Dưới đây là mẫu Cách Làm Báo Cáo Thực Tập Trường ĐH Công Nghiệp TPHCM dành cho các bạn sinh viên ngành Quản trị kinh doanh đang làm báo cáo tốt nghiệp, mẫu Cách Làm Báo Cáo Thực Tập Trường ĐH Công Nghiệp TPHCM được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình
Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp, nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói, chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149
1. Mục đích của việc thực tập tốt nghiệp
– Sinh viên vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học để nghiên cứu, phân tích một vấn đề
cụ thể trong lĩnh vực ngành / chuyên ngành được đào tạo.
– Sinh viên tìm hiểu yêu cầu và môi trường làm việc trong lĩnh vực thực tập để làm
quen và chủ động thích nghi sau khi tốt nghiệp.
– Có khả năng thực hành được một phần nghiệp vụ, công việc trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp
– Phát triển các kỹ năng nghề nghiệp trong quá trình thực hiện ở doanh nghiệp. Vận
dụng được các lý thuyết đã học để thực hiện công việc – phân tích – tổng hợp
– Sản phẩm của quá trình thực tập là những kinh nghiệm, kỹ năng thực tế sinh viên học hỏi được, cách nhìn nhận và phân tích vấn đề, cách ứng dụng lý thuyết vào thực tế. Thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu cần thiết để giải quyết vấn đề kinh doanh đã được xác định;
– Báo cáo thực tập phải thể hiện được những điều này.
Xem Thêm ==> Viết thuê chuyên đề tốt nghiệp giá rẻ
2. Yêu cầu của quá trình thực tập tốt nghiệp
– Sinh viên tham gia tìm hiểu tình hình thực tế tại doanh nghiệp, cần đáp ứng các yêu
cầu của doanh nghiệp về thời gian thực tập, và các yêu cầu, đòi hỏi khác của doanh
nghiệp.
– Sinh viên cần biết cách ứng dụng lý thuyết vào thực tế, biết cách nhận diện và phân
tích vấn đề.
– Sinh viên cần nắm bắt được các kỹ năng nghề nghiệp, học hỏi từ kinh nghiệm của các nhân viên.
– Sinh viên liên hệ thường xuyên với giảng viên hướng dẫn để đảm bảo định hướng tìm hiểu thực tế và việc làm Báo cáo thực tập không bị sai lệch khỏi mục tiêu và yêu cầu ban đầu
– Nghiêm cấm sinh viên chép bài của người khác. Trong trường hợp phát hiện sinh viên trên 30%, báo cáo thực tập hoặc khóa luận tốt nghiệp của sinh viên sẽ bị điểm không (0).
PHẦN 1: BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đại Học Công Nghiệp
Bố cục của báo cáo:
Thông thường bố cục của một báo cáo như sau:
1 Trang bìa: bao gồm trang bìa chính và trang bìa phụ (xem Phụ lục 1).
Chuyên ngành:
- Đại học chính quy, liên thông VLVH – Quản trị kinh doanh – 52340101
- Đại học chính quy – Marketing – 52340115
- Đại học chất lượng cao – Quản trị kinh doanh – 52340101C
- Đại học chất lượng cao – Marketing – 52340115C
- Cao đẳng chính quy – Quản trị kinh doanh – C340101
- Cao đẳng chính quy – Marketing – C340115
- Cao đẳng nghề – Quản trị kinh doanh – N340101
- Cao đẳng nghề – Marketing – N340115
1.2. Lời cảm ơn
Nêu lời cảm ơn đến cá nhân và tổ chức hỗ trợ cho bạn trong quá trìn thực tập và hoàn thành báo cáo (xem Phụ lục 2).
1.3. Lời cam kết
Lời cam kết nêu rõ báo cáo do chính bạn soạn thảo, không sao chép từ bất kỳ tài liệu của người khác và cũng sẽ không nhận được bất cứ điểm nào nếu vi phạm theo quy định của trường (xem Phụ lục 2).
1.4. Mục lục
Gồm tất cả các chương, mục và tiểu mục và sử dụng cùng hệ thống đánh số cho toàn bộ báo cáo. Trình bày chi tiết tối đa đến mục cấp 3, số trang. Riêng phần phụ lục thì không trình bày chi tiết. (xem Phụ lục 3)
1.5. Danh sách bảng
Liệt kê chính xác số thứ tự và tên của các bảng trong báo cáo và trong phần phụ lục với số trang tương ứng. (xem Phụ lục 3)
1.6. Danh sách hình
Liệt kê chính xác số thứ tự và tên của các hình trong báo cáo và trong phần phụ lục với số trang tương ứng. (xem Phụ lục 3)
1.7. Danh mục từ viết tắt
Trình bày đầy đủ các thuật ngữ viết tắt trong bài viết, trong bài viết phải viết đầy đủ cho lần đầu tiên và kèm theo từ viết tắt. Ví dụ: Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Các đơn vị đo lường không cần trình bày. (xem Phụ lục 3)
1.8. Nội dung chính của báo cáo (Nội dung bên dưới là khung cơ sở cho thực tập doanh nghiệp – Sinh viên trao đổi cụ thể với giảng viên hướng dẫn khi thực hiện)
Xem Thêm ==> Kho chuyên đề tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
- Mô tả ngắn ngọn về công ty, nhà máy hoặc doanh nghiệp và địa chỉ của đơn vị thực tập.
- Lịch sử hình thành công ty; các công ty thành viên (nếu có) · Tầm nhìn, sứ mạng và chức năng nhiệm vụ của công ty
- Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
- Thông tin người hướng dẫn hoặc giám sát tại công ty bao gồm tên và chức vụ.
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo tháng, quí hoặc năm từ 03 mốc thời gian liên tiếp thể hiện được xu hướng
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP Sinh viên trình bày các nội dung chính sau:
Kế hoạch thực tập
- Trình bày mục tiêu thực tập (tối thiểu 03 mục tiêu) · Trình bày tiến độ theo kế hoạch thực tập.
- Mô tả nội dung thực tập tại doanh nghiệp
Kiến thức lý thuyết môn học áp dụng trong quá trình thực tập
- Sinh viên trình bày các kiến thức môn học liên quan đến công việc thực tập · Trình bày các công cụ phần mềm, kỹ thuật, kỹ năng đã được học sử dụng
cho thực tập Trải nghiệm thực tế
- Giới thiệu chức năng và phân tích thực trạng của phòng, ban, công ty, hoặc nhà máy nơi thực tập
- Trình bày được kiến thức, kỹ năng và thái độ đã học được trong quá trình thực tập.
- Trình bày mức độ tương tác với các phòng, ban, quản lý hoặc nhân viên trong quá trình bạn thực tập.
- Trình bày vấn đề gặp phải và cách giải quyết trong quá trình thực tập.
- Những đề xuất đối với đơn vị thực tập của học viên trong quá trình thực tập. Kết quả quá trình thực tập
- So sánh giữa kỳ vọng và kết quả đạt qua quá trình thực tập.
- Nhận xét mức độ tương quan giữa trải nghiệm thực tế so với kiến thức đã học tại trường.
- Trình bày trải nghiệm thực sự những gì bạn đã học qua quá trình thực tập.
CHƯƠNG 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Tóm tắt rút kết bài học kinh nghiệm
- Tự nhận xét điểm yếu và điểm mạnh, sự phù hợp của kiến thức đã học khi ứng dụng vào thực tiễn qua quá trình thực tập
- Kế hoạch định hướng hoàn thiện kỹ năng và kiến thức nghề nghiệp trong tương lai của bản thân
- Khuyến nghị cho các sinh viên khác về thực tập doanh nghiệp.
1.9. Tài liệu tham khảo
Liệt kê đầy đủ và chính xác tất cả tài liệu bao gồm sách, bài viết, báo cáo đã được trích dẫn trong báo cáo. (xem Phụ lục 4)
1.10. Phụ lục
Phụ lục bao gồm tất cả tài liệu mang tính tham khảo, hoặc bổ sung cho những nội dung trong báo cáo. Bao gồm cả những nội dung liên quan đến phỏng vấn/khảo sát.
1.11 Các biểu mẫu của khoa (TTDN_QTKD_M1 đến TTDN_QTKD_M6) (xem Phụ lục 5).
Yêu cầu chung của báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập doanh nghiệp có tổng số trang bao gồm 30-50 trang không kể phần mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo.
2.1 Ngôn ngữ
Trong báo cáo chỉ dùng tiếng Việt, không sử dụng tiếng nước ngoài (kể cả đồ thị, biểu đồ, hình vẽ…) trừ danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh; Trường hợp thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng tiếng Anh.
Thuật ngữ: Đối với tiếng Việt thì căn cứ vào những quy định trong tự điển bách khoa làm căn cứ, tuynhiên nếu có trường hợp từ có hai cách viết thì nên chọn một và thống nhất trong cả bài viết.
2.2 Kiểu chữ và cỡ chữ:
Kiểu chữ: Times New Roman
Cỡ chữ:
Chương/mục | Ký hiệu | Cỡ chữ | Kiểu | Ghi chú |
Chương | CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2 | 16 | VIẾT HOA, in đậm, canh giữa | Mỗi chương bắt đầu ở một trang mới. Tên chương ở dưới chữ “CHƯƠNG”. |
Mục cấp 1 | 1.1 1.2 2.1 2.2 | 13 | VIẾT HOA, in đậm, canh lề trái | |
Mục cấp 2 | 1.1.1 1.1.2 2.1.1 2.1.2 | 13 | Viết thường, in đậm, canh lề trái 1cm | |
Mục cấp 3 | 1.1.1.1 1.1.1.2 2.1.1.1 2.1.1.2 | 13 | Viết thường, chữ nghiêng, in đậm, canh lề trái 1cm | |
Văn bản | 13 | Viết thường, canh lề đều | ||
Tên bảng | Bảng 1.1: | 13 | Viết thường phía trên |
bảng, canh lề trái | ||||
Tên hình | Hình 1.1: | 13 | Viết thường phía sau hình, canh giữa | |
Nguồn | Nguồn: Niên giám thống kê, 2017 | 11 | Viết thường phía sau tên hình, in nghiêng, canh lề trái |
2.3 Khổ trang, lề trang
Giấy A4, in một mặt.
Định lề: lề trái 3,0 cm; lề phải, lề trên, lề dưới: 2 cm. Header và footer: 1,0 cm. Không áp dụng header và footer.
2.4 Cách dòng và cách đoạn
- Cách dòng (line spacing): 1,5 lines. Ngoại trừ, các trường hợp sau thì cách dòng là 1 lines: Tài liệu tham khảo, bảng, hình, phụ lục, ghi chú cho bảng.
- Cách đoạn (spacing): before 6 pt và after 0 pt.
- Các dấu cuối câu (phẩy, chấm, hai chấm…) phải nằm liền với từ cuối cùng và từ kế tiếp cách một ký tự trống. Nếu cụm từ đặt trong dấu ngoặc thì dấu ngoặc phải liền với từ đầu tiên và từ cuối cùng.
– Bảng, hình phải được đặt theo ngay sau phần mà nó được đề cập trong bài viết lần đầu tiên.
– Bảng, hình được trình bày theo chiều đứng của giấy và canh giữa. Trường hợp bảng, hình được trình bày theo chiều ngang của giấy thì phần đầu của bảng, hình phải quay về gáy của cuốn báo cáo.
– Phải được đánh số theo từng loại và bao gồm số thứ tự của chương.
Ví dụ: Hình 1.1, Hình 1.2, …. (trong đó số 1 đầu tiên là số thứ tự của chương, số 1, 2, … tiếp theo là số thứ tự của hình trong chương đó).
Tương tự, Bảng 1.1, Bảng 1.2, …. (trong đó số 1 đầu tiên là số thứ tự của chương, số 1, 2, … tiếp theo là số thứ tự của bảng trong chương đó).
– Phải được đặt tên: Yêu cầu ngắn gọn, đầyđủ, dễ hiểu và phải chứa đựng nội dung, thời gian, không gian được biểu hiện trong bảng, hình.
– Phải có nguồn: Ví dụ: Nguồn: Niên giám thống kê 2017.
– Ghi chú trên bảng, hình: Các ghi chú trên bảng, hình nên tránh viết chữ tắt, viết thường và cỡ chữ 10. Trường hợp ghi chú dài thì ghi cuối bảng, hình.
– Phần ghi chú ở cuối bảng, hình: chữ thường và in nghiêng, cỡ chữ 11 và dùng để giải thích rõ các nội dung trong bảng, hình.
- Ví dụ:
Hình 2.3 Phân phối các nguồn thu nhập của hộ gia đình Nguồn: Số liệu khảo sát, 2009
– Không được để một bảng, hình cũng như tên và nguồn của bảng, hình nằm ở hai trang khác nhau. Trường hợp bảng quá dài không trình bày đủ trong một trang thì có thể qua trang, trang kế tiếp không cần viết lại tên bảng nhưng phải có tên của các cột.
– Tên cột trong bảng: Tên cột phải ngắn gọn, dễ hiểu. Cột trong một bảng thường được chia nhỏ xuống tối đa ba mức độ. Tên cột có thể viết tắt, nhưng phải được chú giải ở cuối bảng. Chữ thường, canh giữa, cỡ chữ có thể từ 12-13.
– Tên hàng trong bảng: Tên hàng phải ngắn gọn, dễ hiểu. Chữ thường, canh trái, cỡ chữ có thể từ 12-13.
– Đơn vị tính trong bảng:
+ Đơn vị tính chung: Nếu toàn bộ số liệu trong bảng cùng đơn vị tính thì đơn vị tính được ghi góc trên, bên phải của bảng.
+ Đơn vị tính riêng theo cột (hàng): Nếu từng chỉ tiêu theo cột (hàng) khác nhau thì đơn vị tính được đặt dưới chỉ tiêu của cột (hàng).
– Cách ghi số liệu trong bảng: Số liệu trong bảng phải được phân cách hàng ngàn bằng dấu chấm (.) và phân cách dấu thập phân bằng dấu phẩy (,). Ví dụ: 2.123.811,28. Số trong cùng một bảng phải có cùng số lượng thập phân thì toàn bộ số trong cùng một bảng đều phải có 2 số thập phân. Số phải được canh phải.
– Một số ký hiệu quy ước:
+ Nếu không có tài liệu thì trong ô ghi dấu gạch ngang “-“
+ Nếu số liệu còn thiếu thì trong ô ghi dấu “…”
+ Trong ô nào đó không có liên quan đến chỉ tiêu, nếu ghi số liệu vào đó sẽ vô nghĩa hoặc thừa thì đánh dấu “x”.
Trên đây là mẫu Cách Làm Báo Cáo Thực Tập Trường ĐH Công Nghiệp TPHCM được chia sẻ miễn phí. Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên, nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149