vay viện trợ của nước ngoài, hỗ trợ của Chính phủ…Hiện nay các nguồn này thường được sử dụng thông qua các ngân hàng. [1]
1.2 Lý luận về tín dụng đối với hoạt động xuất khẩu 1.2.1 Khái niệm về tài trợ xuất khẩu. (Cơ sở lý luận về tài trợ của ngân hàng đối với hoạt động xuất khẩu)
Tài trợ xuất khẩu của NHTM là một hình thức tài trợ thương mại, kỳ hạn gắn với thời gian thực hiện thương vụ, kỳ hạn gắn với thời gian thực hiện thương vụ xuất khẩu, đối tượng nhận tài trợ là các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp hoặc uỷ thác; giá trị tài trợ thường ở mức vừa và lớn. Tài trợ xuất khẩu là một bộ phận trong tài trợ ngoại thương của ngân hàng. Tài trợ ngoại thương bao gồm các hoạt động mang tích chất tài trợ của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu đặc thù về tài chính và uy tín trong kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu trong quá trình giao dịch ngoại thương.
Quá trình giao dịch ngoại thương là toàn bộ diễn biến của thương vụ xuất khẩu (đối với bên bán) và nhập khẩu (đối với bên mua). Theo nghĩa rộng, quá trình giao dịch ngoại thương có thể bao hàm cả các giao dịch kinh doanh trước và sau thương vụ xuất – nhập khẩu, có tính chất gắn liền với thương vụ xuất – nhập đó. Đối với bên xuất khẩu, đó là quá trình thu gom hàng xuất khẩu, mua vật tư nguyên liệu để sản xuất, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ xuất khẩu…hoặc giai đoạn bảo hành, bảo trì đối với các dự án xuất khẩu máy móc hoặc xây dựng cơ xưởng ở nước ngoài. [7]
1.2.2 Ý nghĩa của việc tài trợ xuất khẩu.
Với hoạt động xuất khẩu ngày càng đa dạng, phức tạp và có sự cạnh tranh gay gắt, vai trò hỗ trợ của các NHTM là cực kỳ quan trong. Các ngân hàng không những hỗ trợ về mặt tài chính (cấp tín dụng) để hoàn tất nghĩa vụ thanh toán và sản xuất trong quan hệ kinh tế đối ngoại mà còn hỗ trợ về mặt kỹ thuật, bảo đảm các quá trình thanh toán cho những hoạt động chu chuyển với nước ngoài, đồng thời đảm nhận những rủi ro gắn liền với những hoạt động đó.
Với những hợp đồng xuất khẩu có giá trị lớn và vừa, vốn lưu động của khách hàng (các doanh nghiệp) thường là không đủ để thực hiện hợp đồng, họ sẽ nhờ đến nguồn vốn của Ngân hàng thông qua việc tài trợ. Ngân hàng khi đó sẽ vừa đóng vai trò ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu, vừa là ngân hàng tài trợ cho việc thực hiện hợp đồng. Đồng thời với quá trình tài trợ, để bảo đảm bảo nguồn vốn tài trợ được sử dụng đúng mục đích, quản lý được nguồn thu, ngân hàng sẽ tham gia thanh toán quốc tế với vai trò là ngân hàng thương lượng, ngân hàng nhờ thu,… (Cơ sở lý luận về tài trợ của ngân hàng đối với hoạt động xuất khẩu)
Là một thành viên hoạt động trong các lĩnh vực quốc tế, hoạt động ngân hàng trong tài trợ xuất khẩu đã có đóng góp đáng kể đối với nền kinh tế đất nước trên nhiều phương diện. Bằng việc cung cấp các dịch vụ ở nước ngoài (gọi là xuất khẩu vô hình) đã đóng góp ngày càng lớn vào thu nhập quốc gia và điều quan trọng hơn là hoạt động tài trợ này đã thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hoá, mang lại một nguồn thu nhập lớn cho quốc gia, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế.[7]
1.2.3 Các quy định, quy chế tài trợ xuất khẩu
1.2.3.1 Quy định về cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. (phụ lục 1)
1.2.3.2 Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu số 133/2001/QĐ/TTg (xem chi tiết phụ lục 2)
- Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu là ưu đãi của Nhà nước nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, các Tổ chức kinh tế và cá nhân phát triển sản xuất – kinh doanh hàng xuất khẩu theo chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước.
- Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu trung và dài hạn.
- Cho vay đầu tư trung và dài hạn.
- Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.
- Bão lãnh tín dụng đầu tư.
- Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ngắn hạn.
- Cho vay vốn ngắn hạn. (Cơ sở lý luận về tài trợ của ngân hàng đối với hoạt động xuất khẩu)
- Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh hợp đồng.
- Xử lý rủi ro.
- Nguồn vốn tín dụng hỗ trợ xuất khẩu.
1.2.3.3 Quy trình tài trợ xuất khẩu.
- a) Lập chính sách tài trợ xuất khẩu của NHTM
Để hoạt động tài trợ xuất khẩu mang lại hiệu quả, thì ngân hàng cần xây dựng được chiến lược thu hút và khuyến khích tài trợ xuất khẩu cho mình. Phần quan trọng chiến lược này chính là việc xây dựng chính sách tài trợ xuất khẩu.
- Tiêu chuẩn khách hàng được xem xét tài trợ xuất khẩu.
- Các hoạt động xuất khẩu được ngân hàng xem xét tài trợ
- Những ưu đãi mà ngân hàng dành cho khách hàng
Bên cạnh các tiêu chuẩn trên, ngân hàng cần giới thiệu đến khách hàng những thông tin khác:
- Các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho hạot động xuất khẩu của doanh nghiệp như: thông tin thị trường, thông tin khách hàng, nghiệp vụ thanh toán quốc tế, nghiệp vụ mua bán ngoại tệ.
- Các quy định cụ thể trong tài trợ xuất khẩu: tiêu chuẩn khách hàng, thời hạn tài trợ, biện pháp bảo đảm tiền vay…
- b) Giám sát tài trợ xuất khẩu (Cơ sở lý luận về tài trợ của ngân hàng đối với hoạt động xuất khẩu)
Đóng vai trò hết sức quan trọng để đảm bảo việc thực thi các nghĩa vụ của khách hàng và giảm thiểu rủi ro của ngân hàng. Quá trình giám sát tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng được chia làm ba phần với từng công việc cụ thể, bao gồm:
- Thủ tục hồ sơ:
Tài trợ xuất khẩu có một số điểm tương đồng nhất định với cho vay ngắn hạn thông thường. do đó các biểu mẫu văn bản, hồ sơ, chứng từ được in sẵn theo một chuẩn mực nhất định nhằm tạo thuận lợi cho việc xử lý thông tin và ra quyết định cho vay, các hồ sơ vay vốn chủ yếu tại các NHTM gồm:
- Tờ trình thẩm định cho vay vốn
- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ ngắn hạn
- Hợp đồng tín dụng ngắn hạn – loại cho vay theo từng thương vụ
- Hợp đồng tín dụng – loại cho vay theo hạn mức.
- Xem xét các điều kiện cần thiết trước khi giải ngân:
Trước khi giải ngân, ngân hàng thường đòi hỏi nhà xuất khẩu phải chấp hành một số điều kiện bắt buộc sau:
- Trình bản gốc đơn đặt hàng hay hợp đồng thương mại có hiệu lực hoặc L/C (nếu đã được mở)
- Phương án đảm bảo thu gom hàng xuất khẩu hoặc mua sắm vật tư nguyên liệu sản xuất hàng hóa từ các nhà cưng ứng.
- Giải trình về năng lực kinh doanh, sản xuất của khách hàng trong quá trình thực hiện thương vụ xuất khẩu.
- Trình các chứng từ cần thiết như giấy phép xuất khẩu.
- Giám sát quá trình sử dụng vốn:
Sau khi đã giải ngân cho khách hàng, ngân hàng phải giám sát việc sử dụng tiền của khách hàng nhằm đảm bảo tiền được sử dụng đúng mục đích. Trong giai đoạn này cần lưư ý những giai đoạn được cho là hay phát sinh vướng mắc như: (Cơ sở lý luận về tài trợ của ngân hàng đối với hoạt động xuất khẩu)
- Khâu xác nhận đơn hàng
- Khâu thu mua vật tư hàng hóa
- Quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu
- Lưu kho và bảo quản hàng hóa
- Đóng gói hàng hóa
- Vận chuyển hàng hóa đến kho và ra cảng….
- …
Nhìn chung, điều quan trọng trong quá trình giám sát tài trợ xuất khẩu là ngân hàng phải luôn cập nhật thông tin chi tiết trong từng giai đoạn của thương vụ. để làm được điều này, ngân hàng phải yêu cầu khách hàng phải báo cáo và gửi bản sao chứng từ làm bằng chưúng cho tiến trình giải ngân. Bằng cách này, ngân hàng có thể kiểm tra mức độ rủi ro có thể phát sinh trong suốt quá trình tài trợ và tìm biện pháp giải quyết. [17]
Xem Thêm ==> 99+ chuyên đề tốt nghiệp ngành Ngân Hàng
1.2.4 Tín dụng ngân hàng đối với hạt động xuất khẩu.
1.2.4.1 Khái niệm, Vai trò của tín dụng ngân hàng.
- Khái niệm tín dụng ngân hàng.
- Tín dụng là một quan hệ xã hội giữa người cho vay và người đi vay, giữa họ có mối liên hệ với nhau thông qua sự vận động của giá trị vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc hiện vật.(Cơ sở lý luận về tài trợ của ngân hàng đối với hoạt động xuất khẩu)
Trên cơ sở đó ta có thể hiểu “Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa một bên là ngân hàng, một tổ chức chuyên doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên là các tổ chức, đơn vị kinh tế – xã hội, các cơ quan Nhà nước và các tầng lớp dân cư ”.
Tín dụng ngân hàng ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhờ có khả năng đáp ứng tốt mọi nhu cầu đa dạng về vốn của nền kinh tế mà nó đã không ngừng được mở rộng sang tất cả các ngành, lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực kinh tế đối ngoại mà cụ thể hơn là hoạt động xuất nhập khẩu, nó đã trở thành một nguồn tài trợ không thể thiếu đối với hoạt động xuất nhập khẩu của các quốc gia. [16]
- Tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các doanh nghiệp và cá nhân.
Trong nền kinh tế, ngân hàng đóng vai trò là một định chế tài chính trung gian, vì vậy trong quan hệ tín dụng với các nhà doanh nghiệp và cá nhân, ngân hàng vừa là người cho vay đồng thời vừa là người đi vay.
Với tư cách là người đi vay ngân hàng nhận tiền gửi của các doanh nghiệp và cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội. Trái lại, với tư cách là người cho vay thì ngân hàng cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân. [18]
- b) Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất khẩu.
Thứ nhất, giống như các nguồn tài trợ khác tín dụng ngân hàng là một nguồn vốn quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu để thu mua dự trữ, sản xuất, tiêu thụ hàng hoá, mua sắm máy móc thông thường…phục vụ cho quá trình sản xuất cũng như tái sản xuất của doanh nghiệp.
- Thứ hai, tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường .
- Thứ ba, tín dụng ngân hàng thúc đẩy hoạt dộng xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi nhanh chóng hơn.
- Thứ tư, do sự cần thiết phải có được những giao dịch dễ dàng ít tốn kém, người bán cũng như người mua đều cần phải có sự tài trợ của ngân hàng thông qua các hình thức tín dụng như cho vay mở thư tín dụng, chuyển trả tiền trực tiếp…
- Thứ năm, xuất phát từ tính rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cao và do việc thiếu hiểu biết lẫn nhau giữa người mua và người bán sự có mặt của ngân hàng sẽ là một đảm bảo cho cả hai bên, nhà xuất khẩu sẽ hạn chế được những rủi ro không thanh toán khi ngân hàng đứng ra đảm bảo cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu và ngược lại nhờ nguồn tín dụng của ngân hàng nhà nhập khẩu thực hiện được những nhập khẩu quan trọng trong khi khả năng tài chính của họ chưa đáp ứng được.
- Thứ sáu, ngân hàng là một đầu mối tiếp nhận các nguồn tài trợ của nước ngoài cho hoạt động xuất nhập khẩu. Bởi vì hiện nay phần lớn các nguồn tài trợ của các tổ chức tài chính – tiền tệ quốc tế cho một quốc gia nào đó được thực hiện qua các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc ngân hàng nước sở tại.
Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất nhập khẩu càng có ý nghĩa hơn khi ngân hàng thực hiện các chính sách của Nhà nước, trong đó có chính sách hướng về xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Ngân hàng sẽ cung cấp cho các nhà xuất nhập khẩu những khoản tín dụng lớn với lãi suất ưu đãi mà nhờ đó họ có thể giải quyết vấn đề thiếu vốn trong hoạt động kinh doanh của mình. [16] (Cơ sở lý luận về tài trợ của ngân hàng đối với hoạt động xuất khẩu)
1.2.4.2 Các hình thức tín dụng tài trợ xuất khẩu của NHTM CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU
Cho vay | Cho vay | Cho vay | Một số | ||||||||||
trong | trong | trên cơ sở | hình thức | ||||||||||
khuôn khổ | khuôn khổ | hối phiếu | khác | ||||||||||
thanh toán | phương | ||||||||||||
bằng L/C | thức nhờ | ||||||||||||
thu kèm | |||||||||||||
chứng từ | |||||||||||||
Thư tín dụng L/C là một văn bản pháp lí trong đó ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu họ xuất trình được bộ chứng phù hợp với những nội dung của L/C. Thư tín dụng có tính chất quan trọng là nó được hình thành trên cơ sở của hợp đồng mua bán nhưng sau khi được thiết lập, nó lại độc lập hoàn toàn với hoạt động mua bán.
Ngay việc mở L/C đã thể hiện việc cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu bởi vì mọi thư tín dụng đều do ngân hàng mở theo đề nghị của nhà nhập khẩu nhưng không phải lúc nào nhà nhập khẩu cũng có đủ số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng, trong khi đó L/C lại là một đảm bảo thanh toán của ngân hàng tức là ngân hàng mở L/C phải chịu mọi rủi ro khi nhà nhập khẩu không thanh toán hoặc không muốn thanh toán khi L/C đã đến hạn trả tiền.
Để tránh rủi ro, trước khi cho vay các ngân hàng sẽ kiểm tra mục đích, đối tượng nhập khẩu cũng như khả năng của nhà nhập khẩu để làm căn cứ cho khoản tín dụng cung cấp.
Qui trình nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ: (Cơ sở lý luận về tài trợ của ngân hàng đối với hoạt động xuất khẩu)
- Nhà nhập khẩu làm đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng của mình yêu cầu được mở một L/C cho người xuất khẩu hưởng
- Căn cứ vào đơn xin mở L/C, ngân hàng mở L/C sẽ lập một L/C và thông qua ngân hàng đại lí của mình ở nước người nhập khẩu thông báo việc mở L/C và chuyển L/C đến người xuất khẩu.
- Khi nhận được thông báo trên ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho nhà xuất khẩu toàn bộ nội dung về việc mở L/C và khi nhận được bản gốc L/C thì chuyển ngay cho người xuất khẩu.
- Người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng nếu không thì đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng.
- Sau khi giao hàng người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình thông qua ngân hàng thông báo cho ngân hàng mở L/C xin thanh toán.
- Ngân hàng thông báo gửi chứng từ cho ngân hàng phát hành yêu cầu thanh toán cho nhà xuất khẩu
- Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp với L/C thì tiến hành trả tiền cho nhà xuất khẩu, nếu không thấy phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại bộ chứng từ cho người xuất khẩu.
- Ngân hàng mở L/C đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho người nhập khẩu sau khi nhận tiền hoặc chấp nhận thanh toán.
Ngày nhận nợ được và tính lãi khoản cho vay mở L/C là ngày nhà nhập khẩu phải thanh toán cho nhà xuất khẩu (ngày đến hạn thanh toán L/C
Cho vay mở L/C có ưu điểm là cung cấp tín dụng kịp thời cho hoạt động nhập khẩu. Tuy nhiên cũng có rủi ro cho ngân hàng vì L/C chỉ được xử lí trên cơ sở chứng từ chứ không căn cứ trên hàng hoá, nếu hàng hoá kém giá trị hay hư hỏng thì ngân hàng dễ bị tổn thất. [16]
- b) Cho vay trong khuôn khổ phương thức nhờ thu kèm chứng từ.
Hầu hết các ngân hàng sẵn sàng cấp các khoản thấu chi cho các khách hàng xuất khẩu thực hiện các hợp đồng mà thời hạn thanh toán lên đến 6 tháng. Khi một ngân hàng xử lý các chứng từ gửi hàng bằng cách chuyển chúng cho một ngân hàng đại lý ở nước ngoài để nhờ thu, ngân hàng thường sẵn sàng cung cấp một khoản ứng trước theo một tỷ lệ phần trăm thoả thuận tính trên các khoản nhờ thu tồn đọng còn chưa nhận được tiền. Trong một số trường hợp, vật đảm bảo được chấp nhận cho khoản ứng trước sẽ là các chứng từ gửi hàng đem lại quyền kiểm soát hàng hoá cùng với các tờ hối phiếu đang trong quá trình nhờ thu. Phương thức này cũng có nhiều điểm tương tự như hình thức chiết khấu bộ chứng từ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. Tuy nhiên trong trường hợp bộ chứng từ thanh toán theo phương thức nhờ thu thì một số ngân hàng sẽ sử dụng cụm từ “Ứng trước tiền hàng xuất khẩu” và công việc thẩm định sẽ giao cho phòng tín dụng phụ trách. Và đối với loại hình tài trợ này, vì mức độ rủi ro rất cao nên lãi suất tài trợ cũng cao hơn so với các hình thức tài trợ khác, ngoài ra để được tài trợ thì khách hàng cũng cần có tài sản đảm bảo. [7] (Cơ sở lý luận về tài trợ của ngân hàng đối với hoạt động xuất khẩu)
- c) Cho vay trên cơ sở hối phiếu
Nhà xuất khẩu khi cần tiền có thể vay ngân hàng bằng cách đem chiết khấu các hối phiếu chưa đến hạn trả tiền (số tiền vay bằng cách chiết khấu hối phiếu thường nhỏ hơn số tiền ghi trên hối phiếu. Số chênh lệch là lợi tức chiết khấu). Hình thức tín dụng này rất phổ biến ở các nước bởi vì việc chiết khấu thường dễ dàng và ngay khi giao chứng từ về hàng hoá người xuất khẩu đã có thể sử dụng được lợi nhuận của hoạt động xuất khẩu để tái đầu tư.
Thời hạn vay bằng cách chiết khấu hối phiếu là thời hạn còn lại chưa đến hạn thanh toán của hối phiếu. Người hoàn trả tiền vay và lợi tức là người có nghĩa vụ trả tiền ghi trên hối phiếu. [16]
- Một số hình thức tín dụng tài trợ xuất khẩu khác.
- Chiếu khấu chứng từ thanh toán theo hình thức tín dụng chứng từ: Để đáp ứng nhu cầu vốn, nhà xuất khẩu sau khi giao hàng xong có thể thương lượng với ngân hàng để ngân hàng thực hiện chiết khấu bộ chứng từ hoặc ứng trước tiền trước khi bộ chứng từ được thanh toán. Như vậy đối với nhà xuất khẩu thì L/C không chỉ là công cụ bảo đảm thanh toán mà còn là công cụ bảo đảm tín dụng. [7]
- Thuận nhận ngân hàng: là hình thức tài trợ gắn liền với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Khi hối phiếu được doanh nghiệp ký phát cho ngân hàng bằng việc ký chấp nhận hối phiếu ngân hàng đã cam kết chi trả vô điều kiện một số tiền nhất định vào một ngày nhất định trong tương lai. Do đó hối phiếu này trở thành một công cụ có thể giao dịch trên thị trường. Đây chính là nghiệp vụ thuận nhận ngân hàng – một hình thức tài trợ của ngân hàng cho nhà xuất khẩu, để họ có thể sử dụng hối phiếu đã được chấp nhận bằng cách chiết khấu, hay bán trên thị trường. Điểm nổi bật của thuận nhận ngân hàng là có thể huy động được nguồn vốn tài trợ từ thị trường tiền tệ chứ không chỉ giới hạn trong nguồn vốn của NHTM. [8]
- e) Rủi ro trong tín dụng tài trợ XK của NHTM.
Trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực tài trợ ngoại thương, hoạt động tín dụng của ngân hàng thường gặp nhiều rủi ro. Đó là bởi hoạt động tài trợ ngoại thương của ngân hàng có mối liên hệ chặt chẽ với hoạt động kinh doanh quốc tế, mà hoạt động kinh doanh quốc tế có nhiều rủi ro do nhiều đối tác ở các quốc gia khác nhau cùng tham gia. Vì vậy, các rủi ro trong tài trợ ngoại thương của ngân hàng cũng bắt nguồn từ rủi ro mà các công ty xuất nhập khẩu sẽ phải gánh chịu trong quá trình kinh doanh. Những rủi ro này có thể là do chủ quan hoặc khách quan nhưng đều có tác động không tốt đến hoạt động của ngân hàng. Chính vì vậy, việc hiểu hết về các loại rủi ro và nguyên nhân phát sinh chúng là rất cần thiết, nó giúp ngân hàng có biện pháp phòng tránh và giảm thiểu hậu quả mà rủi ro mang lại. (Đề Tài: Hoạt Động Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Của Ngân Hàng)
- Rủi ro tín dụng
Đây là loại rủi ro phát sinh khi khách hàng được tài trợ không có khả năng thanh toán tiền đã vay hoặc thực hiện những nhiệm vụ đã cam kết của mình.
Để khắc phục và chống đỡ rủi ro này, ngân hàng phải thẩm định kỹ khách hàng và sẽ áp dụng nguyên tắc lãi suất cho vay hoặc mức phí tài trợ tương ứng với mức độ rủi ro của khách hàng.
- Rủi ro lãi suất
Rủi ro về lãi suất phát sinh do những biến động giữa lãi suất phải trả cho nguồn vốn đi vay và lãi suất thu được từ nguồn vốn ngân hàng tài trợ ngoại thương. Rủi ro lãi suất còn phát sinh do sự bất tương xứng về ngày tái lập lãi suất giữa các loại nguồn vốn của ngân hàng và các khoản mục kinh doanh của nó. Rủi ro này làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng.
Xem Thêm ==> Thế Chấp Tài Sản Để Đảm Bảo Thực Hiện Nghĩa Vụ Tại Ngân Hàng PVCOMBANK
- Rủi ro hối đoái
Rủi ro ngoại hối là những rủi ro bắt nguồn từ sự biến động bất lợi của tỷ giá và của các quy chế quản lý ngoại hối của Nhà nước. Các yếu tố này tác động mạnh tới các tài sản bằng ngoại tệ và các dịch vụ kinh doanh đối ngoại của ngân hàng.
- Rủi ro thanh khoản
Rủi ro này phát sinh từ sự bất tương xứng về kỳ hạn giữa nguồn vốn và việc sử dụng vốn của ngân hàng, trong đó có các khoản tài trợ ngoại thương, khiến cho ngân hàng thiếu khả năng thanh khoản để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Rủi ro này làm ngân hàng mất uy tín và có thể dẫn đến phá sản ngân hàng.
- Rủi ro tác nghiệp
Đây là loại rủi ro phát sinh từ các dịch vụ thu phí của ngân hàng, theo đó một sai sót hay một sự bất cẩn khiến cho ngân hàng phải gánh chịu những tổn thất tài chính to lớn. Những yếu tố gây rủi ro loại này có thể là sự gian lận của khách hàng, sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng, rủi ro pháp lý, rủi ro môi trường,… [13]
1.2.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu của NHTM Việt Nam.
- a) Chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước
Các hoạt động kinh tế nói chung và XNK nói riêng chịu tác động rất lớn bởi chính sách chủ trương đường lối phát triển kinh tế của Nhà nước.
- Về mặt tích cực: chính sách vĩ mô của Nhà nước có thể tạo điều kiện cho vay XNK của ngân hàng được mở rộng và phát triển. Nếu Nhà nước dùng chính sách tiền tệ mở rộng thì NHTM được cấp thêm vốn dự trữ, khả năng cho vay của Ngân hàng sẽ gia tăng. Các ngân hàng có thể có chính sách cho vay tự do hơn. Chính sách lãi suất linh hoạt, lãi suất thực dương luôn là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động tín dụng của ngân hàng.
- Về mặt tiêu cực: Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước có thể gây ra nhiều rủi ro trong hoạt động tín dụng XNK của ngân hàng. Nếu Nhà nước không có chiến lược hướng về XK thì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp XNK rất hạn chế. Từ đó dẫn đến hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ ít đi, lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm xuống. Khi Nhà nước áp đặt một hàng rào thuế quan, phi thuế quan thì nó sẽ dẫn đến tăng giá của một số loại hàng nhập khẩu, lượng hàng nhập khẩu giảm dẫn đến nhu cầu vay vốn giảm. (Đề Tài: Hoạt Động Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Của Ngân Hàng)
Ngoài ra, việc thay đổi nhỏ trong chính sách lãi suất, tỷ giá hối đoái cũng tác động không ít đến hoạt động tín dụng tài trợ XK của ngân hàng. Môi trường pháp lý không ổn định, cơ chế chính sách hay thay đổi làm ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, làm đảo lộn chính sách tín dụng của từng ngân hàng. Đây chính là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho các NHTM. [1]
- b) Môi trường kinh tế chính trị, xã hội trong và ngoài nước
Đất nước, khu vực mà có nền kinh tế bị rơi vào khủng hoảng hoặc luôn luôn bị chao đảo, biến động mạnh về kinh tế, chính trị để dẫn đến hoạt động tín dụng của ngân hàng bị thu hẹp. Ngược lại, nếu kinh tế ổn định sẽ dẫn đến chính sách cho vay tự do hơn. Thực tiễn cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 ở khu vực Đông Nam Á đã chứng minh điều đó. Tất cả hoạt động của các ngành các lĩnh vực của các quốc gia trong khu vực, đặc biệt hoạt động của hệ thống ngân hàng đã bị ảnh hưởng sâu sắc. Hàng loạt ngân hàng của Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia bị tàn phá do không thu lại các khoản nợ, không cho vay được để bù đắp chi phí khi nhu cầu tín dụng của khu vực giảm.
Tình hình chính trị xã hội chiến trang cũng như thiên tai, dịch họa cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro bất khả kháng đối với các khoản cho vay của ngân hàng. [1]
- c) Khả năng ý thức thanh toán của doanh nghiệp XK
Nhu cầu tín dụng của ngân hàng là yếu tố quyết định đến hoạt động tín dụng ngân hàng được mở rộng hay thu hẹp. Song nếu có nhu cầu vay vốn để nhập máy móc thiết bị từ nước ngoài để sản xuất hàng XK nhưng khả năng hoàn trả của doanh nghiệp không cao thì ngân hàng sẽ không cho vay. Mặt khác, khi ngân hàng cấp vốn cho vay các doanh nghiệp XK, nhưng vì một nguyên nhân nào đó các ngân hàng gặp rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh (bị huỷ bỏ hợp đồng), hàng bị mất cắt giảm giá trị…) làm cho họ không thu hồi đủ vốn để trả lại các khoản vay cho ngân hàng. Đối với ngân hàng khi mà có quá nhiều khách hàng đến hạn trả mà không có khả năng thanh toán hoặc cố ý, thiếu ý thức tôn trọng các điều khoản thoả thuận trong hợp đồng tín dụng thì ngân hàng sẽ mất khả năng thanh toán của mình thậm chí ngân hàng còn rơi vào tình trạng phá sản.
Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và của doanh nghiệp XK nói riêng vối thái độ ý thức thanh toán của doanh nghiệp sẽ thúc đẩy hay kìm hãm hoạt động tín dụng của ngân hàng. [1]
- d) Năng lực cho vay của ngân hàn
Khả năng huy động vốn của năng lực cho vay phụ thuộc vào vốn tự có của ngân hàng. Do đó nếu doanh nghiệp kinh doanh XK có nhu vầu vốn lớn, trong khi nguồn vốn của ngân hàng nhỏ thì sẽ không thoả mãn yêu cầu của doanh nghiệp. Tín dụng XK của NHTM gắn liền với nguồn vốn ngoại tệ. Do đó làm thế nào để huy động đủ ngoại tệ đáp ứng nhu cầu vay của doanh nghiệp nhập khẩu đang là vấn đề lớn đối với nhiều NHTM. [1] (Đề Tài: Hoạt Động Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Của Ngân Hàng)
- e) Các nhân tố khác
Trình độ quản lý kinh doanh, quản lý vốn cũng như trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên tín dụng không phải là không có ý nghĩa đối với hoạt động cho vay XNK của ngân hàng. Với một đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, có trình độ trong thẩm định dự án, xem xét đơn vay vốn của khách hàng thì chất lượng tín dụng sẽ cao và ngược lại. [1]
1.3 Lý luận về TTQT đối với hoạt động xuất khẩu
1.3.1 Những vấn đề chung về TTQT
1.3.1.1 Khái niệm về TTQT
Dưới tác động kinh tế thị trường, các quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội…giữa các nước này ngày càng phát triển. Kết quả thực hiện các mối quan hệ này hình thành các khoản thu – chi tiền tệ quốc tế giữa các nước với nhau, tạo nên địa vị tài chính mỗi nước bội thu hay bội chi. Tùy khoảng cách địa lý nên việc thanh toán không thể tiến hành trực tiếp với nhau, mà nhất thiết phải thông qua các tổ chức trung gian đó là các ngân hàng thương mại cùng với mạng lưới hoạt động của nó có mặt khắp nơi trên thế giới.
TTQT ra đời từ lâu nhưng thật sự phát triển mạnh mẽ kể từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời cho đến này. Khối lượng mua bán, đầu tư quốc tế ngày càng tăng thì khối lượng giao dịch thanh toán qua ngân hàng ngày càng tăng đáng kể. Nếu tổng khối lượng vốn thanh toán bình quân một ngày qua hệ thống ngân hàng toàn cầu trong những năm 1973-1983 chỉ ở mức 10 – 20 tỷ USD ngày, thì năm 1992 khoảng 880 – 900 tỷ USD, đến năm 1995 con số này là 1400 tỷ USD và hiện nay lên đến mức trên 2000 tỷ USD. Cho nên hoạt động TTQT gắn chặt với kinh doanh mua bán ngoại tệ trên thị trường hối đoái. Vì vậy TTQT đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong hoạt động kinh tế. Việc thanh toán qua Ngân hàng gắn liền với việc gia tăng sử dụng đồng tiền các nước để chi trả lẫn nhau.
Từ đây có thể đưa ra khái niệm thanh toán quốc tế như sau:
TTQT là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau. (Đề Tài: Hoạt Động Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Của Ngân Hàng)
TTQT là nghiệp vụ ngân hàng quốc tế được hình thành và phát triển trên nền tảng hoạt động ngoại thương và quan hệ trao đổi quốc tế. Nghiệp vụ này đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao, ứng dụng công nghệ tiên tiến, tạo sự kết nối hài hoà giửa ngân hàng trong nước với hệ thống Ngân hàng trên thế giới. [5]
1.3.1.2 Ý nghĩa của TTQT
Trong TTQT, ngân hàng đóng vai trò trung gian thanh toán giúp cho quá trình thanh toán được tiến hành an toàn nhanh chóng tiện lợi và giảm bớt chi phí thay vì thanh toán bằng tiền mặt. Với sự ủy thác của khách hàng, ngân hàng không chỉ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao dịch thanh toán, mà còn tư vấn cho khách hàng nhằm tạo sự an tâm tin tưởng và hạn chế rủi ro trong quan hệ giao dịch mua bán và thanh toán với nước ngoài.
Thanh toán không chỉ làm tăng thu nhập của ngân hàng bằng những khoản phí, hoa hồng mà còn tạo điều kiện cho ngân hàng tăng thêm nguồn vốn của mình do khách hàng mở tài khoản, hoặc ký quỹ tại ngân hàng. Đồng thời ngân hàng có thể thực hiện các nghiệp vụ khác như: chấp nhận hối phiếu, chiết khấu hối phiếu, cung cấp tín dụng tài trợ, bảo lãnh thanh toán cho khách hàng…
Như vậy thực hiện tốt thanh toán quốc tế sẽ tạo điều kiện phát triển các nghiệp vụ và mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng trên thương trường quốc tế.
- TTQT là khâu cuối cùng kết thúc quá trình lưu thông hàng hoá, nếu như quá trình thanh toán được tiến hàng một cách liên tục nhanh chóng thuận lợi, giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu được thực hiện, có tác dụng đẩy nhanh tốc độ thanh toán và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó thông qua quá trình giao dịch với ngân hàng từng khâu trong quá trình thanh toán, nếu doanh nghiệp thiếu vốn thì ngân hàng sẽ có mặt kịp thời tài trợ vốn, hỗ trợ về kỹ thuật thanh toán thông qua việc hướng dẫn, tư vấn tận tình giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và hạn chế thấp nhất những rủi ro trong TTQT có thể xảy ra.
- Thực hiện tốt TTQT có tác dụng khuyến khích các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, gia tăng khối lượng hàng hoá mua bán, mở rộng quan hệ giao dịch giữa các nước với nhau.
- Thực hiện tốt TTQT có tác dụng tập trung và quản lý nguồn ngoại tệ trong nước và sử dụng ngoại tệ một cách có mục đích, có hiệu quả theo yêu cầu của nền kinh tế, đồng thời tạo điều kiện thực hiện tốt chế độ quản lý ngoại hối.
- Thực hiện TTQT tốt tạo điều kiện thực hiện và quản lý có hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu trong nước theo đúng chính sách ngoại thương đã đề ra.[5] (Đề Tài: Hoạt Động Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Của Ngân Hàng)
1.3.2 Giới thiệu các dịch vụ của hoạt động TTQT 1.3.2.1 Dịch vụ nhờ thu chứng từ hàng xuất khẩu.
* Khái quát dịch vụ:
- Nhờ thu chứng từ hàng xuất khẩu là dịch vụ theo đó người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ tại NHTM và đề nghị Ngân hàng gửi chứng từ nhờ thu.
- NHTM chuyển bộ chứng từ đến Ngân hàng của người nhập khẩu và thu tiền cho khách hàng.
- Khách hàng có thể lựa chọn các hình thức thanh toán và giao chứng từ nhờ thu sau:
- Nhờ thu trả ngay ( Documents against payment, D/P): được sử dụng trong trường hợp mua bán trả tiền ngay khi người mua trả tiền thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ thanh toán để nhận hàng. [5]
- Nhờ thu trả chậm (Documents against acceptance, D/A): được sử dụng trong trường hợp mua bán có kỳ hạn hay mua bán chịu, chỉ khi nào người mua chấp nhận trả tiền trên hối phiếu (hối phiếu có kỳ hạn) thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ để nhận hàng. Đến hạn thanh toán hối phiếu, người mua có nhiệm vụ thanh toán đúng hạn cho người cầm hối phiếu. [5]
- Nhờ thu kèm điều kiện đặc biệt khác (Documents on other items and condition, D/OT).
1.3.2.2 Thông báo thư tín dụng chứng từ.
- Khái quát dịch vụ:
- Dịch vụ thông báo L/C hoặc sửa đổi L/C là dịch vụ theo đó NHTM nhận được L/C hoặc sửa đổi L/C từ Ngân hàng nước ngoài, kiểm tra tính chân thực của L/C hoặc sửa đồi L/C và thông báo cho khách hàng. [9]
Quy trình thông báo L/C: quy trình này được thực hiện tại Ngân hàng thông báo L/C với các bước sau:
- Tiếp nhận và kiểm tra tính chân thật của L/C
- Kiểm tra nội dung của L/C.
- Thông báo L/C và kèm theo xác nhận L/C.
- Thu phí L/C.
1.3.2.3 Thông báo kèm xác nhận L/C * Khái quát dịch vụ: (Đề Tài: Hoạt Động Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Của Ngân Hàng)
- Thông báo kèm xác nhận L/C là dịch vụ Ngân hàng thông báo kèm theo xác nhận L/C hoặc sửa đổi L/C cho khách hàng xuất khẩu theo yêu cầu của Ngân hàng nước ngoài.[7]
Ngân hàng thông báo tiếp nhận L/C (các tu chỉnh L/C nếu có) từ một trong những ngân hàng sau:
- Ngân hàng phát hàng L/C (Issuing Bank) ở nước ngoài.
- Ngân hàng thông báo ở nước ngoài.
- Ngân hàng thông báo trong nước.
Sau khi nhận L/C dưới hình thức thư, telex, swift ngân hàng phải ghi ngày giờ nhận và đóng dấu RECEIVED.
Ngân hàng tiến hàng kiểm tra tính chân thật bề ngoài L/C như sau:
- Nếu L/C được mở bằng thư:
Trên L/C phải có chữ ký ủy quyền của ngân hàng phát hành L/C. Ngân hàng thông báo kiểm tra tính xác thực chữ ký trên L/C bằng cách so sánh đối chiếu với mẫu chữ ký mà ngân hàng phát hành L/C nước ngoài cung cấp trước đó phải khớp đúng. Nếu chữ ký được kiểm tra không khớp với mẫu chữ ký cung cấp, ngân hàng tiến hành kiểm tra soát để thông báo cho ngân hàng phát hành L/C biết rằng chữ ký này không đúng như mẫu mà họ đã cung cấp và lập điện yêu cầu ngân hàng mở L/C xác thực lại.

- Nếu L/C mở bằng telex:
Khi nhận được L/C mở bằng Telex, ngân hàng kiểm tra Testkey đúng thì thực hiện các bước tiếp theo. Nếu testkey sai: Ngân hàng điện tra soát để thông báo cho ngân hàng phát hành L/C biết và yêu cầu ngân hàng này cung cấp Test đúng.
- Nếu mở bằng SWIFT:
Khi nhận được L/C mở bằng SWIFT coi như đã xác thực tại ngân hàng, vì hệ thống swift tự động giải mã khi nhận thông tin từ ngân hàng mở L/C ở nước ngoài. [5] (Đề Tài: Hoạt Động Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Của Ngân Hàng)
1.3.2.4 Chuyển nhượng thư tín dụng chứng từ.
* Khái quát dịch vụ:
- Dịch vụ chuyển nhượng Thư tín dụng chứng từ là dịch vụ theo đó Ngân hàng thực hiện theo yêu cầu của khách hàng chuyển nhượng L/C nhận được từ ngân hàng nước ngoài. [9]
Mỗi L/C chỉ được quyền chuyển nhượng một lần và chi phí phát sinh trong việc chuyển nhượng sẽ do người thụ hưởng đầu tiên chi trả. Trên L/C phải ghi rõ “chuyển nhượng” (transferable). Theo điều 38 UCP 600. (xem chi tiết phụ lục 4)
1.3.2.5 Nhận bộ chứng từ để thanh toán L/C.
- Khái quát dịch vụ: Ngân hàng thông báo nhận bộ chứng từ do khách hàng xuất trình theo thư tín dụng đã được ngân hàng khác phát hành để thu hộ tiền cho khách hàng.
1.3.2.6 Chiết khấu bộ chứng từ để thanh toán L/C
- Khái quát dịch vụ:
- Dịch vụ chiết khấu bộ chứng từ theo phương thức L/C là dịch vụ theo đó Ngân hàng thông báo ứng trước vốn cho khách hàng tại thời điểm khách hàng xuất trình bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C.
- Có 2 hình thức chiết khấu bộ chứng từ:
- Chiết khấu miễn truy đòi: Ngân hàng thông báo mua đứt bộ chứng từ.
- Chiết khấu có truy đòi: Ngân hàng thông báo thực hiện chiết khấu bộ chứng từ và được quyền truy đòi khách hàng nếu ngân hàng phát hành từ chối thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán. [9] (Đề Tài: Hoạt Động Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Của Ngân Hàng)
Trên đây là mẫu Cơ sở lý luận về tài trợ của ngân hàng đối với hoạt động xuất khẩu được chia sẻ miễn phí, các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây. Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên, nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149