Chuyên đề tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng – Đại học Mở

Rate this post

Dưới đây là Chuyên đề tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng – Đại học Mở dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, Chuyên đề tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng – Đại học Mở được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình 

Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp, nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói, chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149


Chuyên đề tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng – DH Mở

Vietbaocaothuctap.net chia sẻ với các bạn sinh viên đang cần làm chuyên đề tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng mẫu đề cương chi tiết chuyên đề tốt nghiệp của trường ĐH Mở.

Việc thực tập nhằm mục đích giúp sinh viên tiếp cận thực tế các lĩnh vực đã được học, cụ thể là các lĩnh vực tài chính, ngân hàng tại các loại hình doanh nghiệp, các công ty chứng khoán, các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp phi tài chính, các đơn vị hành chánh sự nghiệp và các tổ chức khác. Qua thực tập, sinh viên nắm được quy trình công việc, kỹ năng làm việc cũng như bổ sung kiến thức chuyên môn trong thực tế cho những gì đã học được ở trường đại học. Kết thúc đợt thực tập sinh viên phải hòan thành một chuyên đề tốt nghiệp với đề tài do sinh viên tự lựa chọn hoặc do đơn vị thực tập yêu cầu, sau khi đã được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn (GVHD).

Việc làm chuyên đề tốt nghiệp nhằm mục đích giúp sinh viên hình thành ý tưởng về vấn đề nghiên cứu, biết cách tổng hợp và vận dụng lý thuyết để giải quyết các vấn đề về nghiệp vụ tài chính và ngân hàng trong thực tiễn hoạt động của các tổ chức nêu trên. Đây cũng là dịp để sinh viên tiếp cận với thực tế và xác định hướng công việc cho mình sau khi tốt nghiệp.

Ngoài ra, bên mình còn hỗ trợ cho các bạn sinh viên:

  1. Tư vấn đề tài miễn phí phù hợp với khả năng của bạn
  2. Viết đề cương chi tiết chuyên đề tốt nghiệp miễn phí
  3. Hỗ trợ xin dấu công ty, ngân hàng tại TP. HCM
  4. Viết thuê chuyên đề tốt nghiệp cho bạn có chi phí

Xem Thêm ==> Viết thuê chuyên đề tốt nghiệp giá rẻ 

Chuyên đề tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản như sau:

  1. Về hình thức: Theo đúng hướng dẫn trình bày chuyên đề của Khoa TCNH.
  2. Về nội dung: (sẽ có giảng viên thuộc lĩnh vực nghiên cứu hướng dẫn cụ thể)
    • Có lý do, vấn đề và mục tiêu nghiên cứu rõ ràng, cụ thể.
    • Nêu được cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
    • Phân tích thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu tại đơn vị thực tập một cách cụ thể.
    • Đưa ra một số kiến nghị cụ thể để giải quyết những tồn tại của thực trạng nói trên. Các kiến nghị cần thể hiện rõ đã giải quyết được mục tiêu đặt ra như thế nào.
  3. Có xác nhận của đơn vị thực tập: Sau khi hoàn thành chuyên đề sinh viên phải lấy xác nhận của đơn vị thực tập về những số liệu sử dụng và về tinh thần, thái độ trong thời gian thực tập ở đơn vị.

Xem Thêm ==> Một số đề tài chuyên đề tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng

Kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng

Một chuyên đề tốt nghiệp cần được bố cục gồm có các chương sau:

Chương 1: Giới thiệu
  1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu.
  2. Mục tiêu nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu.
  3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu.
  4. Nội dung chuyên đề tốt nghiệp.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài

Trong chương này sinh viên trình bày cô đọng cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu. Sinh viên nên trình bày chương này theo bố cục và trật tự logic liên quan đến vấn đề nghiên cứu trên cơ sở khảo sát lý thuyết chứ không phải đơn thuần sao chép các khái niệm và lý thuyết từ giáo trình hay sách giáo khoa đã học.

Chương 3: Giới thiệu về đơn vị thực tập

Trong chương này sinh viên trình bày lịch sử hình thành và phát triển, hình thức sở hữu; ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, chức năng nhiệm vụ; quy mô; quy trình công nghệ (đối với công ty sản xuất); tổ chức sản xuất, kinh doanh, tổ chức quản lý; bộ máy tài chính – kế toán…. các đơn vị nơi mình thực tập.

Chương 4: Đánh giá tình hình thực tế về những nội dung yêu cầu của đề tài nghiên cứu tại một doanh nghiệp hoặc tổ chức cụ thể.

Trong chương này sinh viên cần thu thập, xử lý số liệu một cách cụ thể và khoa học để có bằng chứng đánh giá được những mặt mạnh, yếu của đơn vị mình đang nghiên cứu, lý giải được nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng hoặc suy thoái về tình hình kinh doanh hoặc các vấn đề liên quan đến chủ đề nghiên cứu.

Chương 5: Nhận xét, kết luận và kiến nghị cải thiện tình hình thực tế.

Trong chương này sinh viên cần trình bày những nhận xét, kết luận rút ra được từ kết quả nghiên cứu ở chương 4 và đề xuất các kiến nghị phù hợp với kết luận rút ra. Tránh nêu ra những kết luận và kiến nghị theo cảm tính chủ quan không có bằng chứng hay không có liên quan gì với kết quả nghiên cứu trình bày ở chương 4.

Cách trình bày chuyên đề tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng

 Thứ tự sắp xếp các phần của chuyên đề tốt nghiệp như sau:

  1. Trang bìa cứng che bằng trang nhựa.
  2. Trang bìa phụ.
  3. Trang Lời cám ơn.
  4. Trang Nhận xét và xác nhận của đơn vị thực tập.
  5. Trang Nhận xét của giáo viên hướng dẫn.
  6. Trang Mục lục.
  7. Trang Danh mục chữ viết tắt.
  8. Trang Danh mục các bảng biểu.
  9. Trang Danh mục các hình vẽ, đồ thị.
  10. Nội dung các chương: khoảng 50 trang.
  11. Tài liệu tham khảo.
  12. Phần phụ lục.
  13. Trang bìa cứng sau cùng.

Một số điều mà sinh viên lưu ý khi làm chuyên đề tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng

  1. Trang “Lời cảm ơn”: Lời cảm ơn cần chân thành, không khuôn sáo, chỉ nên dành cho những người thực sự giúp đỡ việc hoàn thành chuyên đề này, do đó không nên liệt kê ra quá nhiều người, làm mất ý nghĩa của lời cảm ơn.
  2. Mục lục: nên trình bày trong giới hạn khoảng 2 trang.

Sinh viên nên dùng chức năng Insert + Index anh Tables + Table of Contents của phần mềm MS-Word để tạo bảng mục lục này.

  1. Phần Phụ lục: Đề tài về tài chính và ngân hàng có thể có nhiều phụ lục nên các phụ lục cần phải đánh số phù hợp với phần trình bày trong nội dung của chuyên đề, để người đọc có thể theo dõi dễ dàng. Ví dụ: Phụ lục 1, Phụ lục 2, … hoặc Phụ lục A, Phụ lục B,… và có tên tiêu đề: Phụ lục: Bảng Cân đối kế toán,…
  2. Hình thức trình bày và đánh số chương mục:
  • Giấy khổ A4, in một mặt.
  • Font chữ: Times New Roman, size: 13, line spacing: 1,5 lines (trừ các tiêu đề).
  • Định lề trang giấy:

Top                      : 2,5 cm     Bottom          : 2,5 cm

Left                     : 3,5 cm     Right           : 2,5 cm

Header                : 1,5 cm     Footer            : 1,5 cm

  • Số thứ tự trang: Đánh số thự tự trang ở chính giữa và phía dưới mỗi trang. Được tính là 1 khi bắt đầu vào nội dung chính (8), còn các phần trước đó (từ (3) đến (7) đánh số thứ tự trang theo i, ii, …
  • Cách đánh chương mục: Nên đánh số ả rập (1, 2, 3, …) (tránh dùng số la mã I, II, III, …) nhiều cấp (thường tối đa 3 cấp) như sau:

Phần 1:  TIÊU ĐỀ CẤP 1  SIZE 16

1.1  Tiêu đề cấp 2 size 16.

1.1.1  Tiêu đề cấp 3 size 13 như văn bản nhưng in đậm.

  1. Tài liệu tham khảo: Tài liệu tham khảo chỉ liệt kê các tài liệu đã được người viết thực sự tham khảo để thực hiện chuyên đề tốt nghiệp và được ghi theo thứ tự abc với chuẩn là tên:
  • Nếu là sách:

Họ tên tác giả, tên sách (chữ nghiêng), nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản.

  • Nếu là bài báo trong tạp chí hoặc tập san:

Họ tên tác giả, tên bài báo (trong ngoặc kép),  tên tạp chí (in nghiêng), năm xuất bản, số tạp chí.

  • Nếu là Nhật báo hoặc tuần báo:

Cũng giống như cách ghi đối với Tạp chí, chỉ đảo ngược về thời gian xuất bản và số báo.


Trên đây là Chuyên đề tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng – Đại học Mở được chia sẻ miễn phí. Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên, nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo: 0973287149

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo