Cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

Rate this post

Download miễn phí mẫu cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp đề tài về Cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình 

Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149


Table of Contents

1.1. Khái quát về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại

1.1.1. Lịch sử ra đời của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

Trong xã hội loài người, nếu còn sản xuất hàng hoá và lưu thông hàng hoá, thì sự tồn tại của mối quan hệ Tiền – Hàng là một tất yếu khách quan. Đó là mối quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau.

Theo tiến trình lịch sử hình thành tiền tệ, đồng tiền đã có những bước phát triển từ thấp đến cao. Trong nền kinh tế tự cung tự cấp, do nhu cầu còn rất đơn giản, con người tự sản xuất được những gì mình cần và do đó họ không có nhu cầu trao đổi. Khi xã hội phát triển và mở rộng hơn, họ thấy rằng mình không thể tự sản xuất mọi thứ mà mình cần do nhiều lý do, lúc này nhu cầu trao đổi xuất hiện và vấn đề là trao đổi như thế nào. Vấn đề trùng lặp nhu cầu xuất hiện. Nhưng không phải lúc nào và ở đâu cũng có sự trùng lặp nhu cầu. Muốn trao đổi được hàng hoá người ta nghĩ tới một hàng hoá mà nhiều người cùng cần, đó là vật đứng ra làm vật ngang giá chung – hình thức đầu tiên của tiền tệ. Lúc đầu vật ngang giá chung rất đơn giản, nó có thể là vỏ sò, vỏ hến hay con bò, miếng đồng…Do yêu cầu thuận tiện trong trao đổi người ta thấy rằng cần phải có vật ngang giá chung dễ vận chuyển, dễ chia nhỏ, không hao mòn và có thể tích trữ dùng cho sau này. Con người đã chuyển sang dùng vàng là phương tiện thanh toán.

Sản suất hàng hoá ngày càng phát triển, hàng hoá đưa vào lưu thông càng nhiều, đòi hỏi phải có thêm lượng tiền đưa vào thêm đáp ứng nhu cầu của hàng hoá đưa vào lưu thông. Hơn nữa người ta thấy rằng trong mua bán chịu, tờ giấy ghi nợ cũng có giá trị như tiền vậy. Tiền giấy ra đời và nó đã giúp cho việc trao đổi hàng hoá diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều . ( Cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt)

Nhưng sản xuất không ngừng phát triển, khối lượng tiền đưa vào lưu thông ngay một lớn, đặc biệt là khi có lạm phát. Tiền giấy bộc lộ những hạn chế nhất định như: chi phí in ấn, bảo quản, tiền giả, kiểm đếm…Hơn nữa trong nền kinh tế phát triển như ngày nay khối lượng tiền trong một giao dịch là rất lớn, nếu thanh toán bằng tiền mặt thì rõ ràng là bất tiện. Như vậy đòi hỏi phải có phương thức thanh toán mới ưu việt hơn khắc phục được những hạn chế trên, phù hợp với một giai đoạn phát triển kinh tế mới. Thanh toán không dùng tiền mặt xuất hiện như một tất yếu, thể hiện bước phát triển và hoàn thiện ở đỉnh cao của lịch sử phát triển của tiền tệ.

1.1.2. Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán không dùng tiền mặt là nghiệp vụ chi trả tiền hàng hóa và các khoản thanh toán khác trong nền kinh tế được thực hiện bằng cách trích tài khoản trong hệ

thống cung ứng dịch vụ thanh toán (gọi chung là ngân hàng) mà không sử dụng tiền mặt để thanh toán.

Xem Thêm ==> Viết chuyên đề thực tập , giá rẻ 

Như vậy, thanh toán không dùng tiền mặt là nghiệp vụ trung gian của ngân hàng. Ngân hàng chỉ thực hiện thanh toán khi có lệnh của chủ tài khoản, bao gồm các tổ chức kinh tế, đơn vị cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng.

Thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm có 4 bên:

  • Bên mua hàng hay nhận dịch vụ cung ứng
  • Ngân hàng phục vụ bên mua, tức là Ngân hàng nơi đơn vị mua mở tài khoản giao dịch
  • Bên bán, tức là bên cung ứng dịch vụ và hàng hóa
  • Ngân hàng phục vụ bên bán, tức là ngân hàng nơi đơn vị bán mở tài khoản giao dịch

1.1.3. Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt

Sự vận động của tiền tệ độc lập với sự vận động của vật tư hàng hóa cả về không gian lẫn thời gian. Việc giao hàng được tiến hành ở nơi này, trong thời gian này nhưng thanh toán có thể được thực hiện ở nơi khác, vào khoảng thời gian khác. Đây là đặc điểm thanh toán của thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt thể hiện rõ trong các hoạt động thanh toán quốc tế.

Thanh toán không dùng tiền mặt nghĩa là không có sự xuất hiện của tiền mặt trong thanh toán, tiền mặt chỉ hiện diện trong sổ sách, chứng từ kế toán. Để làm được như vậy, bắt buộc các bên tham gia thanh toán phải có tài khoản tại ngân hàng để tham gia giao dịch.

Như vậy, vai trò của ngân hàng trong thanh toán không dùng tiền mặt là vô cùng quan trọng, ngân hàng là một khâu trung gian trong việc thanh toán thông qua lệnh chuyển tiền của các bên tham gia. Nếu ngân hàng làm tốt vai trò của mình thì việc hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng sẽ phát triển mạnh mẽ và ngược lại.

Chính vì thế, thanh toán không dùng tiền mặt có một số ưu điểm to lớn như:

  • Không có sự hiện diện của tiền mặt nên sẽ tiết kiệm được lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm được chi phí phát hành, bảo quản, thay thế tiền mới, tiền dễ bị mất cắp, tiền giả…
  • Tiết kiệm được chi phí giao dịch do không phải mang theo lượng tiền mặt lớn khi thanh toán và an toàn cho người cầm tiền. Ngân hàng sẽ chuyển tiền khi khách hàng có yêu cầu. Phí giao dịch này rất thấp.
  • Khi các bên tham gia thanh toán bắt buộc các bên tham gia thanh toán phải có tài khoản và gửi tiền trong tài khoản, chính vì thế lượng tiền cất trữ trong dân cư sẽ giảm đi làm tăng khả năng thanh toán trong
  • Mặt khác, khi giao dịch qua ngân hàng thì Ngân hàng có thể kiểm soát được nguồn tiền, lượng tiền, làm tăng tính minh bạch của các giao dịch và hạn chế nạn  “rửa tiền”.

1.1.4. Vai trò của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ( Cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt)

Thanh toán không dùng tiền mặt đã tạo ra những thuận lợi to lớn đối với toàn xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhờ những ưu điểm vượt trội của nó so với thanh toán dùng tiền mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng đóng góp vai trò quan trọng trong hoạt động của nền kinh tế thị trường.

Thứ nhất, đối với nền kinh tế.

Thanh toán không dùng tiền mặt giúp thúc đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ chu chuyển vốn được rút ngắn, chu kì sản xuất, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất và tác động trực tiếp đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nó được coi là khâu đầu tiên và cũng là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất và liên quan đến toàn bộ lĩnh vực lưu thông hàng hóa, tiền tệ của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Đồng thời, thanh toán không dùng tiền mặt cũng góp phần mở rộng các quan hệ kinh tế khác trong xã hội. Do đó, thanh toán không dùng tiền mặt có vai trò rất to lớn đối với nền kinh tế, đặc biệt là với nền kinh tế thị trường như hiện nay.

Thứ hai, đối với ngân hàng.

Cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng và nền kinh tế tạo điều kiện cho ngân hàng gia tăng thêm thu nhập từ việc thu phí dịch vụ. Từ đó thay đổi cơ cấu thu nhập trong tổng thu nhập, nâng cao khả năng tài chính, khả năng cạnh tranh và tạo sự phát triển bền vững.

Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt mang lại hiệu quả kinh tế to lớn cho các NHTM, nhờ việc khai thác và sử dụng linh hoạt nguồn vốn tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và cá nhân trên tài khoản tiền gửi thanh toán. Đồng thời, kích thích các hoạt động dịch vụ ngân hàng liên quan phát triển như: dịch vụ thẻ, dịch vụ chuyển tiền điện tử, thanh toán trực tuyến. Đây cũng chính là điều kiện để thu hút, hấp dẫn khách hàng quan hệ với ngân hàng.

Thông qua hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, ngân hàng nắm được những thông tin về tình hình thanh toán, hoạt động của khách hàng, là những thông tin có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động tín dụng.

Thứ ba, đối với khách hàng.

Thanh toán qua ngân hàng mang lại lợi ích to lớn cho khách hàng, nhờ việc tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn, tiết kiệm được các chi phí phát sinh (chi phí vận  chuyển, chi phí kiểm đếm…) từ đó giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt bảo đảm tiện lợi, nhanh chóng, chính xác, an toàn và bảo mật cho khách hàng. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các NHTM trong hoạt động thanh toán ngày càng cao, cụ thể: chỉ bằng một lệnh của chủ tài khoản, một giao dịch có thể thực hiện được ngay không kể không gian và địa điểm giao dịch nhờ công nghệ mạng, công nghệ chuyển tiền điện tử và công nghệ online. Đây là tiện ích thanh toán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng trong ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay. ( Cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt)

Sự đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trong hoạt động thanh toán (nhất là các loại thẻ ngân hàng), tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều sự chọn lựa trong việc sử dụng các dịch vụ sao cho có lợi nhất: tiện ích và chi phí giao dịch thấp.

Đối với khách hàng là doanh nghiệp, thanh toán không dùng tiền mặt sẽ đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ luân chuyển vốn và quá trình sản xuất trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn về vốn và tài sản, tránh được rủi ro.

Thứ tư, đối với xã hội.

Trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ, thanh toán không dùng tiền mặt góp phần làm giảm thấp tỷ trọng tiền mặt lưu thông, do đó tiết kiệm được chi phí lưu thông trong xã hội. Mặt khác, thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện cho các TCTD khai thác tốt chức năng trung gian thanh toán, thực hiện quá trình chu chuyển tiền tệ cho nền kinh tế, khai thác và sử dụng nguồn vốn trong nền kinh tế; tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành trôi chảy, nhịp nhàng, thúc đẩy đồng vốn luân chuyển nhanh chóng, góp phần đẩy nhanh tốc độ sản xuất, luân chuyển hàng hóa.

Thanh toán không dùng tiền mặt cũng góp phần hạn chế nạn tiền giả, nạn rửa tiền, trộm cắp, lừa đảo; tạo thói quen thanh toán và sử dụng các dịch vụ ngân hàng của người dân, tạo môi trường thanh toán văn minh, lịch sự, thuận tiện và nhanh chóng.

1.1.5. Điều kiện để khách hàng tham gia và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại

1.1.5.1. Những yêu cầu đối với các chủ thể khi mở tài khoản thanh toán

Trước hết, các chủ thể tham gia giao dịch mở tài khoản thanh toán phải có năng lực hành vi dân sự. Họ phải chứng minh năng lực pháp luật và năng lực hành vi của mình thông qua quyết định thành lập và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định bổ nhiệm chủ tài khoản và kế toán trưởng (đối với tổ chức) hoặc chứng minh thư nhân dân (đối với cá nhân)… Cụ thể là:

Đối với khách hàng là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể

Đối với các khách hàng là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể, các đơn vị vũ trang phải gửi cho ngân hàng, nơi mở tài khoản những giấy tờ sau:

  • Giấy đăng kí mở tài khoản do chủ tài khoản kí tên, đóng dấu trong đó ghi rõ các nội dung sau:
    • Tên đơn vị
    • Họ và tên chủ tài khoản ( Cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt)
    • Địa chỉ giao dịch của đơn vị
    • Số, ngày, tháng, năm, nơi cấp Chứng minh thư nhân dân của chủ tài khoản
    • Tên ngân hàng nơi mở tài khoản
  • Bản đăng kí mẫu dấu và chữ kí để giao dịch với ngân hàng bao gồm:
    • Chữ kí của chủ tài khoản và những người được ủy quyền kí thay chủ tài khoản trên các giấy tờ thanh toán giao dịch với ngân hàng (chữ kí thứ nhất)
    • Chữ kí của kế toán trưởng và những người được ủy quyền kí thay kế toán trưởng (chữ kí thứ 2)
    • Mẫu dấu của đơn vị
  • Các văn bản chứng minh tư cách pháp nhân của đơn vị cũng như quyết định thành lập đơn vị, giấy phép thành lập doanh nghiệp, quyết định bổ nhiệm tổng giám đốc, giám đốc, thủ trưởng đơn vị…(nếu là bản sao phải có chứng nhận của công chức nhà nước).

Đối với khách hàng là cá nhân

Đối với khách hàng là cá nhân do người xin mở tài khoản kí tên, trong đó ghi rõ:

  • Họ và tên chủ tài khoản
  • Địa chỉ giao dịch của chủ tài khoản
  • Số, ngày, tháng, năm, nơi cấp Chứng minh thư nhân dân của chủ tài khoản
  • Tên ngân hàng nơi mở tài khoản
  • Bản đăng kí mẫu chữ kí của chủ tài khoản để giao dịch với ngân hàng nơi mở tài khoản.

Khi nhận được giấy tờ đăng kí, xác minh điều kiện mở tài khoản, ngân hàng sẽ trả lời đồng ý hoặc từ chối mở tài khoản bằng văn bản. Trong trường hợp ngân hàng đồng ý mở tài khoản, hồ sơ đăng kí mở tài khoản của khách hàng sẽ được chuyển cho bộ phận chức năng của ngân hàng làm thủ tục và tài khoản và thông báo số hiệu tài khoản cũng như thời gian bắt đầu có hiệu lực của tài khoản cho khách hàng biết để giao dịch. Kể từ thời điểm tài khoản thanh toán bắt đầu có hiệu lực, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan sẽ phát sinh. Trên cơ sở hợp đồng tài khoản thanh toán mà các bên đã giao kết, các bên có trách nhiệm thực nghiêm chỉnh quyền và nghĩa vụ của mình như cam kết.

1.1.5.2. Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng và khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán

  1. Khách hàng bên trả tiền ( Cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt)

Người sử dụng dịch vụ thanh toán được lựa chọn và sử dụng các dịch vụ thanh toán do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp phù hợp với qui định của pháp luật.

Chủ tài khoản phải đảm bảo có đủ tiền trên tài khoản thanh toán tại thời điểm mà giao dịch thanh toán phải được thực hiện thanh toán mà chủ tài khoản đã lập, hoặc  theo thỏa thuận giữa chủ tài khoản và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc chi trả số tiền trên tài khoản tiền gửi của mình. Nếu không thực hiện đúng theo nguyên tắc qui định thì chủ tài khoản phải chịu phạt theo qui định của NHNN, TCTD. Thực hiện đầy đủ, đúng các qui định về mở và sử dụng tài khoản, giấy tờ thanh toán theo mẫu do ngân hàng qui định. Các chứng từ nộp vào ngân hàng đều phải lập theo mẫu in sẵn do ngân hàng in ấn nhượng bán. Khi lập chứng từ phải ghi chép đầy đủ các yếu tố, chữ kí và con dấu đóng trên chứng từ phải đúng với chữ kí và con dấu đã đăng kí tại ngân hàng.

Mọi trường hợp vi phạm kỉ luật thanh toán, quản lí giấy tờ thanh toán không chặt chẽ bị kẻ gian lợi dụng, chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi thiệt hại do đơn vị gây ra.

Khi thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, người sử dụng dịch vụ thanh toán (gọi là khách hàng) phải tuân thủ theo những qui định và hướng dẫn của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán về việc lập chứng từ thanh toán, phương thức nộp, lĩnh tiền ở tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Đơn vị bên bán (bên thụ hưởng)

Thông thường chỉ áp dụng với trường hợp sử dụng hình thức UNT. Bên thụ hưởng phải giao hàng đầy đủ theo qui định của hợp đồng đã kí kết, lập giấy đòi tiền theo đúng thể thức đã thỏa thuận ghi trong hợp đồng, kiểm soát chặt chẽ các chứng từ và nộp chứng từ thanh toán vào ngân hàng phục vụ mình đúng thời gian qui định. Nếu vi phạm một trong các điều khoản ghi trong hợp đồng về chứng từ đều không có giá trị thanh toán.

Đối với ngân hàng

Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (gọi tắt là ngân hàng) phải kiểm soát các chứng từ thanh toán của khách hàng trước khi hạch toán và thanh toán, bảo đảm lập đúng thủ tục qui định, dấu (nếu có đăng kí mẫu) và chữ kí trên chứng từ thanh toán đúng với mẫu đã đăng kí tại ngân hàng (nếu là chữ kí tay) hoặc đúng với chữ kí điện tử do ngân hàng cung cấp (nếu là chữ kí điện tử); khả năng thanh toán của khách hàng còn đủ để chi trả số tiền trên chứng từ.

Đối với chứng từ thanh toán hợp lệ, được đảm bảo khả năng thanh toán ngân hàng có trách nhiệm xử lí chính xác, an toàn, thuận tiện; sử dụng tài khoản để hạch toán các giao dịch thanh toán và giữ bí mật về số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng theo đúng qui định của pháp luật. Khi phát sinh giao dịch hạch toán trên tài khoản tiền gửi của khách hàng, ngân hàng phải gửi đầy đủ, kịp thời giấy báo Nợ hoặc  giấy báo Có và cuối tháng gửi bản sao sổ tài khoản tiền gửi hay giấy báo số dư tài khoản tiền gửi cho chủ tài khoản biết.

Ngân hàng được từ chối thanh toán đối với chứng từ thanh toán không hợp lệ, không được đảm bảo khả năng thanh toán, đồng thời không chịu trách nhiệm về những nội dung liên đới giữa hai bên khách hàng.

Nếu do thiếu sót trong quá trình thanh toán gây thiệt hại cho khách hàng thì ngân hàng phải bồi thường thiệt hại và tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo pháp luật.

1.2. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại ( Cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt)

1.2.1. Thanh toán bằng séc

Séc là một mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do người kí phát lập ra, ra lệnh cho ngân hàng trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình mở tại ngân hàng để trả cho người cầm séc hoặc người thụ hưởng.

Xem Thêm ==> 99+ chuyên đề tốt nghiệp Ngân Hàng 

Các bên tham gia:

Người kí phát: là người lập và kí tên trên séc để ra lệnh cho người thực hiện thanh toán thay mặt mình trả số tiền ghi trên séc.

Người được trả tiền: là người mà người kí phát chỉ định có quyền hưởng và chuyển nhượng quyền hưởng đối với số tiền ghi trên tờ séc.

Người thụ hưởng: là người cầm tờ séc đó mà người cầm tờ séc đó có ghi tên người được trả tiền là chính mình hoặc không ghi tên người được trả tiền hoặc ghi cụm từ “trả cho người cầm séc” hoặc đã chuyển nhượng bằng việc kí hậu cho mình thông qua dãy chữ kí chuyển nhượng liên tục.

Người thực hiện: là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi người kí phát được sử dụng tài khoản thanh toán với một khoản tiền để kí phát séc theo thỏa thuận giữa người kí phát với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đó.

Người thu hộ: là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán làm dịch vụ thu hộ séc.

Thời hạn xuất trình là khoảng thời gian tính từ ngày kí phát ghi trên tờ séc đến ngày tờ séc được thanh toán không điều kiện khi xuất trình. Thời hạn xuất trình của tờ séc là 30 ngày kể từ ngày kí phát, trường hợp bất khả kháng thì thời hạn xuất trình được kéo dài cho tới khi kết thúc sự kiện bất khả kháng nhưng tối đa không quá 6 tháng kể từ khi kí phát.

Phân loại séc:

Séc bảo chi: là loại séc được ngân hàng đảm bảo khả năng chi trả bằng cách trích trước số tiền ghi trên séc phát hành từ tài khoản tiền gửi của người trả sang tài khoản đảm bảo khả năng thanh toán. ( Cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt)

Séc chuyển khoản: là loại séc mà người kí phát séc ra lệnh cho ngân hàng trích  tài khoản tiền gửi của mình để chuyển trả sang một tài khoản khác của một người khác trong hoặc khác ngân hàng. Séc chuyển khoản không chuyển nhượng được và cũng không thể rút tiền mặt.

Séc rút tiền mặt: là loại séc mà ngân hàng thanh toán sẽ trả bằng tiền mặt và người phát hành séc phải chịu rủi ro khi mất séc hoặc bị đánh cắp. Người cầm séc không cần được ủy quyền cũng được lĩnh tiền.

Séc du lịch: là loại séc do ngân hàng phát hành và được trả tiền tại bất cứ một ngân hàng hay đại lý nào của ngân hàng đó. Ngân hàng phát hành séc đồng thời cũng là ngân hàng trả tiền. Người hưởng lợi là khách du lịch có tiền tại ngân hàng phát hành séc. Trên séc du lịch phải có chữ kí của người hưởng lợi. Khi lĩnh tiền tại ngân hàng được chỉ định, người hưởng lợi phải kí tại chỗ để ngân hàng kiểm tra, nếu đúng ngân hàng mới trả tiền. Thời gian của séc du lịch có hiệu lực do ngân hàng phát hành séc và người hưởng lợi thỏa thuận, có thể có hạn hoặc vô hạn. Trên séc du lịch có ghi rõ khu vực các ngân hàng trả tiền, ngoài các khu vực đó, séc không có giá trị lĩnh tiền.

Qui trình thanh toán bằng séc:

  • Người trả tiền phát hành séc và giao cho người thụ hưởng
  • Người thụ hưởng nhận séc, lập 3 liên bảng kê, nộp séc vào tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
  • Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán kiểm tra tờ séc, số dư TK của người trả tiền, tiến hành trích TK tiền gửi và báo Nợ cho người trả tiền
  • Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ghi Có vào TK và báo Có cho người thụ hưởng.

 

  • Người trả tiền phát hành séc giao cho người thụ hưởng
  • Người thụ hưởng nộp séc và bảng kê nộp séc vào tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nhờ thu hộ tiền
  • Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (thu hộ) kiểm tra chứng từ, chuyển tờ séc, bảng kê cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (trả tiền)
  • Tổ chức thực hiện thanh toán và ghi Nợ tài khoản thanh toán số tiền trên tờ séc và báo Nợ cho người trả tiền
  • Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện thanh toán lập chứng từ thanh toán bù trừ và chuyển cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thu hộ để thanh toán cho người thụ hưởng
  • Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thu hộ ghi Có TK tiền gửi thanh toán số tiền trên tờ séc và báo Có cho người thụ hưởng

1.2.2. Thanh toán bằng thẻ

Thẻ là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành thẻ bán cho khách hàng sử dụng. Có thể dùng thẻ để thanh toán tiền hàng, rút tiền mặt….

Phân loại thẻ theo phạm vi lãnh thổ sử dụng thẻ:

  • Thẻ nội địa: là thẻ được tổ chức phát hành thẻ ở Việt Nam phát hành và để giao dịch trong lãnh thổ nước Việt Nam
  • Thẻ quốc tế: là thẻ được tổ chức phát hành thẻ ở Việt Nam phát hành và để giao dịch trong và ngoài lãnh thổ nước Việt Nam hoặc là thẻ được tổ chức nước ngoài phát hành và giao dịch trong lãnh thổ Việt

Phân loại theo nguồn tài chính đảm bảo cho việc sử dụng thẻ: ( Cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt)

  • Thẻ ghi nợ (Debit Card): là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi. Loại thẻ này được sử dụng để mua bán hàng hóa hay dịch vụ, giá trị của những thẻ giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn…đồng thời chuyển ngân ngay lập tức vào tài khoản của cửa hàng, khách sạn… Thẻ ghi nợ còn được hay sử dụng để rút tiền tại máy rút tiền tự động.
  • Thẻ tín dụng (Credit Card): là thẻ tín dụng cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ.
  • Thẻ trả trước (Prepaid Card): là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi giá trị thẻ được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền mà chủ chủ thẻ đã trả trước cho tổ chức phát hành thẻ.

(1a) Khách hàng gửi giấy đề nghị phát hành thẻ cùng giấy tờ liên quan theo qui định của NH phát hành thẻ và tùy vào từng loại thẻ đến NH phát hành thẻ

(1b) NH phát hành thẻ kiểm tra đủ điều kiện làm thủ tục cấp thẻ cho khách hàng

  • Chủ thẻ giao cho cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ để kiểm tra, đưa thẻ vào máy thanh toán thẻ, máy tự động thanh toán và in biên lai thanh toán
  • Cơ sở chấp nhận thẻ giao thẻ và một biên lai cho chủ thẻ
  • Cơ sở chấp nhận thẻ giao thẻ lập bảng kê biên lai thanh toán và gửi cho NH đại lý thanh toán thẻ
  • NH đại lý thanh toán thẻ để kiểm tra, thanh toán ngay cho cơ sở chấp nhận thẻ
  • NH đại lý thanh toán với NH phát hành thẻ

1.2.3. Thanh toán bằng ủy nhiệm thu (UNT)

Ủy nhiệm thu (UNT) là giấy ủy nhiệm do người thụ hưởng lập ra nhờ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thu hộ trên cơ sở hàng hóa đã giao hoặc dịch vụ cung ứng đã hoàn thành.

Thanh toán ủy nhiệm thu được áp dụng trong giao dịch thanh toán giữa những người sử dụng dịch vụ thanh toán có mở tài khoản nội bộ tổ chức cung ứng thanh toán hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trên cơ sở có thỏa thuận hoặc hợp đồng về các điều kiện thu hộ giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng.

UNT được sử dụng rộng rãi trong việc thanh toán các hóa đơn định kì cho người cung ứng dịch vụ công cộng như điện, nước, điện thoại…bởi nó được thường được dùng cho các  giao dịch thanh toán có giá trị nhỏ nên UNT chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt. ( Cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt)

Điều kiện, thủ tục thanh toán, thời hạn thực hiện nhờ thu hoặc UNT do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thỏa thuận với người sử dụng thanh toán phù hợp với qui định của NHNN. Trong thời gian không quá 1 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận

UNT do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, người trả tiền phải hoàn thất việc trích tài khoản của người trả tiền.

Các yếu tố của nhờ thu hoặc UNT:

  • Chữ nhờ thu hoặc UNT, số sêri
  • Họ tên, địa chỉ, số hiệu tài hoản người nhờ thu
  • Tên, địa chỉ tổ chức cung ứng dịch vụ người nhờ
  • Họ tên, địa chỉ, số tài khoản người trả tiền
  • Tên, địa chỉ cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người trả tiền
  • Số hợp đồng làm căn cứ nhờ thu, số lượng chứng từ kèm theo
  • Số tiền nhờ thu bằng số và bằng chữ
  • Nơi, ngày tháng năm lập chứng từ nhờ thu hoặc UNT
  • Ngày tháng năm tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ bên trả thanh toán
  • Ngày tháng năm tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ bên nhờ thu nhận được tài khoản thanh toán
  • Các yếu tố khách quan do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qui đinh không trái pháp luật.
  • Nguời thụ hưởng giao hàng cho người trả tiền hoặc đã hoàn thành cung ứng dịch vụ
  • Người thụ hưởng lập 4 liên UNT kèm theo chứng từ giao hàng, hoặc cung ứng dịch vụ nộp vào NH nhờ thu hộ

(3a) NH kiểm tra chứng từ và các căn cứ ghi Nợ TK tiền gửi và báo Nợ cho người trả tiền

(3b) NH ghi Có và báo Có cho người thụ hưởng

  • Người thụ hưởng giao hàng hoặc hoàn thành cung ứng dịch vụ
  • Người thụ hưởng lập UNT kèm theo hóa đơn, chứng từ gửi NH phục vụ mình nhờ thu hộ
  • NH phục vụ người thụ hưởng kiểm tra chứng từ, ghi ngày nhận chứng từ, ký tên, đóng trên UNT và ghi bộ chứng từ cho NH phục vụ người trả tiền
  • NH phục vụ người trả tiền kiểm tra các yếu tố và điều kiện, ghi Nợ tài khoản tiền gửi thanh toán và báo Nợ cho người trả tiền
  • NH phục vụ người trả tiền chuyển tiền đã thu tới NH phục vụ bên thụ hưởng
  • NH phục vụ người thụ hưởng ghi Có tài khoản tiền gửi thanh toán và báo Có cho người thụ hưởng

1.2.4. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi (UNC)

UNC là lệnh thanh toán của người trả tiền gửi cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mình mở tài khoản yêu cầu trích tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng.

UNC được áp dụng trong thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ hoặc chuyển tiền của người sử dụng dịch vụ thanh toán trong cùng một tổ chức cung ứng dịch vụ hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ cùng hoặc khác hệ thống trong phạm vị cả nước.

UNC hoặc lệnh chi bao gồm các yếu tố:

  • Chữ lệnh chi hoặc UNC, số sêri
  • Họ tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản của người trả tiền
  • Tên, địa chỉ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người trả tiền
  • Họ tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản của người thụ hưởng
  • Tên, địa chỉ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người thụ hưởng
  • Số tiền thanh toán bằng chữ và bằng số
  • Nơi, ngày tháng năm lập ủy nhiệm chi
  • Chữ kí của chủ tài khòa hoặc người được chủ tài khoản ủy quyền
  • Các yếu tố khác do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qui định không trái pháp luật Điều kiện, thủ tục thanh toán, thời hạn thực hiện UNC do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thỏa thuận với người sử dụng dịch vụ thanh toán phù hợp với qui định của NHNN. Trong thời gian không quá một ngày làm việc kể từ khi nhận được lệnh chi hoặc UNC do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người trả tiền gửi đến, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người thụ hưởng phải ghi Có vào tài khoản của người thụ hưởng theo yêu cầu của lệnh chi hoặc UNC đó. ( Cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt)
  • Người trả tiền nộp UNC vào NH yêu cầu trích TK tiền gửi của mình chuyển trả người thụ hưởng
  • NH kiểm tra UNC, số dư TK người trả tiền, trích TK và báo Nợ cho người trả
  • tiền
  • NH ghi Có vào TK tiền gửi và báo Có cho người thụ hưởng

(1) Người trả tiền nộp UNC nộp vào NH phục vụ mình yêu cầu trích TK trả cho người thụ hưởng

(2a) NH kiểm tra UNC, số dư TK tiền gửi, ghi Nợ TK và báo Nợ cho người trả tiền (2b) NH phục vụ ngưởi trả tiền, chuyển cho NH phục vụ người thụ hưởng

(3) NH phục vụ người thụ hưởng ghi Có TK tiền gừi và báo Có cho người thụ hưởng

1.2.5. Thanh toán bằng thư tín dụng L/C

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó theo yêu cầu của khách hàng ngân hàng phát hành một bức thư gọi là L/C (letter of credit) cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba khi người này xuất trình cho ngân hàng phát hành bộ chứng từ thanh toán phù hợp với điều kiện và điều khoản qui định trong L/C

Các bên tham gia thanh toán L/C

  • Người yêu cầu phát hành L/C là bên mà theo yêu cầu của bên đó L/C được phát hành
  • Người hưởng lợi là bên mà vì quyền lợi của bên đó một L/C được phát hành
  • Ngân hàng phát hành L/C là ngân hàng theo yêu cầu phát hành L/C hoặc nhân danh mình phát hành L/C
  • Ngân hàng thông báo là ngân hàng được ngân hàng phát hành yêu  cầu thông báo L/C

Những nội dung chủ yếu của thư tín dụng L/C

  • Số hiệu L/C
  • Địa điểm và ngày phát hành
  • Loại L/C
  • Tên, địa chỉ những người liên quan đến phương thức L/C
  • Ngân hàng xác nhận
  • Số tiền bằng chữ và bằng số
  • Thời gian hiệu lực
  • Thời hạn trả tiền
  • Thời hạn giao hàng
  • Hai bên mua bên kí kết hợp đồng thanh toán theo L/C
  • Người yêu cầu mở L/C gửi đơn đến NH phát hành xin mở L/C
  • NH phát hành lập L/C và chuyển đến cho NH đại lý của mình (NH thông báo)
  • NH thông báo thông báo L/C cho người hưởng lợi
  • Nhà hưởng lợi giao hàng cho người yêu cầu phát hành L/C
  • Người hưởng lợi lập toàn bộ chứng từ và gửi cho NH thông báo
  • Ngân hàng thông báo thanh toán tiền cho người hưởng lợi
  • NH thông báo gửi chứng từ cho NH phát hành để hoàn trả
  • Ngân hàng phát hành thanh toán cho Ngân hàng thông báo (nếu phù hợp)
  • Ngân hàng phát hành đòi tiền người yêu cầu phát hành L/C và chuyển toàn bộ chứng từ cho người yêu cầu sau khi người yêu cầu phát hành L/C thanh toán hay là chấp nhận ( Cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt)
  • Người yêu cầu phát hành L/C thanh toán (hay chấp nhận trả) nếu thấy phù hợp

Các loại L/C:

Thư tín dụng có thể hủy ngang: là thư tín dụng mà người mua có quyền đề nghị ngân hàng phát hành L/C sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ mà không cần phải bảo cho người bán biết.

Thư tín dụng không thể hủy ngang: là loại L/C sau khi phát hành không được tự ý sửa đổi hoặc hủy ngang nếu không có sự thỏa thuận của các bên có liên quan.

Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận: là loại L/C không thể hủy ngang được một ngân hàng khác đảm nhận sự trả tiền theo ngân hàng phát hành L/C.

Thư tín dụng không thể hủy ngang miễn truy đòi: là loại thư tín dụng không thể hủy ngang, sau khi người mua trả tiền thì ngân hàng phát hành thư tín dụng không có quyền đòi lại tiền với bất kì lí do gì.

Thư tín dụng chuyển nhượng: là loại L/C không thể hủy ngang mà ngân hàng trả tiền được phép trả tiền toàn bộ hay một phần số tiền L/C cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng thụ đầu tiên.

Thư tín dụng tuần hoàn: là loại L/C sau khi đã sử dụng hoặc đã hết hiệu lực lại có giá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng trong một thời gian nhất định.

Thư tín dụng giáp lưng: là loại L/C phát hành ra được căn cứ trên một L/C khác đã được phát hành trước làm đảm bảo.

Thư tín dụng đối ứng: là loại L/C chỉ có giá trị hiệu lực.

Thư tín dụng thanh toán dần: là loại L/C mà ngân hàng phát hành L/C sẽ thanh toán dần giá trị L/C cho người hưởng lợi theo tiến độ hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hóa của bên bán cho bên mua.

1.3. Một số hình thức thanh toán ví điện tử tại Việt Nam

Hiện nay, khi truy cập mạng Internet, chúng ta thấy cụm từ “ví điện tử” xuất hiện khá phổ biến. Vậy “ví điện tử” là gì? Ví điện tử là một tài khoản điện tử. Nó giống như một cái “ví tiền” trên mạng Internet và đóng vai trò như một chiếc ví tiền mặt trong thanh toán trực tuyến, giúp bạn thực hiện công việc thanh toán các tài khoản phí trên Internet, gửi tiền một cách nhanh chóng, đơn giản cả về thời gian và tiền bạc.

Chức năng của ví điện tử là:

  • Thanh toán trực tuyến
  • Nhận và chuyển tiền qua mạng
  • Lưu giữ tiền mặt trên mạng Internet

Ví điện tử ra đời góp phần phát triển hệ thống kinh doanh thương mại điện tử, đem lại những lợi ích cho người mua, người bán, ngân hàng và xã hội.

Xem Thêm ==> Phân Tích Tình Hình Tín Dụng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Phương Đông

  • Người mua thực hiện nhanh chóng công việc thanh toán
  • Người bán tăng hiệu quả hoạt động bán hàng trực tuyến
  • Ngân hàng giảm sự quản lý các giao dịch thanh toán từ thẻ khách hàng
  • Dễ dàng và nhanh chóng chuyển và nhận tiền vượt qua hàng rào địa lý
  • Xã hội giảm bớt lượng tiền mặt trong lưu thông, góp phần ổn định lạm phát Dưới đây là một số hình thức thanh toán bằng ví điện tử tại Việt Nam:

1.3.1. Cổng ví điện tử VnMart

Ví điện tử VnMart là sản phẩm của ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) và công ty cổ phần giải pháp thanh toán Việt Nam (Vnpay) kết hợp, ra đời từ năm 2008. VnMart có liên kết với nhiều đối tác viễn thông như: Viettel, Mobifone, Vinaphone, Sfone, VietnamMobile, Beeline, EVNTelecom.

VnMart có nhiều loại dịch vụ như: mua mã thẻ trả trước, mua vé máy bay, thanh toán hóa đơn, mua bảo hiểm BIC, SMS VnMart.

Hiện nay, VnMart đang cho ra mắt sản phẩm mới đó chính là sim đa năng:

Dịch vụ sim đa năng cho phép nạp tiền/mua mã thẻ trả trước cho tất cả các mạng di động, các loại tài khoản/thẻ game…với chiết khấu cao, thao tác nạp tiền nhanh chóng, thuận tiện.

Với sim đa năng, người bán có thể bán hàng mọi lúc mọi nới với hình thức nạp tiền qua tin nhắn SMS từ sim đa năng và qua website www.vnmart.vn, không sợ thiếu hàng, không phải quản lí mã thẻ.

Người sử dụng có thể thực hiện tra cứu số dư tài khoản sim đa năng, tra cứu các giao dịch đã thực hiện hoặc chuyển khoản cho các sim đa năng khác bằng tin nhắn SMS hoặc trên website www.vnmart.vn.

Không cần nhiều sim, không cần nhiều tài khoản, chỉ với một sim đa năng ứng với một tài khoản bạn đã có thể nạp tiền/bán nhiều loại thẻ cào với mức chiết khấu cạnh tranh với tất cả các hình thức nạp tiền khác.

1.3.2. Ví điện tử Mono trực tuyến

Từ ngày 22/8/2016, Vietcombank phối hợp với Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Di Động Trực Tuyến (M_Service) chính thức triển khai dịch vụ Thanh toán Ví điện tử MoMo trực tuyến. Đây là dịch vụ cho phép khách hàng nạp tiền từ tài khoản Vietcombank vào Ví MoMo và rút tiền từ Ví MoMo sang tài khoản tại Vietcombank thông qua kênh Ngân hàng trực tuyến của Vietcombank (VCB-iB@nking) và các quầy giao dịch của Vietcombank trên toàn quốc.

Cách thức để đăng ký và kích hoạt ví điện tử MoMo:

Sở hữu MaxSim 128K của VinaPhone, kích hoạt ví MoMo bằng cách soạn “MOMO ON gửi 9224”.

Sở hữu Sim 64K của VinaPhone (Sim thường, chưa có ứng dụng ví điện tử MoMo) và chiếc điện thoại hỗ trợ Java có cài đặt GPRS, khách hàng thực hiện theo các bước để kích hoạt ví điện tử MoMo:

  • Bước 1: Soạn tin nhắn theo cú pháp: MOMO gửi 9024
  • Bước 2: Sau đó, Khách hàng sẽ nhận được tin nhắn SMS với nội dung như sau: “MoMo 9024 Application http://jme.mservice.com.vn:8081/MoMo9x24.1.1.jad”
  • Bước 3: Khách hàng vào đường dẫn trong tin nhắn để tải ứng dụng về máy và cài đặt.
  • Bước 4 : Khách hàng kích hoạt ví điện tử theo cú pháp “MOMO ON gửi 9224”.

Ngoài ra, Khách hàng có thể sử dụng tất cả các ứng dụng của dịch vụ Ví điện tử MoMo ngay trên website www.payment.mono.vn ngay sau khi khách hàng kích hoạt thành công Ví điện tử MoMo bằng số điện thoại của mình. Mọi thông tin của khách hàng và những thông tin tài khoản, giao dịch, thanh toán… sẽ được hiển thị ngay trên website để khách hàng có thể tiện theo dõi và chỉnh sửa những thông tin bảo mật  của mình.

1.4. Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại các NHTM

1.4.1. Khái niệm về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt

Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt không chỉ được hiểu là sự tăng lên về doanh số thanh toán, về khối lượng khách hàng, về các phương thức, hình thức thanh toán được sử dụng mà còn là sự thay đổi trong quy trình, công nghệ thanh toán sao cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại phát triển của ngân hàng.

Như vậy, phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt là một tập hợp các chỉ tiêu, phản ánh sự thích nghi của của NHTM và sự thay đổi của môi trường bên ngoài, thể hiện được sự cạnh tranh của NHTM trong quá trình hội nhập.

Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt được thể hiện qua nhiều yếu tố: thu hút được khách hàng, thủ tục đơn giản, thuận tiện, an toàn, nhanh chóng, tiền phí thấp…

Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt là một quá trình nỗ lực, là sự phối hợp hoạt động giữa con người trong cùng một tổ chức, giữa các đơn vị với nhau vì mục đích chung.

1.4.2. Các tiêu chí phản ánh sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

Sự phát triển các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt được đánh giá qua một số chỉ tiêu định lượng và định tính như sau:

1.4.2.1. Chỉ tiêu định tính

  1. Đánh giá qua quá trình thanh toán

Tính an toàn và chính xác: đó là hai yêu cầu đối với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Do đặc thù của nghiệp vụ này là hoạt động trong môi trường có rủi ro cao, đối tượng chính của nó là tiền tệ, một hàng hóa được coi như là sự nhạy cảm lớn đối với sự biến động của môi trường. Rủi ro xuất phát từ nhiều nguyên nhân: có thể do cán bộ ngân hàng, do sự không hiểu biết tình hình tài chính của khách hàng… Khách hàng đến với ngân hàng là mong muốn giảm đi những rủi ro của thanh toán dùng tiền mặt, tăng tốc độ an toàn trong thanh toán.

Giảm thiểu rủi ro trong thanh toán: các rủi ro trong hoạt động thanh toán có thể xảy ra như rủi ro về mặt pháp lý, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh toán và các rủi ro khác về kinh tế xảy ra khi người thanh toán không có khả năng trả nợ do hoạt động kinh doanh kém hiệu quả hoặc bị phá sản trước khi kết thúc quá trình thanh toán. Để đảm bảo sự ổn định và phát triển của hoạt động thanh toán, đảm bảo cho các ngân hàng mà quan trọng nhất đảm bảo cho người tham gia thanh toán, việc giảm rủi ro liên quan đến hoạt động thanh toán qua ngân hàng là điều đặc biệt có ý nghĩa quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng.

Đảm bảo nhanh chóng và kịp thời: thời gian thực hiện một món thanh toán và chuyển tiền là khoảng thời gian kể từ khi chỉ định thanh toán được khách hàng (bên trả tiền) đưa ra cho đến khi khách hàng (bên nhận tiền) nhận được đủ số tiền trên tài khoản. Thời gian thanh toán được các chủ thể tham gia thanh toán đặc biệt quan tâm vì nó tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đến khả năng quản lý và sử dụng vốn của các doanh nghiệp, tổ chức, dân cư.

  1. Đánh giá qua sự hài lòng của khách hàng

Khách hàng là đối tượng chủ yếu tạo doanh thu cho mọi hoạt động của ngân hàng. Khó có thể đánh giá được chính xác mức độ hài lòng của khách hàng vì mức độ hài lòng của mỗi quý khách hàng là khác nhau. Tuy nhiên, trong khả năng có thể, mỗi ngân hàng phải cố gắng nỗ lực hết sức để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Nếu mức độ hài lòng của khách hàng càng cao, khách hàng sẽ tín nhiệm ngân hàng và tiếp tục hợp tác với ngân hàng. Khi đó, uy tín của ngân hàng sẽ tăng lên và thu hút được thêm nhiều khách khách hàng mới.

1.4.2.2. Chỉ tiêu định lượng

  1. Số lượng khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng

Thông qua số lượng khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng để sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua các năm chúng ta có thể nhận thấy phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong ngân hàng diễn biến theo chiều hướng nào, tăng hay giảm. Chính phủ luôn để ra phương án “đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2016” cùng kì vọng sẽ nâng cao tỉ lệ người dân có tài khoản tại ngân hàng lên tới 35-40% dân số vào năm 2016. Chú trọng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của nền kinh tế. Đồng thời, để án giúp giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt về thói quen cũng như tập quán thanh toán trong xã hội.

  1. Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt

Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt là số tiền mà ngân hàng đã thực hiện qua dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng của mình. Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt đánh giá sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt là con số tuyệt đối, phản ánh tổng giá trị thanh toán trong một kỳ (thường là 1 năm). Khi xem xét chỉ tiêu này, ta không xem xét trong từng thời kì riêng rẽ mà xem xét trong một quá trình, xem xét so sánh với các ngân hàng khác trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động bên ngoài để chỉ số này phản ánh một cách tốt nhất thực tế sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Nếu doanh số thanh toán không dùng tiền mặt thấp cho thấy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng không phát triển và chỉ ra rằng ngân hàng ít có khả năng phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và ngược lại.

Số món thanh toán: đây cũng là một chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, nó phần nào phản ánh được số lượng khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng. Số món thanh toán nhiều thì tốt nhưng giá trị thanh toán trên mỗi món là nhỏ thì cũng không phản ánh được sự phát triển của hoạt động này.

Sự tăng giảm tuyệt đối là mức chênh lệch về qui mô thanh toán giữa hai kì cần so sánh với nhau. Công thức:

Sự tăng giảm tương đối là sự chênh lệch giữa quy mô thanh toán ở năm hiện tại so với năm liền trước rồi chia cho năm  liền  trước,  được  tính  bằng  đơn  vị  %.  Công thức:

Với n(t) là doanh số thanh toán không dùng tiền mặt ở năm hiện tại

n(t-1) là doanh số thanh toán không dùng tiền mặt ở năm liền trước

Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trọng nhất để đánh giá sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng. Chỉ tiêu phản ánh được khách hàng của ngân hàng sử dụng hoạt động TTKDTM ở mức độ nào. Khi tỷ trọng này thấp chứng tỏ khách hàng ít sử dụng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Do đó, ngân hàng cần có những biện pháp để nâng cao tỷ trọng này, khi tỷ trọng này cao thì tổng số phí thu được sẽ lớn, lượng khách hàng tham gia lớn thì ngân hàng lại có điều kiện đầu tư công nghệ, trang thiết bị hiện đại để phát triển hoạt động TTKDTM lên một mức cao hơn nữa.

Mục tiêu của các NHTM làm làm sao cho tỷ trọng này càng cao thì càng tốt. Ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản…thì tỷ trọng này chiếm khoảng 95%, còn ở các NHTM như ở Việt Nam hiện nay thì tỷ trọng này dao động trong khoảng từ 55% đến 75%. Chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng nhiều từ chính sách ngân hàng, nếu các ngân hàng đầu tư phát triển dịch vụ trở thành ngân hàng đa năng hiện đại thì tỷ trọng này cao, ngược lại ngân hàng chỉ hoạt động như ngân hàng truyền thống thì tỷ lệ này thấp.

  1. Chỉ tiêu về phí (thu nhập của ngân hàng) từ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

Ngân hàng hoạt động với mục tiêu quan trọng là tối đa hóa lợi nhuận nhưng đối với hoạt động dịch vụ thì đó là tối đa hóa tổng số phí thu được. Tổng số phí thu được cũng chính là thu nhập của ngân hàng, nó cũng được dùng để phản ánh sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, số món thanh toán càng nhiều, số phí thu được càng lớn.

Đó là đối với ngân hàng, còn đối với khách hàng sẽ sử dụng chỉ tiêu phí suất. Phí suất là số tiền mà khách hàng phải trả trên mỗi món thanh toán. Để thu hút khách hàng

thì phí suất phải thấp. Khi mà điều kiện thanh toán tại các ngân hàng là như nhau thì phí suất của ngân hàng nào thấp hơn sẽ thu hút được khách hàng nhiều hơn.

Chỉ tiêu đánh giá thu nhập từ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt:

𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡ừ ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑑ù𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 𝑚ặ𝑡

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑐ủ𝑎 𝑛𝑔â𝑛 ℎà𝑛𝑔

Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nói chung. Trong 100 đồng là thu nhập của ngân hàng, có bao nhiêu đồng thu được từ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Nếu chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt càng phát triển và ngược lại, nếu chỉ tiêu này thấp thì hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt kém phát triển, khách hàng không chuộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt này.

1.4.2.3. Cơ cấu thanh toán không dùng tiền mặt

Cơ cấu thanh toán không dùng tiền mặt là tỷ trọng của các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong tổng thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng như: tỷ trọng thanh toán bằng séc; tỷ trọng thanh toán bằng UNT, UNC; tỷ trọng thanh toán bằng L/C…

Cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
Cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

Tỷ trọng thanh toán bằng séc

Hệ số này cho ta biết trong 100 đồng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt có bao nhiêu đồng là doanh số thanh toán bằng séc. Hệ số này càng cao chứng tỏ khách hàng sử dụng công cụ thanh toán bằng séc càng lớn và ngược lại.

Tỷ trọng thanh toán bằng UNT

Hệ số này cho biết có bao nhiêu đồng là doanh số thanh toán bằng UNT trong 100 đồng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt. Hệ số này càng cao càng tốt. Hệ số này cao chứng tỏ phương thức thanh toán bằng UNT khá phát triển, khách hàng ưa chuộng sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt này và ngược lại.

Tỷ trọng thanh toán bằng UNC

Hệ số này cho biết trong 100 đồng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt, có bao nhiêu đồng là doanh số thanh toán bằng UNC. Hệ số này thấp cho thấy hoạt động thanh toán bằng UNC không được ưa chuộng hoặc thanh toán bằng UNC không đem lại hiệu quả cũng như sự hài lòng cho khách hàng. Ngược lại, thanh toán bằng UNC chiếm tỷ trọng càng lớn thì hiệu quả sử dụng phương thức thanh toán này càng cao.

Tỷ trọng thanh toán bằng thư tín dụng L/C

Cũng giống như ý nghĩa của hệ số thanh toán bằng séc, thanh toán bằng UNT và UNC, hệ số này cũng cho biết trong 100 đồng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt, có bao nhiêu đồng là doanh số thanh toán bằng thư tín dụng L/C. Hệ số này càng cao thì hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng càng phát triển và ngược lại.

1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại

1.5.1. Các nhân tố chủ quan

1.5.1.1. Công nghệ ngân hàng

Công nghệ ngân hàng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng của các ngân hàng hiện nay. Việc ứng dụng thành tựu công nghệ tin học và tự động hóa thanh toán sẽ đáp ứng được yêu cầu nhanh chóng, chính xác, an toàn và tiết  kiệm được chi phí trong  thanh toán.

1.5.1.2. Mạng lưới thanh toán

Mạng lưới thanh toán của ngân hàng ảnh hưởng đến khả năng lựa chọn ngân hàng của khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Mạng lưới thanh toán càng rộng lớn càng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ của ngân hàng ở nhiều nơi khác nhau.

1.5.1.3. Nhân tố con người

Các ngân hàng với xu hướng ứng dụng khoa học kỹ thuật cao vào lĩnh vực hoạt động của mình thì yếu tố con người không mất đi vai trò của mình mà ngược lại ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn. Công nghệ cao cho phép giảm số lượng cán bộ hoạt động trong hệ thống ngân hàng, nhưng đòi hỏi rất cao về trình độ nghiệp vụ và kỹ  năng công tác của mỗi cán bộ. Bởi vì, một công nghệ có hiện đại nhất cũng không thể thay thế con người trong tất cả các hoạt động, đặc biệt là trong những vấn đề cần tới tư duy sáng tạo của con người mà không máy móc nào có được. Ứng dụng công nghệ cao thì các vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt động càng phức tạp và hậu quả của những sai sót càng lớn đòi hỏi phải có sự can thiệp một cách sáng tạo và linh hoạt của con người. Sự kết hợp tốt giữa con người và máy móc là điều kiện tiên quyết để một ngân hàng hoạt động mạnh và có hiệu quả. Yếu tố con người là điều kiện để các máy móc phát huy hết hiệu quả hoạt động của mình.

Thanh toán không dùng tiền mặt là một mặt hoạt động của ngân hàng trong đó ứng dụng các công nghệ cao nhất trong các công nghệ ngân hàng do đó yếu tố con người tỏ ra vô cùng quan trọng.

1.5.1.4. Chính sách, chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Đây là yếu tố quan trọng quyết định sự nghiệp phát triển nghiệp vụ kinh tế đối ngoại của ngân hàng. Chiến lược đúng đắn sẽ phát triển, ngược lại nó sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, chính sách của ngân hàng thể hiện qua: chính sách phí và chính sách chăm sóc ngân hàng, thủ tục đăng kí tài khoản.

1.5.1.5. Môi trường Marketing

Hoạt động Marketing ngân hàng, đặc biệt là Marketing trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, Marketing ngân hàng thể hiện qua việc giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt hiện có của ngân hàng. Để thu hút được khách hàng sử dụng các công cụ thanh toán hiện đại và mới mẻ thì ngân hàng phải có giải pháp tuyên truyền, khuyến mại thích hợp.

1.5.2. Các nhân tố khách quan

1.5.2.1. Môi trường kinh tế-xã hội

Môi trường văn hóa xã hội được hình thành từ những tổ chức và nguồn lực khác nhau có ảnh hưởng đến giá trị của xã hội như cách nhận thức, trình độ dân trí, trình độ văn hóa, lối sống, thói quen sử dụng cất trữ tiền tệ và sự hiểu biết của dân chúng về  các hoạt động thanh toán không qua ngân hàng. Trình độ văn hóa cao sẽ giúp cho hoạt động thanh toán của ngân hàng phát triển mạnh và ngược lại.

Mặt khác, ngân hàng là TCTD khá “nhạy cảm” với nền kinh tế. Những biến động lớn của nền kinh tế có thể dẫn tới sự sụp đổ của nhiều ngân hàng và ảnh hưởng thường mang tính hệ thống. Khi môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định, một mặt tác động trực tiếp tới hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, mặt khác ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng nhưng nó lại tác động gián tiếp tới thanh toán không dùng tiền mặt.

Một nền kinh tế phát triển ổn định sẽ là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt. Nền kinh tế phát triển mạnh, hàng hóa được sản xuất ra và tiêu thụ với khối lượng lớn mọi người sẽ có khuynh hướng ưa chuộng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng như là một người trung gian thanh toán bởi vì ngân hàng cung cấp các tiện ích cho phép các khách hàng tham gia thanh toán có thể giảm được các chi phí vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm khi sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt, đồng thời làm cho quá trình thanh toán được nhanh chóng, chính xác và an toàn hơn.

1.5.2.2.Môi trường pháp lý

Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, có vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao từ Chính phủ nên ảnh hưởng trực tiếp của pháp luật. Trong điều kiện hiện nay ngành ngân hàng đã có các luật riêng như luật Ngân hàng Nhà nước, luật tổ chức tín dụng… do đó đã tạo hành lang pháp lý cơ bản cho hệ thống ngân hàng hoạt động và phát triển.

Hiện nay mọi hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng đều bị chi phối của pháp luật, một sự thay đổi nhỏ của pháp luật sẽ tạo cơ hội và thách thức mới cho các ngân hàng. Thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng nên cũng phải chịu ảnh hưởng lớn của pháp luật. Trong một nền kinh tế phát triển, mọi giao dịch thanh toán của các tổ chức kinh tế và dân cư đều được thực hiện qua ngân hàng, khi đó mọi trục trặc sẽ ảnh hưởng tới toàn hệ thống. Do đó một sự thay về pháp luật sẽ làm cho ngân hàng phải có thời gian để thích ứng và chi phí để thích ứng nhiều khi rất lớn, nếu không giải quyết tốt ngân hàng dễ mất uy tín với khách hàng, hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng và kém hiệu quả.

Trong điều kiện tình hình chính trị, pháp luật ổn định các tổ chức kinh tế và dân cư có điều kiện phát triển kinh tế do đó tiền gửi thanh toán tại ngân hàng và tỷ trọng thanh toán qua ngân hàng tăng lên tạo điều kiện cho ngân hàng thu hút được lượng tiền mặt ngoài xã hội . Từ đó, ngân hàng có thêm nguồn vốn để đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế và mở rộng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng.

1.5.2.3. Môi trường khoa học công nghệ

Công nghệ ngân hàng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng của các ngân hàng hiện nay. Công nghệ ngân hàng tiên tiến sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chu chuyển vốn xã hội, thu hút được nhiều hơn vốn nhàn rỗi trong dân cư phục vụ cho việc đầu tư phát triển kinh tế, để đất nước tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá.

Việc ứng dụng các thành tựu công nghệ tin học và tự động hóa vào thanh toán sẽ đáp ứng được yêu cầu nhanh chóng, chính xác, an toàn và tiết kiệm được chi phí trong thanh toán. Các hoạt động huy động, chi trả tiền gửi cho khách hàng và thanh toán có thể được thực hiện trên các máy vi tính, vừa chính xác, an toàn lại vừa nhanh chóng, tiện lợi. Các ngân hàng cũng có thể mở rộng các dịch vụ của mình qua các mạng máy vi tính, đây là một cách tiếp cận, quảng bá và cung cấp các dịch vụ ngân hàng tới hàng triệu người với chi phí rất thấp. Để mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, các ngân hàng có thể đưa vào sử dụng hệ thống máy rút tiền tự động, tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng…

Công nghệ hiện đại cho phép các ngân hàng vươn xa hơn ngoài trụ sở ngân hàng, liên kết với nhau để cùng sử dụng mạng công nghệ,… Điều này tạo cơ hội cho các ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động của mình và ảnh hưởng lẫn nhau nhiều hơn trong thanh toán không dùng tiền mặt và cả trong những mặt hoạt động khác của ngân hàng.

Theo xu thế phát triển hiện nay, các thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất luôn được ưu tiên ứng dụng vào lĩnh vực ngân hàng để sáng chế và đưa vào sử dụng các phương tiện thanh toán hiện đại nhất, vừa đảm bảo thanh toán tức thì, vừa đảm bảo chính xác, an toàn và bí mật.

Hiện nay, công nghệ ngân hàng đang được xem là một thứ vũ khí cực mạnh  trong cạnh tranh. Với chức năng trung gian thanh toán của mình các ngân hàng luôn coi trọng cải tiến đổi mới công nghệ để hoàn thiện hệ thống thanh toán của mình, bởi vì ai cũng ý thức được rằng, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, công nghệ lạc hậu sẽ dẫn tới chỗ diệt vong.


Trên đây là mẫu cơ sở lý luận đề tài về Cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt được chia sẻ miễn phí, các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây. Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên, nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149

TẢI FILE MẪU MIỄN PHÍ

Contact Me on Zalo