Cơ sở lý luận về hợp động mua bán hàng hóa

Rate this post

 Download miễn phí mẫu cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận về hợp động mua bán hàng hóa dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, mẫu cơ sở lý luận về Cơ sở lý luận về hợp động mua bán hàng hóa được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình 

Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149


1.1. Khái niệm Hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng nói chung là một hành vi pháp lý, là sự thể hiện ý chí của các bên để làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ. Hợp đồng là loại hành vi pháp lý cơ bản và thông dụng nhất. Ý chí của cá nhân đóng vai trò quan trọng trong hợp đồng, khi sự thống nhất của các ý chí là thực chất và không trái pháp luật thì nó sẽ làm phát sinh các nghĩa vụ ràng buộc các bên. (Cơ sở lý luận về hợp động mua bán hàng hóa)

Theo quy định tại khoản 3 điều 2 LTM 2005: “ Hàng hóa bao gồm: tất cả các bất động sản, kể cả bất động sản hình thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai”. Cũng tại điều 3 luật này, tại khoản 8 có quy định: “Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, là sự thỏa thuận theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”. Việc mua bán hàng hóa được thực hiện dựa trên cơ sở hợp đồng. Hiện nay hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng thông dụng của hợp đồng dân sự, chiếm một số lượng lớn. Tại điều 388 BLDS 2005 có nêu khái niệm chung của hợp đồng dân sự: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.  Đối với hoạt động mua bán hàng hóa hay hợp đồng mua bán hàng hóa cũng là sự xác lập.

Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất chung của hợp đồng, nó là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán. LTM 2005 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại, nhưng có thể dựa vào khái niệm hợp đồng mua bán tài sản trong luật dân sự để xác định bản chất của hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo Điều 428 BLDS 2005: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán”. Hàng hóa được hiểu là động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, và các vật

gắn liền với đất. Như vậy, hàng hóa thuộc tài sản và có phạm vi hẹp hơn tài sản. Từ đó cho thấy, hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản.

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, ta xem xét hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các tổ chức cá nhân có đăng ký kinh doanh mà quan hệ với nhau vì mục đích lợi nhuận. Theo khoản 8 điều 3 LTM 2005 có quy định: “ Hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”. Như vậy về khái niệm chung không khác gì so với hợp đồng dân sự hay hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường. Trong LTM 2005 không có nêu khái niệm về hợp đồng thương mại mà chỉ có hoạt động thương mại, trong đó mua bán hàng hóa là một hoạt động thương mại. Các hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi nhuận, và đây là điểm khác biệt giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại. Các hợp đồng được giao kết không nhằm mục đích lợi nhuận là hợp đồng mua bán hàng hóa có tính chất dân sự. (Cơ sở lý luận về hợp động mua bán hàng hóa)

Như vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng được giao kết bởi các thương nhân, là sự thỏa thuận giữa các bên để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên, và giao kết nhằm mục đích sinh lợi.

Xem Thêm ==> Viết chuyên đề thực tập giá rẻ 

1.2. Đặc điểm của Hợp đồng mua bán hàng hóa

Có thể xem xét các đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa trong mối liên hệ với hợp đồng  mua bán tài sản theo nguyên lý của mối quan hệ giữa luật riêng và luật chung.

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa cũng có những đặc điểm chung của hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự như:

+ Là hợp đồng ưng thuận: tức là nó được coi là giao kết tại thời điểm các bên thỏa thuận xong các điều khoản cơ bản, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng không phụ thuộc vào thời điểm bàn giao hàng hóa, việc bàn giao hàng hóa chỉ được coi là hành động của bên bán nhằm thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng mua bán đã có hiệu lực.

+ Có tính đền bù: Bên bán khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua thì sẽ nhận từ bên mua một lợi ích tương đương với giá trị hàng hóa theo thỏa thuận dưới dạng khoản tiền thanh toán.

+ Là hợp đồng song vụ: Mỗi bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa đều bị ràng buộc bởi nghĩa vụ đối với bên kia, đồng thời lại cũng là bên có quyền đòi hỏi bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa tồn tại hai nghĩa vụ chính mang tính chất qua lại và liên quan mật thiết với nhau: nghĩa vụ của bên bán phải bàn giao hàng hóa cho bên mua và nghĩa vụ của bên mua phải thanh toán cho bên bán. (Cơ sở lý luận về hợp động mua bán hàng hóa)

  • Với tư cách là hình thức pháp lý của quan hệ mua bán hàng hóa, hợp đồng mua bán hàng hóa có những đặc điểm nhất định, xuất phát từ bản chất thương mại của hành vi mua bán hàng hóa:

+ Về chủ thể: Hợp đồng được ký kết giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Về cơ bản, hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân.

+ Về hình thức: Theo quy định tại Điều 401 BLDS 2005: Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể giao kết bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Tại điều 24 LTM 2005 cũng có quy định về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa: Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. Chủ yếu các hợp đồng trong hoạt động thương mại, hợp đồng mua bán hàng hóa được thành lập bằng văn bản, bởi việc giao kết hợp đồng bằng văn bản mang tính đảm bảo cao hơn so với các hình thức khác. Và do hợp đồng mua bán hàng hóa diễn ra là nhằm mục đích sinh lợi nên việc ký kết hợp đồng phải được giao kết bằng văn bản.

+ Về đối tượng: Hợp đồng mua bán hàng hóa có đối tượng là hàng hóa được phép giao dịch, không nằm trong đối tượng hàng hóa bị cấm. Cùng với sự phát triển của xã hội, hàng hóa trở nên phong phú bao gồm nhiều loại, có thể là vật hữu hình hay vô hình, động sản hay bất động sản… đều là những đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa. Mỗi đối tượng đều có hình thức trao đổi khác nhau, nhưng vẫn phải tuân theo những nguyên tắc chung trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

+ Về nội dung: Hợp đồng mua bán hàng hóa thể hiện quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ mua bán, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền; còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán. Hành vi của các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa có tính chất hành vi thương mại. Mục đích thông thường của các bên là lợi nhuận.

1.3. Một số nội dung cơ bản của pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa (Cơ sở lý luận về hợp động mua bán hàng hóa)

      1.3.1.Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

      a.Nguyên tắc giao kết hợp đồng:

Việc quy định nguyên tắc giao kết hợp đồng nhằm bảo đảm sự an toàn pháp lý cho các bên tham gia giao kết, hướng dẫn xử sự của các chủ thể trong quá trình giao kết và thiết lập quan hệ hợp đồng hợp pháp.

  • Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội:
  • Theo nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, các bên chủ thể giao kết hợp đồng được quyết định mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng, không có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào kể cả Nhà nước được can thiệp, làm thay đổi ý chí của các bên chủ thể. Tuy nhiên sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng không được trái với điều cấm của pháp luật và những chuẩn mực đã được xã hội thừa nhận rộng rãi.

Nguyên tắc này được thể hiện tại Điều 4 BLDS 2005 (nguyên tắc tự do, tự nguyện, cam kết, thỏa thuận);  khoản 1 Điều 389 BLDS 2005 (Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội); Khoản 1 điều 11 LTM 2005(Các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với các qui định của pháp luật mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập quyền, nghĩa vụ các bên trong hoạt động thương mại và bảo hộ các quyền đó).

  • Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng:

Việc tham gia hợp đồng hay không là do các bên có toàn quyền định đoạt. Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được áp đặt ý chí của mình cho đơn vị kinh tế khi ký kết hợp đồng. Mọi sự ép buộc ký kết hợp đồng giữa bên này với bên kia đều làm cho hợp đồng vô hiệu. (Cơ sở lý luận về hợp động mua bán hàng hóa)

  • Áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên mà các bên đã được biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
  • Áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại:

Tại Điều 13 luật thương mại có quy định: “Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thỏa thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong LTM 2005 và trong BLDS 2005.

b.Trình tự giao kết:

  • Đề nghị giao kết hợp đồng: Đề nghị giao kết hợp đồng là việc một bên biểu hiện ý chí, muốn bày tỏ cho bên kia ý muốn tham gia giao kết với họ một hợp đồng dân sự. Một lời đề nghị được coi là đề nghị giao kết hợp đồng thì phải chứa đựng một số yếu tố cơ bản sau:

+ Thể hiện rõ được nguyện vọng muốn đi đến giao kết hợp đồng của bên đề nghị.

+ Phải có chứa toàn bộ mọi điều kiện cơ bản của hợp đồng.

+ Phải xác định rõ bên được đề nghị.

+ Yêu cầu về thời hạn trả lời là không bắt buộc: Theo Điều 390, Điều 397 BLDS 2005 còn dự liệu cả trường hợp đề nghị có thời hạn trả lời và đề nghị không có thời hạn trả lời.

Việc đề nghị giao kết hợp đồng có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau: người đề nghị có thể trực tiếp (đối mặt) với người được đề nghị để trao đổi, thỏa thuận hoặc có thể thông qua điện thoại…Ngoài ra, lời đề nghị còn được chuyển giao bằng công văn, giấy tờ…

Hiệu lực của đề nghị được bắt đầu và chấm dứt theo quy định tại Điều 393, Điều 394 BLDS 2005. Trình tự thay đổi, rút lại, sửa đổi hay hủy bỏ lời đề nghị được thực hiện theo quy định của Điều 392, Điều 395, Điều 393 BLDS 2005 .

  • Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị chuyển cho bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ các nội dung đã nêu trong đề nghị giao kết hợp đồng.

c.Thời điểm giao kết hợp đồng: (Cơ sở lý luận về hợp động mua bán hàng hóa)

Xem Thêm ==> Kho chuyên đề tốt nghiệp Tài chính doanh nghiệp 

Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là thời điểm các bên đạt được sự thỏa thuận. Theo quy định tại Điều 404 BLDS 2005, có thể xác định thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa như sau:

Hợp đồng được giao kết trực tiếp bằng văn bản: Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.

Hợp đồng được giao kết gián tiếp bằng văn bản: Hợp đồng được giao kết khi bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.

Hợp đồng được giao kết bằng lời nói: Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.

Theo quy định hiện hành, hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác( Điều 405 BLDS 2005).

Trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, sự im lặng của bên được đề nghị cho đến khi hết thời hạn trả lời cũng có thể là căn cứ xác định hợp đồng đã được giao kết nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.

d.Hợp đồng vô hiệu và việc xử lý hợp đồng vô hiệu:

Theo quy định của Điều 410 BLDS 2005 thì vấn đề hợp đồng vô hiệu sẽ được áp dụng theo các quy định từ Điều 127 đến Điều 138 BLDS 2005, bởi hợp đồng là một loại giao dịch dân sự.

Giao dịch dân sự bị vô hiệu khi không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của BLDS 2005 bao gồm: Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. Ngoài ra, nếu pháp luật yêu cầu giao dịch phải được thể hiện bằng một hình thức cụ thể nào đó thì hình thức của giao dịch cũng là điều kiện có hiệu lực của giao dịch. (Cơ sở lý luận về hợp động mua bán hàng hóa)

Theo đó, hợp đồng vô hiệu trong các trường hợp sau:

  • Hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ: Là hợp đồng kinh tế được ký kết khi có các dấu hiệu sau:

+ Nội dung của hợp đồng kinh tế đó vi phạm các điều cấm của pháp luật.  Điều này có nghĩa rằng nếu giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì bị vô hiệu. Vi phạm điều cấm của pháp luật tức là vi phạm những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

+  Một trong các bên ký hợp đồng không có giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc đã thoả thuận trong hợp đồng.

+  Người ký hợp đồng không đúng thẩm quyền hoặc có hành vi lừa đảo. Người ký hợp đồng không đúng thẩm quyền tức là người đó không phải là đại diện theo pháp luật, đại diện theo uỷ quyền hoặc là đại diện theo uỷ quyền nhưng ký kết vượt quá phạm vi uỷ quyền mà nội dung ký hợp đồng nằm toàn bộ trong phạm vi vượt quá uỷ quyền đó. Người ký kết có hành vi lừa đảo là người có hành vi như giả danh, giả mạo giấy tờ, chữ ký, con dấu.

Xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ: Về nguyên tắc các hợp đồng này dù các bên chưa thực hiện, đã thực hiện hay đã thực hiện xong đều phải xử lý theo pháp luật. Cụ thể:

+  Nếu nội dung công việc trong hợp đồng chưa thực hiện thì các bên không được phép thực hiện.

+  Nếu nội dung công việc trong hợp đồng đã được thực hiện một phần thì các bên phải chấm dứt việc thực hiện và bị xử lý về tài sản

+  Nếu nội dung công việc trong hợp đồng đã được thực hiện xong thì các bên bị xử lý về tài sản. (Cơ sở lý luận về hợp động mua bán hàng hóa)

Việc tiến hành xử lý tài sản phải theo các nguyên tắc sau:

Các bên có nghĩa vụ hoàn trả cho nhau tất cả tài sản đã nhận được từ việc thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp không thể hoàn trả bằng hiện vật thì phải bằng tiền, nếu tài sản đó không bị tịch thu theo quy định của pháp luật; thu nhập bất hợp pháp phải nộp vào ngân sách nhà nước; thiệt hại phát sinh do các bên gánh chịu.

–  Hợp đồng kinh tế vô hiệu từng phần: Hợp đồng kinh tế vô hiệu từng phần là hợp đồng kinh tế có một phần nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến nội dung các phần còn lại của hợp đồng hoặc có phần nội dung do người được uỷ quyền ký hợp đồng vượt quá phạm vi uỷ quyền có nghĩa là chỉ có phần thoả thuận trái pháp luật và phần nội dung ký vượt phạm vi uỷ quyền bị vô hiệu các phần còn lại vẫn có hiệu lực pháp luật và vẫn được thực hiện bình thường.

– Xử lý hợp đồng vô hiệu từng phần:

+ Các bên phải sửa đổi điều khoản trái pháp luật, khôi phục các quyền và lợi ích chính đáng của mỗi bên đồng thời bị xử lý theo quy định của pháp luật đối với phần vô hiệu đó.

+ Nguyên tắc xử lý hợp đồng vô hiệu từng phần giống như nguyên tắc xử lý hợp đồng vô hiệu toàn bộ.

1.3.2. Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa

  1. a. Một số nguyên tắc thực hiện hợp đồng:
  • Nguyên tắc thực hiện đúng: Chấp hành thực hiện đúng hợp đồng là không được tự ý thay đối tượng này bằng một đối tượng khác hoặc không được thay thế việc thực hiện nó bằng cách trả một số tiền nhất định hoặc không thực hiện nó. Nguyên tắc này đòi hỏi thỏa thuận cái gì thì thực hiện đúng cái đó.
  • Nguyên tắc thực hiện đầy đủ: Nguyên tắc này có nghĩa là thực hiện đầy đủ tất cả các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng, tức là tất cả các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hợp đồng đều phải được thực hiện đầy đủ. Cụ thể là thực hiện đúng đối tượng, đúng chất lượng, đúng thời gian, đúng số lượng, đúng phương thức thanh toán và các thoả thuận khác trong hợp đồng.
  • Nguyên tắc giúp đỡ nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng: Nguyên tắc này đòi hỏi các bên phải hợp tác chặt chẽ với nhau, thường xuyên theo dõi và giúp đỡ nhau để thực hiện đúng và nghiêm chỉnh mọi điều khoản của hợp đồng, giúp nhau khắc phục những khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế.

b.Thực hiện các nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa: (Cơ sở lý luận về hợp động mua bán hàng hóa)

  • Về giao hàng:

Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng. Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan theo quy định của luật( Điều 34 LTM 2005). Nếu hợp đồng mua bán hàng hóa mà phải qua người vận chuyển thì bên bán phải ký hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm rủi ro trên đường vận chuyển. Nếu hợp đồng quy định bên bán không ký hợp đồng bảo hiểm mà bên mua ký thì bên bán phải cung cấp cho bên bán những thông tin về hàng hóa để họ tiến hành ký hợp đồng bảo hiểm( khoản 3 Điều 36 LTM 2005).

Mọi vấn đề liên quan đến giao hàng các bên có thể thỏa thuận ghi vào hợp đồng. Nếu những vấn đề này không được ghi vào hợp đồng thì sẽ theo quy định chung của pháp luật.

Khi thực hiện hợp đồng thì bên bán phải có nghĩa vụ đảm bảo tính hợp pháp của hàng hóa, bảo đảm quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa, bảo đảm tính hợp pháp về sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa đó( Điều 46 LTM 2005), chịu trách nhiệm bảo hành hàng hóa( Điều 49 LTM 2005).

  • Về địa điểm giao hàng tại LTM 2005 có quy định tại Điều 35:

Các bên có thể thỏa thuận về địa điểm, thời hạn và phương thức giao hàng tùy theo tính chất của hàng hóa trong hợp đồng khi đã thỏa thuận về địa điểm giao hàng thì các bên phải tôn trọng thỏa thuận và phải thực hiện đúng thỏa thuận đó. Bên bán phải có nghĩa vụ giao hàng, bên mua phải có nghĩa vụ nhận hàng đúng địa điểm đã thỏa thuận.

Trong trường hợp không thỏa thuận địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định theo khoản 2 điều 35 LTM.

Xem Thêm ==> Hoạt động bán hàng và phát triển bất động sản Phú Hưng 

  • Về thời gian giao hàng tại Điều 37 LTM 2005 có quy định:

Các bên thường thỏa thuận về thời điểm giao hàng trong hợp đồng. Nếu các bên không thỏa thuận vấn đề này trong hợp đồng thì áp dụng quy định của pháp luật hoặc theo tập quán. Nếu các bên không thỏa thuận về thời điểm giao hàng cụ thể mà chỉ nêu thời hạn giao hàng thì bên bán có thể giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải báo trước cho bên mua. Nếu trong hợp đồng không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì theo quy định tại Điều 37 LTM 2005, bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng. (Cơ sở lý luận về hợp động mua bán hàng hóa)

  • Về trách nhiệm do giao hàng không phù hợp với hợp đồng tại Điều 39 LTM 2005 có quy định:

Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Bên bán phải chịu trách nhiệm trừ trường hợp những khiếm khuyết của hàng hóa bên mua phải biết hoặc đã biết khi ký hợp đồng.

  • Về Thanh toán tại Điều 50 đến Điều 55 LTM 2005 có quy định:

Thanh toán tiền hàng được coi là nghĩa vụ quan trọng mà người mua phải thực hiện. Bên mua phải có nghĩa vụ thanh toán và nhận hàng theo đúng thỏa thuận và các bên có thể thỏa thuận về phương thức, địa điểm, thời hạn thanh toán, và trình tự thủ tục thanh toán, đồng tiền thanh toán…Khi đó bên mua phải tuân thủ đúng các phương thức thanh toán và thực hiện thanh toán theo trình tự , thủ tục theo thỏa thuận. Nếu các bên không có sự thỏa thuận này thì sẽ tuân theo quy định của pháp luật, điều này được quy định tại LTM 2005:  Xác định địa điểm thanh toán theo quy định tại Điều 54, thời hạn thanh toán theo quy định tại Điều 55 và khoản 3 Điều 50.

Trong trường hợp bên mua hàng vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng thì phải trả lãi trên số tiền trả chậm đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian trả chậm, khi bên vị phạm yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác Điều 306 LTM 2005. Khi người mua vị phạm nghĩa vụ thanh toán thì người bán cũng có thể căn cứ vào Khoản 4 Điều 51, Điều 308 về tạm ngưng thực hiện hợp đồng, Điều 312 về hủy bỏ hợp đồng, Điều 321về hình thức xử lý hành vi vi phạm pháp luật thương mại.

  • Chuyển rủi ro tại Điều 57 đến Điều 61 LTM 2005 có quy định:

Vấn đề chuyển rủi ro trong việc mua bán hàng hóa và một vấn đề cơ bản mà các bên cần nắm. Các bên cần thỏa thuận về thời điểm chuyển rủi ro để tránh phát sinh tranh chấp. Trong hợp đồng không có thỏa thuận về thời điểm chuyển rủi ro, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định, thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho bên mua. Nếu hợp đồng không có quy định về việc vận chuyển hàng hóa cũng như địa điểm giao hàng nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được chuyển giao cho người vận chuyển đầu tiên. Trong các trường hợp cụ thể thời điểm chuyển rủi ro được pháp luật quy định chi tiết hơn. (Cơ sở lý luận về hợp động mua bán hàng hóa)

  • Chuyển quyền sở hữu tại Điều 62 LTM 2005 có quy định:

Việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa từ bên bán sang bên mua là do hai bên thỏa thuận hoặc nếu không có thỏa thuận thì quyền sở hữu được chuyển sang người mua là tại thời điểm giao hàng.

Ngoài ra, vấn đề này BLDS 2005 cũng có quy định tại Điều 248 về việc chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác.

c.Một số biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng:

Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định từ Điều 318 đến Điều 373 BLDS 2005 bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản (bao gồm cả cầm cố, thế chấp bằng tài sản của người thứ ba), đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh và tín chấp.

 Theo các quy định của pháp luật hiện hành thì các bên trong hợp đồng có quyền tự chủ, tự do cam kết và tự do thoả thuận đồng thời các bên cũng phải tự chịu trách nhiệm đối với các cam kết, thoả thuận của mình. Điều này được thể hiện rõ nhất trong các quy định về giao kết, thực hiện hợp đồng cầm cố, thế chấp và bảo lãnh.

      1.3.3.Giải quyết tranh chấp phát sinh

      a.Các phương thức giải quyết tranh chấp

      Theo quy định tại Điều 317 LTM 2005, các phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại bao gồm:

  • Thương lượng giữa các bên.
  • Hòa giải giữa các bên.
  • Giải quyết tại trung tâm trọng tài thương mại( theo thủ tục tố tụng trọng tài được quy định tại luật trọng tài thương mại năm 2010). (Cơ sở lý luận về hợp động mua bán hàng hóa)
  • Giải quyết tranh chấp tại tòa án( theo thủ tục tố tụng dân sự được quy định trong Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004). Thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp thương mại (tại điều 319 LTM 2005) là 2 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của LTM 2005.
  1. Chế tài áp dụng giải quyết tranh chấp

        Tùy theo mức độ vi phạm sẽ áp dụng chế tài phù hợp để giải quyết tranh chấp theo quy định tại Điều 292 LTM 2005. Sau đây là các chế tài thường được áp dụng:

  • Buộc thực hiện hợp đồng: Đây là chế tài có chức năng đảm bảo hợp đồng được thực hiện như thoả thuận, đúng với mục đích ban đầu của các bên; được áp dụng đối với bất kỳ hành vi vi phạm hợp đồng nào.
  • Phạt vi phạm: Là chế tài có chức năng tăng cường ý thức tuân thủ hợp đồng của các bên.Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng.
Cơ sở lý luận về hợp động mua bán hàng hóa
Cơ sở lý luận về hợp động mua bán hàng hóa

Điều kiện để áp dụng chế tài này là phải có tồn tại thoả thuận về việc phạt vi phạm giữa các bên, đồng thời đã xảy ra hành vi vi phạm mà các bên thoả thuận là điều kiện để áp dụng chế tài phạt vi phạm.

  • Bồi thường thiệt hại: Đây là chế tài có chức năng bù đắp tổn thất vật chất cho bên bị vi phạm. Bên vi phạm có trách nhiệm bồi thường giá trị tổn thất thực tế và khoản lợi trực tiếp đáng lẽ bên bị vi phạm được hưởng nếu không có hành vi vi phạm (Cơ sở lý luận về hợp động mua bán hàng hóa)

Trên đây là mẫu cơ sở lý luận đề tài về Cơ sở lý luận về hợp động mua bán hàng hóa được chia sẻ miễn phí, các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây. Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên, nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149

TẢI FILE MẪU MIỄN PHÍ

Contact Me on Zalo