Download miễn phí mẫu cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán căn hộ chung cư tại Việt Nam dành cho các bạn sinh viên học ngành Luật đang làm báo cáo tốt nghiệp, mẫu cơ sở lý luận Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán căn hộ chung cư tại Việt Nam được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình
Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149
1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán căn hộ chung cư
Khái niệm hợp đồng, tùy vào lĩnh vực mà được định nghĩa khác nhau: (Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán căn hộ chung cư tại Việt Nam)
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong những quan hệ xã hội cụ thể[1]
Trong lĩnh vực thương mại: là sự thỏa thuận giữa các thương nhân với nhau hoặc với người liên quan nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hoạt đông thương mại[2]
Bộ luật Dân sự 2015: Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự[3]
Từ các khái niệm về hợp đồng có thể rút ra được khái niệm hợp đồng mua bán căn hộ chung cư là sự thỏa thuận giữa bên bán và bên mua, theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển giao căn hộ chung cư của mình cho bên mua và có quyền nhận tiền; bên mua có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán và có quyền nhận căn hộ chung cư
1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán căn hộ chung cư (Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán căn hộ chung cư tại Việt Nam)
Căn hộ chung cư là bất động sản một loại tài sản. Vì vậy, hợp đồng mua bán căn hộ chung cư mang đặc điểm của hợp đồng mua bán tài sản:
Xem Thêm ==> Viết chuyên đề thực tập giá rẻ
Thứ nhất, hợp đồng mua bán căn hộ chung cư là loại hợp đồng song vụ. Theo đó, bên bán căn hộ chung cư và bên mua căn hộ chung cư đều có các quyền và nghĩa vụ nhất định, không bên nào chỉ có quyền hoặc chỉ phải thực hiện các nghĩa vụ. Nghĩa vụ của bên này là quyền lợi của bên kia và ngược lại.
Thứ hai, hợp đồng mua bán căn hộ là hợp đồng có tính chất đền bù. Tức là khi một trong hai bên thực hiện cho bên kia một lợi ích, thì sẽ nhận được từ phía bên kia một lợi ích tương ứng. Theo đó, bên bán chuyển giao căn hộ chung cư cho bên mua thì bên mua chuyển trả phần tiền cho bên bán tương ứng với giá trị căn hộ chung cư đã được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng
Thứ ba, hợp đồng mua bán căn hộ chung cư là hợp đồng ưng thuận. Ưng thuận là một đặc điểm pháp lý quan trọng của hợp đồng mua bán tài sản nói chung và cũng là đặc điểm của hợp đồng mua bán căn hộ chung cư nói riêng. Kể từ thời điểm các bên đã thỏa thuận và thống nhất ý chí với nhau về những nội dung của hợp đồng thì hợp đồng đó được coi là đã xác lập
Thứ tư, hợp đồng mua bán căn hộ là hợp đồng chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản từ phía bên bán cho bên mua. Trong quan hệ giao dịch mua bán này, bên bán có trách nhiệm chuyển giao tài sản và quyền sở hữu hợp pháp tài sản của mình cho bên mua
Thứ năm, hợp đồng mua bán căn hộ chung cư là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên dựa trên nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, tự nguyện bình đẳng, thiện chí hợp tác, trung thực và ngay thẳng không lừa dối, giả tạo[4]
1.3. Phân loại hợp đồng mua bán căn hộ chung cư
- Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư dạng nhà ở xã hội
Hợp đồng được ký kết giữa bên bán là chủ đầu tư dự án căn hộ chung cư được Nhà nước hỗ trợ các chính sách về đất xây dựng, được miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn ưu đãi từ các tổ chức, tính dụng, ngân hàng hoặc nguồn ngân sách địa phương…. để đầu tư xây dựng căn hộ chung cư bán cho bên mua thuộc diện: người có công; cán bộ, công viên chức; sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp; người có thu nhập thấp; các đối tượng đã hết tiêu chuẩn nhà ở công vụ; hộ gia đình, cá nhân thuộc diện tái định cư nhưng chưa bố trí được nhà ở (Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán căn hộ chung cư tại Việt Nam)
- Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư dạng nhà ở thương mại
Hợp đồng được ký kết giữa bên bán cũng là chủ đầu tư dự án căn hộ chung cư, chủ đầu tư tự bỏ vốn để đầu tư, tạo lập căn hộ chung cư đáp ứng nhu cầu của người cần nhà ở và theo cơ chế thị trường “thuận mua vừa bán”. Bên mua chỉ cần được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam và có đủ khả năng về tài chính thì đều được mua căn hộ chung cư dạng nhà ở thương mại nếu có nhu cầu mua
Xem Thêm ==> Kho chuyên đề tốt nghiệp ngành Luật
[1] Phạm Hữu Nghị, Sửa đổi Bộ Luật Dân sự năm 2005 – Vấn đề cải cách hợp đồng, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 2010, trang 2
[2] Châu Quốc An, Bài giảng Hợp đồng trong hoạt động thương mại, Khoa Kinh tế – Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, trang 3
[3] Theo khoản 1, Điều 338, Bộ luật Dân sự năm 2015
[4] Hoàng Thế Liên, Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015vNxb Chính trị Quốc gia, 2017, trang 278 (Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán căn hộ chung cư tại Việt Nam)
Xem Thêm ==> Một Số Rủi Ro Của Bên Mua Trong Hợp Đồng Mua Bán Nhà Chung Cư

Trên đây là mẫu Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán căn hộ chung cư tại Việt Nam được chia sẻ miễn phí, các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây. Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên, nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149