Cách làm Chuyên đề tốt nghiệp kế toán điểm cao, hướng dẫn A-Z

Rate this post

Cách làm Chuyên đề tốt nghiệp kế toán điểm cao, hướng dẫn A-Z dành cho các bạn sinh viên ngành Kế toán đang làm báo cáo tốt nghiệp, Cách làm Chuyên đề tốt nghiệp kế toán điểm cao, hướng dẫn A-Z được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình 

Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp, nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói, chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149


Cách chọn chuyên đề tốt nghiệp kế toán hay nhất

Đề tài chuyên đề tốt nghiệp kế toán phải phù hợp với chuyên ngành kế toán, phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị thực tập và góp phần giải quyết các vấn đề (yếu kém) của thực tiễn đặt ra đối với đơn vị thực tập.
Với mục đích nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, sinh viên chuyên ngành kế toán không chọn các đề tài thuộc về phân tích hoạt động kinh doanh, phân tích báo cáo tài chính hay kiểm toán.
Các đề tài thường gặp:

  1. 1.Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương (được áp dụng đối với tất cả các đơn vị sử dụng lao động)
  2. 2. Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ (trong DN SX, trong DN xây lắp)
  3. 3. Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư….
  4. 4.Kế toán chi phí SX và tính giá thành sản phẩm (trong DN công nghiệp)
  5. 5. Kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành công trình (trong DN xây lắp)
  6. 6. Kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh (trong DN SX, nhà hàng, khách sạn…)
  7. 7. Kế toán hàng hóa (dịch vụ), tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh (trong DN TMại, dịch vụ)
  8. 8. Kế toán lưu chuyển hàng hóa (trong DN thương mại nội địa)
  9. 10. Kế toán xác định và phân phối kết quả kinh doanh
  10. 11. Kế toán thu chi và quyết toán thu chi (trong các đơn vị hành chính sự nghiệp)
  11. 12. Kế toán các khoản thanh toán công nợ (Phải thu, phải trả)

Ngoài các Đề tài chuyên đề tốt nghiệp kế toán kể trên sinh viên có thể chọn đề tài khác nhưng phải được sự chấp thuận của giảng viên hướng dẫn.
Sinh viên có thể tham khảo đề cương chi tiết viết khóa luận theo các đề tài trên tại Web Khoa theo đường link: www.donga.edu.vn/ketoan nhấn mục thực tập thực hành (bên phải màn hình). Các đề cương Chuyên đề tốt nghiệp kế toán mang tính hướng dẫn, sinh viên có thể thay đổi bố cục hoặc bổ sung nếu thấy phù hợp với tình hình thực tế ở doanh nghiệp hơn nhưng phải được sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn.

Xem Thêm ==> Viết thuê chuyên đề tốt nghiệp giá rẻ 

Cách triển khai viết bài chuyên đề tốt nghiệp kế toán

Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp kế toán thực tập tốt nghiệp gồm 2 chương:

  • Chương 1: Giới thiệu (tổng quan về) đơn vị thực tập: (5-7 trang)
  • 1.1.Quá trình hình thành và phát triển (đơn vị thực tập): nêu được năm thành lập, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế, lĩnh vực kinh doanh, vốn điều lệ, số lao động, mặt bằng SXKD, các thời kỳ hoạt động (theo mốc chung của nền kinh tế và các mốc tách nhập, đổi tên của doanh nghiệp, một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của DN trong một số năm gần đây – ít nhất 3 năm (từ 2014, 2015, 2016) – số liệu càng cập nhật càng tốt (Tổng doanh thu, tổng chi phí, số lao động bình quân, vốn bình quân, nộp ngân sách, lợi nhuận sau thuế, thu nhập bình quân 1 lao động/tháng). (Thông qua bảng tài liệu – Có Nhận xét, đánh giá sơ bộ). Nêu rõ chức năng, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh….của đơn vị thực tập. Chia nhỏ thành các mục sau:
  • 1.1.1. Lịch sử hình thành
  • 1.1.2. Quá trình phát triển
  • 1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
  • 1.2. Quy trình công nghệ sản xuất, kinh doanh dịch vụ (nếu là doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, …): vẽ sơ đồ và thuyết minh.
  • 1.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty
  • 1.2.2. Sơ đồ tổ chức sản xuất (Vẽ sơ đồ và chú thích)
  • 1.3.Tổ chức bộ máy quản lý của công ty: vẽ sơ đồ bộ máy quản lý (kể cả các bộ phận sản xuất, …) và thuyết minh nhiệm vụ của từng cá nhân trong Ban lãnh đạo và các phòng ban chức năng.
  • 1.3.1. Đặc điểm chung
  • 1.3.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty (Vẽ sơ đồ, chú thích chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận)
  • Chương 2: Thực trạng tổ chức và hạch toán kế toán tại (tên đơn vị thực tập): (15-20 trang)
  • 2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: mô hình tổ chức, vẽ sơ đồ và thuyết minh nhiệm vụ của các bộ phận kế toán
  • 2.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán: hình thức kế toán áp dụng tại đơn vị thực tập (vẽ sơ đồ minh họa)
  • 2.3. Một số chỉ tiêu khác:
  • 2.3.1. Hệ thống tài khoản sử dụng tại đơn vị: Nêu rõ tại đơn vị sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định số bao nhiêu? Ngày tháng năm nào. Nhớ không thể hiện hệ thống tài khoản ra.
  • 2.3.1. Phương pháp tính thuế GTGT tại đơn vị: Nêu rõ tại đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hay phương pháp trực tiếp
  • 2.3.3. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho tại đơn vị: Nêu rõ tại đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ
  • 2.4. Thực trạng một số phần hành kế toán tại DN:
  • 2.4.1 Thực trạng kế toán vốn bằng tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn
  • 2.4.1.1. Thu tiền mặt
  • -Chứng từ kế toán: Photo hoặc kẻ chứng từ kế toán làm ví dụ minh họa: Như hóa đơn bán hàng…
  • -Chứng từ gốc: Photo hoặc kẻ phiếu thu
  • -Từ các chứng từ trên:
  • +Vào sổ quỹ và sổ chi tiết
  • +Lập bảng kê và lập chứng từ ghi sổ (Nếu DN áp dụng theo hình thức CTGS) hoặc lập CTGS
  • -Vào sổ cái và sổ ĐKCTGS (Nếu DN áp dụng theo hình thức CTGS)
  • 2.4.1.2. Chi tiền mặt….
  • 2.4.2 Thực trạng kế toán nguyên vậy liệu-CCDC
  • 2.4.3 Thực trạng kế toán TSCĐ
  • 2.4.4 Thực trạng kế toán thanh toán
  • Lưu ý: Sinh viên cần trình bày Chuyên đề tốt nghiệp kế toán sao cho thấy rõ quy trình kế toán, trình tự luân chuyển số liệu kế toán và tổng hợp số liệu, các số liệu thu thập phải cùng một kỳ càng cập nhật càng tốt, các số liệu và dữ liệu phải nhất quán giữa các chứng từ gốc (chứng từ ban đầu), chứng từ kế toán, sổ sách và báo cáo kế toán có liên quan. VD: mã số thuế của cùng 1 đơn vị phải giống nhau trong các chứng từ khác nhau.

Xem Thêm ==> Kho chuyên đề tốt nghiệp ngành Kế toán 

Hướng dẫn chung viết chuyên đề Báo cáo thực tập tốt nghiệp

  • Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán  gồm 3 chương và sắp xếp theo thứ tự sau:
  • Mục lục
  • Danh mục các chữ viết tắt (nếu có)
  • Danh mục các bảng (nếu có)
  • Danh mục các hình vẽ, đồ thị (nếu có).
  • Chương 1: Giới thiệu (tổng quan về) đơn vị thực tập: (5-7 trang)
  • 1.1.Quá trình hình thành và phát triển (đơn vị thực tập): nêu được năm thành lập, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế, lĩnh vực kinh doanh, vốn điều lệ, số lao động, mặt bằng SXKD, các thời kỳ hoạt động (theo mốc chung của nền kinh tế và các mốc tách nhập, đổi tên của doanh nghiệp, một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của DN trong một số năm gần đây – ít nhất 3 năm (từ 2014, 2015, 2016) – số liệu càng cập nhật càng tốt (Tổng doanh thu, tổng chi phí, số lao động bình quân, vốn bình quân, nộp ngân sách, lợi nhuận sau thuế, thu nhập bình quân 1 lao động/tháng). (Thông qua bảng tài liệu – Có Nhận xét, đánh giá sơ bộ). Nêu rõ chức năng, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh….của đơn vị thực tập. Chia nhỏ thành các mục sau:
  • 1.1.1. Lịch sử hình thành
  • 1.1.2. Quá trình phát triển
  • 1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
  • 1.2. Quy trình công nghệ sản xuất, kinh doanh dịch vụ (nếu là doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, …): vẽ sơ đồ và thuyết minh.
  • 1.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty
  • 1.2.2. Sơ đồ tổ chức sản xuất (Vẽ sơ đồ và chú thích)
  • 1.3.Tổ chức bộ máy quản lý của công ty: vẽ sơ đồ bộ máy quản lý (kể cả các bộ phận sản xuất, …) và thuyết minh nhiệm vụ của từng cá nhân trong Ban lãnh đạo và các phòng ban chức năng.
  • 1.3.1. Đặc điểm chung
  • 1.3.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty (Vẽ sơ đồ, chú thích chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận)
    Chương 2: Thực trạng tổ chức và hạch toán kế toán tại (tên đơn vị thực tập): (50-70 trang)
  • 2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: mô hình tổ chức, vẽ sơ đồ và thuyết minh nhiệm vụ của các bộ phận kế toán
  • 2.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán: hình thức kế toán áp dụng tại đơn vị thực tập (vẽ sơ đồ minh họa), hệ thống chứng từ kế toán (nêu tên các loại chứng từ kế toán sử dụng), sổ kế toán (nêu tên các sổ chi tiết, sổ kế toán tổng hợp) áp dụng tại DN, các Báo cáo tài chính, Báo cáo quản trị (ngoài các báo cáo bắt buộc theo chế độ quy định). Báo cáo thuế, …
  • Các chính sách, phương pháp kế toán áp dụng tại đơn vị thực tập: kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ kế toán, phương pháp tính thuế GTGT phải nộp, phương pháp hạch toán hàng tồn kho, phương pháp tính giá vật tư sản phẩm hàng hóa xuất kho, phương pháp khấu hao tài sản cố định..
  • 2.3.Thực trạng một số phần hành kế toán tại DN:
  • 2.3.1 Thực trạng kế toán (tên phần hành…)
  • 2.3.2 Thực trạng kế toán (tên phần hành…)
  • Chương 3: Nhận xét và đề xuất (3-10 trang)
  • 2.1. Nhận xét: (càng kỹ càng tốt)
  • – Các ưu điểm
  • – Một số hạn chế
  • 2.2. Một số ý kiến đề xuất: (nên có khoảng 3 đề xuất trở lên)
  • – Đề xuất 1: cơ sở của đề xuất, nội dung đề xuất, hiệu quả đề xuất.
  • – Đề xuẩt 2
  • 2.3. Một số kiến nghị – nếu có (với cơ quan chủ quản, các cơ quan chức năng của nhà nước, địa phương)
  • Tài liệu tham khảo
    Bảng cam kết (bản gốc)
    Bảng tự đánh giá nhận xét của SVTT (bản gốc)
    Nhận xét của đơn vị thực tập (bản gốc-Photo lưu lại 1 bản để kẹp vào KLTN)
    Nhận xét của GVHD
    Lưu ý: Sinh viên cần trình bày Chuyên đề tốt nghiệp kế toán sao cho thấy rõ quy trình kế toán, trình tự luân chuyển số liệu kế toán và tổng hợp số liệu, các số liệu thu thập phải cùng một kỳ càng cập nhật càng tốt, các số liệu và dữ liệu phải nhất quán giữa các chứng từ gốc (chứng từ ban đầu), chứng từ kế toán, sổ sách và báo cáo kế toán có liên quan. VD: mã số thuế của cùng 1 đơn vị phải giống nhau trong các chứng từ khác nhau.
    V. Hướng dẫn chung viết khóa luận tốt nghiệp (Giai đoạn 3):
    Tùy theo đề tài mà nội dung chính của khóa luận sẽ có bao nhiêu chương (phần). Phần Khóa luận tốt nghiệp ngành kế toán có kết cấu 3 chương, trình trình bày theo trình tự sau:
    Khóa luận thực tập tốt nghiệp được sắp xếp theo thứ tự sau:
    Báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm 3 chương và sắp xếp theo thứ tự sau:
    Trang phụ bìa (mẫu kèm theo)
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt (nếu có)
    Danh mục các bảng (nếu có)
    Danh mục các hình vẽ, đồ thị (nếu có).
    MỞ ĐẦU (trang đầu)
    1. Lý do chọn đề tài:
    2. Đơn vị thực tập
    3. Phạm vi thực tập: nội dung, thời gian
    4. Cấu trúc khóa luận :
    Chương 1 : Cơ sở lý luận của đề tài (theo đề cương chi tiết của từng đề tài)
    Nêu các khái niệm, ý nghĩa (vai trò), đặc điểm, phân loại đối tượng kế toán, các phương pháp tính giá, chứng từ, sổ chi tiết, Bảng tổng hợp chi tiết, các bảng tính giá, tài khoản sử dụng, trình tự và phương pháp hạch toán, các báo cáo (nếu có).
    Chương 2 : Thực trạng kế toán……. tại doanh nghiệp……
    2.1. Giới thiệu (tổng quan về) đơn vị thực tập: (5-7 trang)
    1.1.Quá trình hình thành và phát triển (đơn vị thực tập): nêu được năm thành lập, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế, lĩnh vực kinh doanh, vốn điều lệ, số lao động, mặt bằng SXKD, các thời kỳ hoạt động (theo mốc chung của nền kinh tế và các mốc tách nhập, đổi tên của doanh nghiệp, một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của DN trong một số năm gần đây – ít nhất 3 năm (từ 2014, 2015, 2016) – số liệu càng cập nhật càng tốt (Tổng doanh thu, tổng chi phí, số lao động bình quân, vốn bình quân, nộp ngân sách, lợi nhuận sau thuế, thu nhập bình quân 1 lao động/tháng). (Thông qua bảng tài liệu – Có Nhận xét, đánh giá sơ bộ). Nêu rõ chức năng, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh….của đơn vị thực tập. Chia nhỏ thành các mục sau:
    1.1.1. Lịch sử hình thành
    1.1.2. Quá trình phát triển
    1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
    1.2. Quy trình công nghệ sản xuất, kinh doanh dịch vụ (nếu là doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, …): vẽ sơ đồ và thuyết minh.
    1.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty
    1.2.2. Sơ đồ tổ chức sản xuất (Vẽ sơ đồ và chú thích)
    1.3.Tổ chức bộ máy quản lý của công ty: vẽ sơ đồ bộ máy quản lý (kể cả các bộ phận sản xuất, …) và thuyết minh nhiệm vụ của từng cá nhân trong Ban lãnh đạo và các phòng ban chức năng.
    1.3.1. Đặc điểm chung
    1.3.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty (Vẽ sơ đồ, chú thích chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận)
    2.2. Thực trạng tổ chức và hạch toán kế toán tại (tên đơn vị thực tập): (50-70 trang gồm cả mẫu biểu chứng từ, sổ sách kế toán)
    2.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: mô hình tổ chức, vẽ sơ đồ và thuyết minh
    nhiệm vụ của các bộ phận kế toán
    2.2.2.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán: hình thức kế toán áp dụng tại đơn vị thực tập (vẽ sơ đồ minh họa), hệ thống chứng từ kế toán (nêu tên các loại chứng từ kế toán sử dụng), sổ kế toán (nêu tên các sổ chi tiết, sổ kế toán tổng hợp) áp dụng tại DN, các Báo cáo tài chính, Báo cáo quản trị (ngoài các báo cáo bắt buộc theo chế độ quy định). Báo cáo thuế, …
    Các chính sách, phương pháp kế toán áp dụng tại đơn vị thực tập: kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ kế toán, phương pháp tính thuế GTGT phải nộp, phương pháp hạch toán hàng tồn kho, phương pháp tính giá vật tư sản phẩm hàng hóa xuất kho, phương pháp khấu hao tài sản cố định..
    2.2.3.Thực trạng công tác kế toán ….tại DN (theo đề cương chi tiết của từng đề tài)
    – Đặc điểm, phân loại đối tượng kế toán tại đơn vị thực tập. VD: nếu sinh viên làm đề tài tiền lương thì cần nói kỹ về đặc điểm, phân loại đội ngũ lao động của DN, làm đề tài về NVL thì viết về đặc điểm, phân loại NVL trong đơn vị thực tập….
    – Tính giá đối tượng hoặc phương pháp tính toán có liên quan đến đề tài
    – Quy trình kế toán đối tượng….(nếu trình bày dưới dạng sơ đồ khối thì rất tốt)
    – Chứng từ, thủ tục ban đầu (có ví dụ thực tế, mẫu biểu cùng số liệu minh họa)
    – Các sổ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết (có mẫu biểu số liệu thực tế minh họa)
    – Tài khoản sử dụng, trình tự (sơ đồ) hạch toán
    – Vào sổ tổng hợp (sổ Nhật ký, sổ Cái – các số liệu thực tế)
    Lưu ý: Sinh viên cần trình bày sao cho thấy rõ quy trình kế toán, trình tự luân chuyển số liệu kế toán và tổng hợp số liệu, các số liệu thu thập phải cùng một kỳ càng cập nhật càng tốt, các số liệu và dữ liệu phải nhất quán giữa các chứng từ gốc (chứng từ ban đầu), chứng từ kế toán, sổ sách và báo cáo kế toán có liên quan. VD: mã số thuế của cùng 1 đơn vị phải giống nhau trong các chứng từ khác nhau.
    Chương 3 : Nhận xét và đề xuất (3-10 trang)
    Đánh giá những mặt ưu nhược của thực trạng tại đơn vị thực tập, định hướng phát triển của đơn vị, sự thay đổi của môi trường => đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
    Chuyên đề tốt nghiệp kế toán Các giải pháp đều phải có tên gọi của giải pháp, cơ sở đề xuất giải pháp (lý do, nguyên nhân), nội dung giải pháp (có minh họa bằng các ví dụ, các bảng biểu, các tính toán định lượng), các điều kiện thực hiện giải pháp, hiệu quả kinh tế xã hội của giải pháp (nếu ước tính được bằng số liệu thì càng tốt). Cuối chương III cũng có thể (không nhất thiết phải có) nêu ra các kiến nghị đối với các cơ quan chủ quản, cơ quan chức năng của Nhà nước và cơ quan quản lý địa phương. Các kiến nghị phải hợp lý và khả thi, có hiệu quả trên cả góc độ vi mô và vĩ mô.
    Để bảo đảm chất lượng khóa luận, số lượng giải pháp nên có là khoảng 3 – 10 giải pháp. Phần nhận xét đánh giá nên gói gọn trong 10 trang trở lại, phần giải pháp cần giải thích kỹ càng và trình bày trên 10 trang (càng nhiều nội dung càng tốt). Các kiến nghị (nếu có) không nên quá 5 trang
    Lưu ý: Chuyên đề tốt nghiệp kế toán các nhận xét ưu nhược và các giải pháp phải thuộc phạm vi đề tài, giải pháp phải nhằm khắc phục các hạn chế đã nêu trong phần nhận xét, phải xuất phát từ đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị, các ý tưởng của giải pháp phải được triển khai càng cụ thể càng tốt nhằm bảo đảm tính khả thi của giải pháp (tránh chung chung thế nào cũng trúng đối với bất kỳ đơn vị nào). VD: sinh viên đề xuất giải pháp mở sổ chi tiết theo dõi thanh toán với người mua nước ngoài thì cần đưa ra mẫu sổ, phương pháp ghi sổ, luân chuyển chứng từ dùng ghi sổ…
    KẾT LUẬN
    Tài liệu tham khảo
    Nhận xét của đơn vị thực tập (Bản sao)
    Nhận xét của GVHD

Làm sao để làm tốt chuyên đề tốt nghiệp kế toán hay nhất

  • 1. Hình thức phải có đầy đủ các mục trình bày theo trình tự như yêu cầu.
  • 2. Có bố cục cân đối hài hòa giữa các nội dung chính, bảo đảm tính logic và nhất quán.
  • 3. Lời mở đầu nêu sự cần thiết, ý nghĩa của đề tài, phạm vi nghiên cứu của đề tài, bố cục nội dung chính của đề tài.
  • 4. Nội dung chính trình bày theo trình tự logic đi từ chi tiết đến tổng hợp, theo thứ tự thời gian phát sinh, có kết nối giữa các phần. Cuối mỗi chương nên dành khoảng ½ – 1 trang tóm tắt nội dung của chương và giới thiệu chuyển tiếp sang chương mới.
  • 5. Tiêu đề của các chương mục tiểu mục phải phù hợp với nội dung trình bày trong chương mục và tiểu mục đó. Với mỗi nội dung đều được giải trình rõ ràng, suy luận một cách logic.
  • 6. Các bảng biểu sơ đồ đều phải được đánh số, có tên gọi, có đơn vị tính xác định, có kỳ kế toán xác định.Số liệu, dữ liệu của các chứng từ, bảng biểu, sổ sách có liên quan phải khớp với nhau.
  • 7. Các Bảng tổng hợp, Bảng tính phái có đầy đủ số liệu cộng dòng và cộng cột (theo quy định cho Bảng đó).Các dẫn chứng, số liệu phải được chỉ ra nguồn gốc rõ ràng. Các tài khoản minh họa phải có đầy đủ số dư (nếu có), tổng phát sinh.
  • 8. Tránh viết một ý lặp đi lặp lại ở nhiều nội dung khác nhau. Văn viết cần xúc tích, cô đọng, mạch lạc, đúng chính tả, không có hoặc có rất ít lỗi in ấn.
  • 9. Các giải pháp phải có tên gọi cụ thể, có giải thích cơ sở đề xuất giải pháp, phải nhằm giải quyết các vấn đề của thực tiễn, phù hợp với nhận xét đánh giá ưu nhược trước đó, nêu ý nghĩa (hiệu quả kinh tế xã hội của giải pháp. Các giải pháp chính phải phù hợp với nội dung của đề tài.
  • 10. Kết luận cần tóm tắt các nội dung và kết quả đạt được của khóa luận.

Cách trình bày chuyên đề tốt nghiệp kế toán hay nhất

Chuyên đề tốt nghiệp kế toán phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị.
1. Về soạn thảo văn bản
Sử dụng font chữ Times New Roman cỡ chữ 13 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn các khoảng cách chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,3 lines; lề trên 2,0cm; lề dưới 2,0cm; lề trái 3,0cm; lề phải 2,0cm. Số trang được đánh ở bên phải, phía dưới cuối mỗi trang giấy. Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang (hạn chế trình bày theo cách này).
Sử dụng khổ giấy A4 (210 x 297 mm). Số trang đối với báo cáo thực tập tốt nghiệp từ 60 trang trở lên, đối với khoá luận tốt nhiệp từ 50 trang đến 70trang (không kể phụ lục).

Xem Thêm ==> 95 đề tài Báo cáo thực tập luật Hành Chính hay nhất – Luật HCM
2. Tiểu mục
Các tiểu mục của được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm 4 chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (Ví dụ: 3.1.2.1 chỉ tiểu mục 1 nhóm tiểu mục 2 mục 1 chương 3). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo.
3. Bảng biểu, hình vẽ
Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ phải gắn với số chương; ví dụ: Hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong chương 3. Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ, ví dụ: “Nguồn: Bộ Tài chính 1996”. Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục Tài liệu tham khảo. Đầu đề của bảng biểu phía trên bảng, đầu đề của hình vẽ ghi phía dưới hình. Thông thường, những bảng ngắn và đồ thị phải đi liền với phần nội dung đề cập tới các bảng và đồ thị này ở lần thứ nhất. Các bảng dài có thể để ở những trang riêng nhưng cũng phải tiếp theo ngay phần nội dung đề cập tới bảng này ở lần đầu tiên.
Các bảng rộng vẫn trình bày theo chiều đứng dài 297 mm của trang giấy, chiều rộng của trang giấy có thể hơn 210 mm. Chú ý gấp trang giấy này sao cho số và đầu đề của hình vẽ hoặc bảng vẫn có thể nhìn thấy ngay mà không cần mở rộng tờ giấy. Cách làm này cũng giúp để tránh bị đóng vào gáy của khóa luận tốt nghiệp/báo cáo phần mép gấp bên trong hoặc xén rời mất phần mép gấp bên ngoài. Tuy nhiên, hạn chế sử dụng các bảng quá rộng này.
Trong khóa luận tốt nghiệp, các bảng biểu, hình vẽ phải được vẽ sạch sẽ bằng mục đen để có thể sao chụp lại; có đánh số và ghi đầy đủ đầu đề; cỡ chữ 13. Khi đề cập đến các bảng biểu và hình vẽ phải nêu trong bảng 2.1 hoặc xem hình 3.2 mà không được viết “… được nêu trong bảng dưới đây” hoặc “trong đồ thị của X và Y sau”.
4. Viết tắt
Không lạm dụng việc viết tắt trong khóa luận tốt nghiệp/báo cáo. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong khóa luận tốt nghiệp/báo cáo. Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong khóa luận tốt nghiệp/báo cáo. Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên cơ quan, tổ chức… thì được viết sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự A,B,C) ở phần đầu khóa luận tốt nghiệp/báo cáo.
5. Tài liệu tham khảo và cách trích dẫn
Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa, mang tính chất gợi ý không phải của riêng tác giả và mọi tham khảo khác phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong danh mục Tài liệu tham khảo của khóa luận tốt nghiệp/báo cáo. Phải nêu rõ cả việc sử dụng những đề xuất hoặc kết quả của đồng tác giả. Nếu sử dụng tài liệu của người khác và của đồng tác giả (bảng biểu, hình vẽ, công thức, đồ thị, phương trình, ý tưởng…) mà không chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu thì khóa luận tốt nghiệp/báo cáo không được duyệt.
Không trích dẫn những kiến thức phổ biến, mọi người đều biết cũng như không làm khóa luận tốt nghiệp/báo cáo nặng nề với những tham khảo trích dẫn. Việc trích dẫn, tham khảo chủ yếu nhằm thừa nhận nguồn của những ý tưởng có giá trị và giúp người đọc theo được mạch suy nghĩ của tác giả, không làm trở ngại việc đọc.
Nếu không có điều kiện tiếp cận được một tài liệu gốc mà phải trích dẫn thông qua một tài liệu khác thì phải nêu rõ cách trích dẫn này, đồng thời tài liệu gốc đó không được liệt kê trong danh mục Tài liệu tham khảo.
Khi cần trích dẫn một đoạn ít hơn hai câu hoặc bốn dòng đánh máy thì có thể sử dụng dấu ngoặc kép để mở đầu và kết thúc phần trích dẫn. Nếu cần trích dẫn dài hơn thì phải tách phần này thành một đoạn riêng khỏi phần nội dung trang trình bày, với lề trái lùi vào thêm 2cm. Khi này mở đầu và kết thúc đoạn trích này không phải sử dụng dấu ngoặc kép.
Cách xếp danh mục Tài liệu tham khảo xem phụ lục như sau:
– Cách ghi cho mỗi tài liệu:
i. Họ và tên tác giả (Năm xuất bản), Tên sách, Nhà xuất bản, Nơi xuất bản.
ii. Họ và tên tác giả (Năm xuất bản), Tên bài báo, Tên tạp chí, số tạp chí. Ví dụ:
1. PGS.TS Nguyễn Thị Đông (2014), Giáo trình Kế toán công ty, NXB Đại học Kinh tế quốc dân – Hà Nội.
2. Bộ Tài chính (2014); Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa; Tạp chí Tài chính, Số 184/2014.
iii. Nếu tài liệu chưa công bố ghi (Tài liệu chưa công bố); nếu tài liệu nội bộ, ghi (Lưu hành nội bộ).
– Sắp xếp trong toàn bộ thư mục
i. Sắp xếp theo chữ cái đầu tiên của tên tác giả; nếu chữ cái thứ nhất giống nhau thì phân biệt theo chữ cái tiếp theo; nếu trùng chữ cái thì phân việt theo vần; trùng vần thì phân biệt theo dấu thanh: không, huyền, sắc, hỏi, ngã.
ii. Nếu tài liệu nước ngoài ít thì xếp chung; nếu nhiều thì xếp thành mục riêng: I. TÀI LIỆU VIỆT NAM; II.TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI
iii. Có thể xếp chung sách và báo hoặc xếp riêng thành các mục: I. SÁCH; II. BÁO; III.TÀI LIỆU KHÁC.
iv. Nhiều người thì ghi: Nhiều tác giả, Nhiều soạn giả, Nhiều dịch giả và dùng chữ cái G để sắp xếp.
v. Nhiều tác giả nhưng có chủ nhiệm, chủ biên thì ghi tên của chủ nhiệm, chủ biên, ví dụ: Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên)…
vi. Tên cơ quan, địa phương: sử dụng chữ đầu để sắp xếp, ví dụ: Tỉnh Đồng Tháp, Viện Dân tộc học… thì lấy theo chữ cái T, V để sắp xếp.
Việc trích dẫn là theo số thứ tự tài liệu ở danh mục Tài liệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông, khi cần có cả số trang, ví dụ [15, tr.314-315]. Đối với phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nha, số của từng tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông, theo thứ tự tăng dần, ví dụ [19], [25], [41].


6. Phụ lục của khóa luận tốt nghiệp/báo cáo
Phần này bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc bổ trợ cho nội dung của khóa luận tốt nghiệp/báo như số liệu, mẫu biểu, chứng từ kế toán sao chụp… Nếu sử dụng những câu trả lời cho một bảng câu hỏi thì bảng câu hỏi mẫu này phải được đưa vào phần Phụ lục ở dạng nguyên bản đã cùng để điều tra, thăm dò ý kiến; không được tóm tắt hoặc sửa đổi. Phụ lục không được dày hơn phần chính của khóa luận tốt nghiệp/báo cáo. Các phần phụ lục phải được đặt tên và đánh số. Đánh số trang phần phụ lục có thêm chữ P trước phần số, ví dụ: P1, P2…


Cách làm Chuyên đề tốt nghiệp kế toán điểm cao, hướng dẫn A-Z được chia sẻ miễn phí. Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên, nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo