Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Căng Thẳng Trong Công Việc Của Nhân Viên

Rate this post

Download miễn phí chuyên đề tốt nghiệp: Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Căng Thẳng Trong Công Việc Của Nhân Viên dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp đề tài về Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Căng Thẳng Trong Công Việc Của Nhân Viên được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình 

Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CĂNG THẲNG TRONG CÔNG VIỆC

1.1. Tính Cấp Thiết Của Đề Tài

Công việc hàng ngày quá tải, cộng với môi trường cạnh tranh cao dẫn đến số lượng nhân viên bị stress trong công việc ngày càng có xu hướng tăng. Vậy những áp lực này có hại đối với người lao động như thế nào và làm sao để giảm sự căng thẳng trong công việc?
Mọi người từng có một công việc nào đó, ở một thời điểm nhất định, đều cảm nhận áp lực căng thẳng liên quan đến công việc. Bất kỳ công việc nào cũng có các yếu tố gây căng thẳng, ngay cả khi bạn yêu thích công việc đang làm. Trong ngắn hạn, bạn có thể gặp áp lực trong việc đáp ứng thời hạn công việc, hoặc thực hiện một nhiệm vụ đầy thử thách. Nhưng khi áp lực công việc trở nên thường trực, nó có thể trở nên tràn ngập và gây hại cho sức khỏe cả về thể chất lẫn cảm xúc.
Thật không may, áp lực dài hạn như vậy là rất phổ biến. Trong năm 2012, 65% người Mỹ cho biết công việc như là nguồn gốc hàng đầu gây căng thẳng, theo Báo cáo căng thẳng của Hiệp hội Tâm lý Mỹ (APA) trong cuộc khảo sát tại Mỹ. Chỉ có 37% người được khảo sát cho biết họ đang quản lý căng thẳng trong công việc rất tuyệt vời hoặc rất tốt.
Trong báo cáo năm 2013 của Trung tâm Tổ chức Ưu tú của APA (APA’s Center for Organizational Excellence) cũng phát hiện ra rằng căng thẳng liên quan đến công việc là một vấn để nghiêm trọng. Hơn 1/3 người lao động Mỹ báo cáo rằng đang trải nghiệm căng thẳng công việc mãn tính và chỉ 37% nói rằng tổ chức của họ cung cấp đủ các nguồn lực để giúp họ quản lý nguồn căng thẳng đó.
Tại Việt Nam hiện nay, thị trường nguồn lực lao động ngày càng dồi dào và phát triển, số lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm ở các trường đại học, cao đẳng trong cả nước tăng lên theo cấp số nhân. Trong khi đó số lượng doanh nghiệp giải thể ngày càng có xu hướng tăng, điều này gây ra bất lợi cho người lao động tại thị trường lao động hiện nay. Các doanh nghiệp gặp khó khăn vì tiết giảm lao động nhằm giảm chi phí, các doanh nghiệp chỉ giữ lại những lao động làm việc hiệu quả nhất và đảm nhận nhiều công việc cùng một lúc. Còn người lao động thì cạnh tranh về việc làm, vì số lượng lao động tăng lên. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên tại Công ty TNHH Trương Quang” làm đề tài luận văn thạc sỹ của tôi.

1.2. Tình Hình Nghiên Cứu Đề Tài

Hiện nay trên thế giới và Việt Nam đã có các công trình nghiên cứu về sự căng thẳng trong công việc. Nhiều tổ chức trên thế giới đã nghiên cứu, khảo sát, cho kết quả: Sự căng thẳng trong công việc là nguyên nhân thứ hai gây ra các vấn đề về sức khỏe cho nhân viên (European Working Condition Survey, 2000). Stress gây ra những hành vi không mong muốn như hút thuốc, uống rượu và gây ra những bực bội khi nhân viên không thể giải quyết được những yêu cầu đòi hỏi giữa công việc và trách nhiệm (Stansfield et al, 2003). Ricardo và cộng sự khám phá stress xuất hiện khi các cá nhân không thể giải quyết được những vấn đề do những đòi hỏi của công việc với nguồn lực của cá nhân, tổ chức. Stress là một quá trình, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ảnh hưởng đến con người từ ít đến nhiều. Chủ yếu là stress sinh ra do cá nhân nhân viên không thể giải quyết được vướng mắc giữa khả năng của cá nhân và những đòi hỏi của công việc. Stress có thể do nhiều nguyên nhân: mối quan hệ đồng nghiệp, nguồn lực không hiệu quả, lương thấp, khối lượng công việc quá nặng (Kahn và Byosier, 1992 và Tay Lor, 1999). Stress Factsheet cũng cho rằng công việc không an toàn, công việc quá tải, thời gian bó buộc, quyền kiểm soát trong công việc ít, nguồn lực công việc không hiệu quả cũng là những nguyên nhân gây ra stress. Stavroula và cộng sự cho rằng một công việc nhàm chán, người quản lí kém, điều kiện làm việc không thỏa mãn cũng góp phần tạo ra stress. Môi trường làm việc thiếu sự hỗ trợ của đồng nghiệp, nỗi lo sợ mất việc, trách nhiệm công việc không rõ ràng, mối quan hệ trong công việc, sự mong đợi không được thỏa mãn, môi trường làm việc không tốt, công việc quá tải cũng làm người lao động cảm thấy căng thẳng. Ở Việt Nam có một số nghiên cứu nói về căng thẳng trong công việc (Trần Kim Dung & Trần Thị Thanh Tâm, 2011), (Nguyễn Lệ Huyền, 2012). Nguyễn Văn Thức (2013) với nghiên cứu: “Các yếu tố và mức độ ảnh hưởng đến sự căng thẳng của nhân viên tại TP. Hồ Chí Minh”
Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng trong công việc tại những tổ chức nhóm người, khu vực… với quy mô lớn. Các yếu tố của các nghiên cứu gồm nhiều yếu tố như khách quan chủ quan, yếu tố thuộc về sở thích cá nhân… Và chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến sự căng thẳng của nhân viên tại một công ty, doanh nghiệp… cụ thể. Đó cũng là cơ sở để tác giả thực hiện nghiên cứu này thực hiện việc kiểm định, đánh giá thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên tại Công ty TNHH Trương Quang. Nghiên cứu này bổ sung nghiên cứu đi trước là kiểm định thang đo của 8 yếu tố này tại Công ty TNHH Trương Quang

1.3. Mục Tiêu Nghiên Cứu Và Câu Hỏi Nghiên Cứu

1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài này nhằm đề xuất các kiến nghị giảm sự căng thẳng trong công việc của nhân viên tại Công ty TNHH Trương Quang. Vì vậy, các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu này gồm:
– Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng trong công việc của nhân viên tại Công ty TNHH Trương Quang.
Đo lường mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên tại Công ty TNHH Trương Quang.
– Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất những hàm ý quản trị giúp Ban giám đốc Công ty TNHH Trương Quang tham khảo để giảm sự căng thẳng trong công việc của nhân viên tại Công ty.

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu kể trên, nội dung nghiên cứu của đề tài sẻ trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau:
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự căng thẳng trong công việc của nhân viên tại Công ty TNHH Trương Quang?
Mức độ tác động của các yếu tố đến sự căng thẳng trong công việc của nhân viên tại Công ty TNHH Trương Quang?
Hàm ý quản trị nào giúp Ban giám đốc Công ty TNHH Trương Quang tham khảo để giảm sự căng thẳng trong công việc của nhân viên tại Công ty?

Xem Thêm ==> Viết chuyên đề thực tập , giá rẻ 

1.4. Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định là các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng trong công việc của nhân viên tại Công ty TNHH Trương Quang.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn thực hiện nghiên cứu tại Công ty TNHH Trương Quang.
Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát cho nghiên cứu này là những nhân viên đang làm việc tại Công ty TNHH Trương Quang, bao gồm nhân viên và cán bộ quản lý.
Thời gian thực hiện nghiên cứu: Từ tháng 10/2016 đến tháng 05/2017

1.5. Phương Pháp Nghiên Cứu

Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng như sau:
Nghiên cứu định tính: Nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng trong công việc của nhân viên và hiệu chỉnh thang đo của các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đã đề xuất. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua hai giai đoạn. Giai đoạn một, tác giả nghiên cứu tổng quan cơ sở lý thuyết để đưa ra các giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu. Sau đó, tác giả tiến hành phỏng vấn 5 quản lý và 10 nhân viên đang làm việc tại Công ty TNHH Trương Quang để khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng trong công việc của nhân viên và hiệu chỉnh các thang đo của các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đã đề xuất. Kết quả nghiên cứu định tính làm cơ sở xây dựng bảng câu hỏi thu thập thông tin để thực hiện nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu định lượng được sử dụng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng trong công việc của nhân viên tại Công ty TNHH Trương Quang. Cỡ mẫu để nghiên cứu dựa trên chọn mẫu thuận tiện gồm 250 nhân viên đang làm việc tại Công ty TNHH Trương Quang. Tác giả sử dụng kỹ thuật xử lý và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.0, tiến hành kiểm định thông qua các bước: Đánh giá độ tin cậy các thang đo bằng kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA bằng kiểm định KMO, phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu với kiểm định F và Sig. Tiếp theo, thực hiện kiểm định T-Test và ANOVA nhằm tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa về yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng trong công việc của nhân viên giữa các nhóm nhân viên.

1.6. Ý Nghĩa Đề Tài

Nghiên cứu này sẽ bổ sung vào hệ thống thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng trong công việc, thông qua việc xây dựng một mô hình nghiên cứu giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng trong công việc tại Công ty TNHH Lâm Quang Địa nói riêng và hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Kết quả có thể làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về sự căng thẳng của nhân viên áp dụng cho một công ty cụ thể hoặc mở rộng kiểm định tại các công ty khác nhau trên cả nước.
Nghiên cứu này sẽ giúp cho các nhà quản lý của Công ty TNHH Trương Quang nhận diện các yếu tố và mức độ ảnh hưởng các yếu tố này đến sự căng thẳng trong công việc của nhân viên tại Công ty TNHH Trương Quang. Nghiên cứu này cũng đề xuất một số hàm ý quản trị giúp cho các nhà quản lý của Công ty TNHH Trương Quang tham khảo đẩy mạnh việc giảm sự căng thẳng trong công việc của nhân viên trong nội bộ Công ty TNHH Trương Quang để tăng hiệu quả làm việc.

CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng trong công việc của nhân viên tại Công ty TNHH Trương Quang, được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu: Phương pháp định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm, nhằm khám phá thêm các thành phần và hiệu chỉnh các thang đo của mô hình nghiên cứu; Phương pháp định lượng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu dựa trên dữ liệu thu thập bằng bảng câu hỏi. Quy trình nghiên cứu được thực hiện với các bước được mô tả như sau:

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu định tính

Mục tiêu của nghiên cứu định tính là khám phá thêm các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng trong công việc của nhân viên tại Công ty TNHH Trương Quang. Nghiên cứu định tính cũng là cơ sở để điều chỉnh lại thang đo trong nghiên cứu cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại Công ty TNHH Trương Quang. Từ đó, đề xuất mô hình nghiên cứu và thang đo hiệu chỉnh để thực hiện nghiên cứu định lượng. Tác giả tổ chức buổi thảo luận nhóm với 15 người gồm 5 quản lý cấp trung và 10 nhân viên đang làm việc tại các bộ phận khác nhau tại Công ty TNHH Trương Quang.

Tác giả sử dụng dàn bài thảo luận nhóm với những câu hỏi được chuẩn bị trước để hướng dẫn thảo luận nhóm (phụ lục 1). Phần đầu của dàn bài thảo luận nhóm gồm những câu hỏi yêu cầu những người tham gia thảo luận nhóm khám phá thêm các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng trong công việc của nhân viên, đồng thời khẳng định lại các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất. Phần thứ hai của dàn bài thảo luận nhóm gồm các câu hỏi đề nghị những người thảo luận nhóm đánh giá thang đo các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu đề xuất có dễ hiểu, rõ ràng chưa và đưa ra hiệu chỉnh nếu có.

Tác giả đã gửi dàn bài thảo luận nhóm cùng với phần cơ sở lý thuyết cho những người tham gia thảo luận nhóm nghiên cứu trước 1 tuần. Sau đó, tác giả đã tổ chức một buổi thảo luận nhóm để thống nhất ý kiến trả lời những câu hỏi trong dàn bài thảo luận nhóm. Tác giả đọc từng câu hỏi và để cho người tham gia thảo luận nhóm trả lời ý kiến và trao đổi. Nếu có nhiều ý kiến trả lời các câu hỏi không thống nhất, tác giả sẽ dừng lại giải thích thêm về câu hỏi để những người tham gia thảo luận nhóm tiếp tục trao đổi đến khi thống nhất ý kiến mới dừng lại và chuyển qua câu hỏi tiếp theo. Tất cả các ý kiến đóng góp đã thống nhất hay gần thống nhất sẽ được ghi chép thành văn bản. Kết quả được sử dụng để bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng trong công việc của nhân viên và hiệu chỉnh thang đo của các yếu tố trong mô hình để thực hiện nghiên cứu định lượng.

 Kết quả nghiên cứu định tính: Tất cả các thành viên tham gia thảo luận nhóm không khám phá thêm yếu tố nào tác động đến sự căng thẳng trong công việc. Đồng thời các thành viên tham gia buổi thảo luận nhóm thống nhất đồng ý 7 thành phần trong mô hình nghiên cứu tác động đến sự căng thẳng trong công việc là: áp lực công việc, môi trường làm việc, mâu thuẫn vai trò và trách nhiệm, cơ hội phát triển nghề nghiệp, quan hệ cá nhân, sự gây hấn nơi làm việc, mâu thuẫn vai trò công việc và cuộc sống. Các thành viên tham gia buổi thảo luận nhóm cũng đề xuất bổ sung và hiệu chỉnh các biến quan sát của các thang đo cho đầy đủ và dể hiểu hơn với mục đích giúp cho nhân viên Công ty TNHH Trương Quang tham gia khảo sát dễ hiểu và trả lời bảng hỏi chính xác.

Thang đo sử dụng trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đên sự căng thẳng của nhân viên tại Công ty TNHH Trương Quang:

Bảng 3.1. Bảng hỏi đánh giá mức độ stress của nhân viên trong Công ty TNHH Trương Quang

STT NỘI DUNG Mức độ đồng ý
I ÁP LỰC CÔNG VIỆC
AL1 Anh/chị thấy công việc mình rất áp lực 1 2 3 4 5
AL2 Anh/chị thấy khối lượng công việc cho anh chị là quá tải 1 2 3 4 5
AL3 Anh/chị thấy không đủ thời gian để hoàn thành tốt công việc 1 2 3 4 5
AL4 Anh/chị thấy công việc lấy đi của anh/chị nhiều thơi gian và công sức, anh/chị không còn thời gian cho những công việc  cá nhân khác 1 2 3 4 5
AL5 Cấp trên luôn đặt ra những nhiệm vụ quá sức với anh/chị 1 2 3 4 5
II MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC
MT1 Môi trường làm việc khiến anh/chị cảm thấy không thoải mái 1 2 3 4 5
MT2 Anh/chị nhận thấy môi trường làm việc không thân thiện 1 2 3 4 5
MT3 Môi trường làm việc khiến anh/chị thấy căng thẳng và mệt mỏi 1 2 3 4 5
MT4 Môi trường làm việc cạnh tranh khiến anh/chị mệt mỏi 1 2 3 4 5
MT5 Môi trường nhàm chán khiến anh/chị không muốn đi làm 1 2 3 4 5
III MẪU THUẪN VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM KHÔNG RÕ
VTTN1 Anh/chị thấy việc phân chia công việc chưa công bằng 1 2 3 4 5
VTTN2 Quy định về trách nhiệm và quyền lợi trong công việc còn chưa rõ ràng 1 2 3 4 5
VTTN3 Thường xuyên xảy ra mâu thuẫn trong việc chịu trách nhiệm trong công việc 1 2 3 4 5
VTTN4 Nhân viên trong công ty có thói quen đùn đẩy trách nhiệm khi xảy ra sự cố 1 2 3 4 5
IV CƠ HỘI PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP
PTNN1 Anh chị thấy mình không có nhiều cơ hôi phát triển nghề nghiệp tại công ty 1 2 3 4 5
PTNN2 Anh chị không được lãnh đạo quan tâm và có chương trình đào tạo cho việc thăng tiế 1 2 3 4 5
PTNN3 Anh chị thấy mình ko có nhiều cơ hội thăng tiến khi làm việc tại công ty 1 2 3 4 5
PTNN4 Chính sách thăng tiến và đề cử tại công ty có nhiêu điều chưa công bằng và minh bạch 1 2 3 4 5
PTNN5 Anh/chị không có nhiều cơ hội để thể hiện năng lực cá nhân trong công ty 1 2 3 4 5
V QUAN HỆ CÁ NHÂN
QHCN1 Anh/chị thường xuyên mâu thuẫn với đồng nghiệp 1 2 3 4 5
QHCN2 Anh/chị không thể duy trì mối quan hệ tốt với cấp trên 1 2 3 4 5
QHCN3 Anh/chị không nhận được hỗ trợ từ các đồng nghiệp và phòng ban cũng như cấp trên 1 2 3 4 5
QHCN4 Anh/chị không có niềm tin khi làm việc với đồng nghiệp 1 2 3 4 5
  Khách hàng thường xuyên phàn nàn và có phản hồi không tốt về anh/chị 1 2 3 4 5
VI SỰ GÂY HẤN NƠI LÀM VIỆC
GHNLV1 Anh/chị thường xuyên bị đồng nghiệp gây hấn, khiêu khích trong công việc 1 2 3 4 5
GHNLV2 Anh/chị  thường xuyên bị xem thường vì khả năng làm việc của anh chị 1 2 3 4 5
GHNLV3 Khách hàng thường kiếm cớ gây khó khăn cho anh/chị 1 2 3 4 5
GHNLV4 Sự cố gắng của anh/chị không được công nhận 1 2 3 4 5
GHNLV5 Anh/chị thường bị bắt bẻ và chỉ trích vì những lỗi nhỏ 1 2 3 4 5
VII MẪU THUẪN GIỮA CÔNG VIỆC VÀ CÁC VAI TRÒ KHÁC TRONG CUỘC SỐNG
CVCS1 Anh/chị thấy mình không thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống 1 2 3 4 5
CVCS2 Anh/chị thấy công việc lấy đi quá nhiều thời gian và công sức của anh/chị 1 2 3 4 5
CVCS3 Vì công việc, anh/chị không thể duy trì những mối quan hệ hay những vai trò khác cách tốt đẹp được 1 2 3 4 5
VIII SỰ CĂNG THẲNG
CT1 Anh/chị cảm thấy rất căng thẳng khi làm việc tại công ty 1 2 3 4 5
CT2 Cuộc sống của anh/chị bị xáo trộn và ảnh hưởng bởi những căng thẳng trong công việc 1 2 3 4 5
CT3 Anh/chị nhiều lúc thấy mất kiểm soát và muốn rời bỏ công việc hiện tại 1 2 3 4 5

Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được sử dụng để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng trong công việc của nhân viên tại Công ty TNHH Trương Quang. Dữ liệu nghiên cứu định lượng được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để khảo sát nhân viên đang làm việc tại Công ty TNHH Trương Quang. Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích. Nghiên cứu này có sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA). Phân tích nhân tố cần mẫu ít nhất 200 quan sát Gorsuch (1983); còn Hachter (1994) cho rằng kích cỡ mẫu bằng ít nhất 5 lần số biến quan sát. Những quy tắc kinh nghiệm khác trong xác định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA thông thường thì số quan sát (kích thước mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố Hair và ctg (1998). Đề tài nghiên cứu có 39 biến quan sát nên cỡ Mẫu nghiên cứu ít nhất là 5*39 = 195 quan sát. Như vậy, việc khảo sát 250 nhân viên tại Công ty TNHH Trương Quang là đủ đáp ứng được tiêu chuẩn nêu trên và đủ điều kiện để phân tích EFA.

Công cụ thu thập thông tin

Công cụ để tiến hành thu thập dữ liệu là bảng câu hỏi khảo sát định lượng. Tác giả xây dựng thang đo trong bảng câu hỏi dựa trên kết quả nghiên cứu định tính gồm 7 biến độc lập các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng trong công việc. Biến phụ thuộc hành sự căng thẳng trong công việc. Câu hỏi nghiên cứu để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng trong công việc sử dụng thang đo Likert 5 điểm (Với 1 = Hoàn toàn không đồng ý, 2 = Không đồng ý, 3 = Trung lập, 4 = Đồng ý và 5 = Hoàn toàn đồng ý). Mức độ đồng ý tăng dần theo mức độ điểm từ 1 đến 5. Tác giả tổ chức khảo sát gửi trực tiếp bảng câu hỏi đến các nhân viên đang làm việc tại các bộ phận, phòng ban của Công ty TNHH Trương Quang và hướng dẫn nhân viên cách trả lời. Nhân viên sẽ được cung cấp bảng câu hỏi và họ tự điền ý kiến trả lời của mình vào bảng khảo sát. Những thang đo khó hiểu hoặc người trả lời hiểu chưa đúng thì tác giả phải giải thích để người trả lời hiểu rõ và trả lời đúng hướng. Các bảng trả lời không hợp lệ như bỏ trống các biến quan sát, trả lời nhiều đáp án cho cùng một phát biểu hoặc cực đoan chấm cùng một mức độ cho các biến quan sát được tác giả sàng lọc và loại bỏ.

Xem Thêm ==> Kho chuyên đề tốt nghiệp Quản trị kinh doanh 

3.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Sau khi tổng hợp các phiếu khảo sát, tác giả sẽ mã hóa các phiếu khảo sát hợp lệ, nhập liệu và làm sạch thông qua SPSS20.0 (thống kê mô tả đặc điểm mẫu, đánh giá thang đo, phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết).

Kiểm định độ tin cậy của thang đo: Thông qua hệ số Cronbach’s Alpha sẽ kiểm tra độ tin cậy của các biến dùng để đo lường từng nhân tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng trong công việc. Những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại khỏi thang đo và sẽ không xuất hiện ở phần phân tích nhân tố, bao gồm các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng < 0,3, giá trị hệ số Cronbach’s Alpha  0,6 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Sau khi loại các biến không đảm bảo độ tin cậy, các biến giữ lại sẽ được xem xét phù hợp thông qua phân tích nhân tố khám phá để trả lời câu hỏi, hiệu chỉnh các thang đo để đánh sự căng thẳng trong công việc có độ kết dính cao và chúng hội tụ lại theo đúng khái niệm nghiên cứu ban đầu không.

Phân tích nhân tố EFA: Chỉ số Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy (KMO) được sử dụng đo lường độ chính xác của EFA. Trị số của KMO lớn (từ 0,5 đến 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố thích hợp. Kiểm định Barlett xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa (Sig < 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Phương pháp tính hệ số với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố Eigenvalue > 1. Trong phân tích nhân tố các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) < 0,5 sẽ tiếp tục bị loại (Hair và cộng sự, 1998). Nếu một biến quan sát nằm thuộc 2 nhân tố trở lên thì khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố phải > 0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

 Phân tích hồi quy tuyến tính: Trước hết, ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc sự căng thẳng trong công việc với các biến độc lập được phân tích để xem xét mối quan hệ tương quan giữa biến độc lập với biến phụ thuộc cũng như hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập với biến độc lập. Tiếp đến, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (Rodinal Least Squares – OLS) được thực hiện và phương pháp lựa chọn biến Enter được tiến hành. Mô hình hồi quy sẽ được kiểm định độ phù hợp bằng kiểm định F và R2. Các giả thuyết nghiên cứu được kiểm định với mức ý nghĩa Sig < 0,05. Kiểm định đa cộng tuyến bằng hệ số phóng đại phương sai VIF < 10. Cuối cùng, để đảm bảo độ tin cậy của mô hình, tác giả thực hiện dò tìm các vi phạm giả định sau:

Giả định liên hệ tuyến tính: Thông qua biểu đồ Scatterrplot với giá trị phần dư chuẩn hóa trên trục tung và giá trị dự đoán chuẩn hóa trên trục hoành. Nếu biểu đồ phân bố đều, rải rác thì giả định này không bị vi phạm. Giả định phương sai của phần dư không đổi thông qua hệ số tương quan hạng Spearman của giá trị tuyệt đối phần dư và các biến độc lập. Giả định này không bị vi phạm khi hệ số Sig. của các hệ số tương quan > 0.05.

Giả định phân phối chuẩn của phần dư: Thông qua biểu đồ Histogram với giá trị trung bình gần bằng 0 và độ lệch chuẩn gần bằng 1; và đồ thị Q-Q plot với các điểm quan sát tập trung sát đường chéo những giá trị kỳ vọng. Giả định về tính độc lập của phần dư thông qua đại lượng thống kê Durbin-Watson có giá trị từ 0 đến 4. Sau khi phân tích hồi quy, tác giả sử dụng kiểm định Independent-samples T-test cho biết giới tính, kiểm định One-Way ANOVA cho biết độ tuổi, trình độ, chức vụ và thời gian làm việc để kiểm định sự khác biệt về sự căng thẳng trong công việc theo giới tính, độ tuổi, trình độ, thời gian làm việc, thu nhập và bộ phận làm việc.

  • XÂY DỰNG THANG ĐO

Thang đo Likert năm mức độ thang đo phổ biến được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu tương tự để đo lường giá trị các biến số quan sát, do tính chất đơn giản và được áp dụng trong đề tài này, từ mức độ 1: “Rất không đồng ý” đến mức độ 5: “Rất đồng ý”. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng trong công việc của nhân viên tại Công ty TNHH Trương Quang.

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.  GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH LAM QUANG ĐẠIx

4.1.1.   Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty TNHH Trương Quang trụ sở chính của công ty đặt tại số Số 35, Đường TA 15, Khu phố 6, Phường Thới An, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.     

Chức năng chính của công ty là thương mại, kinh doanh mua bán và sửa chữa đồ điện lạnh như: máy lạnh, tủ lạnh…trên địa bàn tỉnh và ngoài tỉnh.

Sau hơn 10 năm hoạt động và phát triển công ty đã có một truyền thống rất tốt, đạt được nhiều thành tựu vẻ vang và đạt được nhiều thành tích cao về doanh thu.

Về mặt nhân lực, công ty đã có đội ngũ công nhân viên có trình độ cao về mặt kỹ thuật tương đối cáo. Vì vậy, công ty luôn đảm bảo uy tín của mình với các doanh nghiệp, có đủ năng lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật và quản lý vững vàng trong cơ chế thị trường.

Với mục tiêu trở thành doanh nghiệp hàng đầu về thương mại, dịch vụ, thi công nhiều dự án lớn, công ty đang ngày càng có uy tín trên thị trường, đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao điều kiện sống và làm việc của công nhân viên chức toàn công ty.

Công ty TNHH Trương Quang thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0304732943 ngày 10/12/2006 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh cấp

  • Tên tiếng việt: Công ty TNHH Trương Quang
  • Tên giao dịch: LAM QUANG DAI.CO.LTD
  • Tên viết tắt: LQD CO.LTD
  • Địa chỉ trụ sở chính: Số 35, Đường TA 15, Khu phố 6, Phường Thới An, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Ngày hoạt động: 10/12/2006
  • Mã số thuế: 0304732943
  • Đại diện pháp luật: Phạm Trương Quang
  • Email: info@trungtamdienlanh.vn – quangdai4299@yahoo.com
  • Website: chomaylanh.com – WWW.trungtamdienlanh.vn
  • Điện thoại: ( 08 ) 3717.5672 – ( 08 ) 6674.5088 – ( 08 ) 3536.4765
  • Fax: 6255.5006
  • Hotline: 700.102
  • Số tài khoản : 0600 0704 9709  tại Ngân hàng Sacombank Phòng Giao Dịch Thới An
  • Số tài khoản :77828209 tại Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Trường Chinh

4.1.2.   Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh

  • Chức năng

Hệ thống điện điện lạnh: Là hệ thống điện công nghiệp và điện lạnh được thế kế và lắp đặt trong các nhà máy, xí nghiệp, chung cư, nhà cao tầng và khu công nghiệp nhà ở. Mục đích của hệ thống điện điện lạnh là làm mát khu vực làm việc, làm lạnh bảo quản thực phẩm

Hệ thống điện điện lạnh dành cho công nghiệp: Với các nhà máy, chung cư nhà cao tầng và các khu công nghiệp có quy mô lớn, hệ thống điện điện lạnh rất phúc tạp, với công xuất lớn, nguồn điện cung cấp lớn nhằm phục vụ cho việc sản xuất. Đối với các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, thủy hải sản. Hệ thống điện điện lạnh cần đạt công sức lớn nhằm bảo quản và làm lạnh thực phẩm.

 Hệ thống điện điện lạnh dành cho nhà ở: Đối với nhà ở thì hệ thống điện điện lạnh khá đơn giản, công suất tiêu thụ điện nhỏ, hệ thống điện điện lạnh bao gồm các hệ thống làm mát, như quạt, máy lạnh mục đích làm thoáng mát nơi ở, công ty, văn phòng làm việc.

 Thiết bị hệ thống điện điện lạnh: Phòng lạnh, tủ đông, tủ lạnh, máy lạnh, máy nóng lạnh…

  • Lắp đặt điều hòa trung tâm thương mại, cao ốc.
  • Lắp đặt điều hòa điều hòa nhà xưởng…
  • Lắp đặt điều hòa điều hòa phòng máy chủ
  • Lắp đặt hệ thống giải nhiệt, làm mát cho các dây chuyền sản xuất, …
  • Lắp đặt kho lạnh trữ đông mặt hàng hải sản, thực phẩm, …
  • Lắp đặt kho lạnh bảo quản hàng nông sản (rau, củ, quả, hoa…)
  • Lắp đặt kho lạnh cho ngành y tế, dược phẩm.

 Cung cấp tất cả các sản phẩm về điện lạnh của các hãng  nổi tiếng như : DAIKIN, PANASONIC, TOSHIBA, LG, SAMSUNG, SUMIKURA, HITACHI, NAGAKAWA,MEDIA, FUNIKI , SHARP, AIKIBI, SANYO, REETECH ,CARRIER, MITSUBISHI…

  • Lắp đặt máy lạnh
  • Sửa chữa máy lạnh
  • Bảo trì – vệ sinh máy lạnh
  • Thi công ống đồng máy lạnh
  • Thi công ống gió máy lạnh

Tư vấn – thiết kế và đảm nhận thi công các công trình điện lạnh:

  • Máy lạnh dân dụng
  • Cung cấp và lắp đặt hệ thống ống đồng máy lạnh âm tường công nghiệp
  • Cung cấp và lắp đặt hệ thống ống gió máy lạnh công nghiệp.

Phương châm kinh doanh:

  • Sản phẩm đạt chất lượng cao nhất
  • Chất lượng phục vụ tốt nhất
  • Các chế độ hậu mãi và ưu đãi tốt nhất
  • Giá cả cạnh tranh và hợp lý nhất
  • Thái độ ân cần, lịch sự và chu đáo nhất
  • Nhiệm vụ

Tổ chức sản xuất và kinh doanh các mặt hàng theo đúng ngành nghề đăng ký và mục đích thành lập công ty.

Phải tiến hành xây dựng chiến lược phát triển sao cho phù hợp với nhiệm vụ và nhu cầu thị trường.

Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của luật lao động, luật công đoàn. Đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý công ty. Chăm lo và không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các bộ công nhân viên trong toàn công ty.

Thực hiện đúng quy chế, chế độ quản lý vốn, tài sản, các quỹ, hạch toán, các chế độ quản lý khác do các cơ quan nhà nước quy định. Chịu trách nhiệm đóng thuế, các nghĩa vụ tài chính trực tiếp cho nhà nước tại địa phương theo quy định của pháp luật.

4.1.3.   Bộ máy tổ chức của công ty

4.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

  • Tổng giám đốc

Là người lãnh đạo cao nhất của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý điều hành mọi lĩnh vực hoạt động của công ty, đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công ty đối với nhà nước.

  • Bộ phận công trình

Thực hiện thi công các công trình theo đúng tiến độ hợp đồng, bảo đảm chất lượng công trình thi công, nghiệm thu công trình đúng thời hạn, bảo quản tài sản, máy móc trong quá trình thi công. Phối hợp với các phòng ban khác để hoàn thành tốt công việc được giao. Chịu trách nhiệm trực tiếp trước phó giám đốc và các cơ quan cấp trên.

Xem Thêm ==> Cơ sở lý luận về sự căng thẳng trong công việc 

  • Bộ phận kế toán

Chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện công tác hạch toán, quyết toán, theo dõi, phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị một cách chính xác và trung thực.

Tổ chức lập, luân chuyển chứng từ, hạch toán tài khoản vào sổ sách kế toán một cách chặt chẽ. Đồng thời xác định, phân tích và đánh giá kết quả kinh doanh thường xuyên để báo cáo cho ban giám đốc.

  • Bộ phận quản lý chất lượng

Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, vật tư (nguồn đầu vào) của công ty. Kiểm tra và kiếm soát chất lượng hàng hóa. Đồng thời chịu trách nhiệm về chất lượng các công trình thi công. Phối hợp với bộ phận giám sát, giám sát công trình trong quá trình thi công, kiếm tra chất lượng công trình. Lập biên bản nghiệm thu khi công trình hoàn thành đúng theo tiêu chuẩn chất lượng mà công ty quy định.

  • Bộ phận vật tư

Lập kế hoạch mua, quản lý vật tư phục vụ cho hoạt động công ty. Bộ phận này được chia ra làm 2 phòng ban là phòng quản lý kho hàng và phòng xuất nhập khẩu. Nhiệm vụ chung của phòng vật tư là chịu trách nhiệm về nguồn hàng cũng như cồng tác bảo quản, dự trữ hàng hóa của công ty.

4.1.4.  Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2014 – 2016

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Chênh lệch So sánh(%)  
2014  -2015 2016  – 2015 2014- 2015 2016  – 2015  
 
Doanh thu thuần 88,118,064,252 84,547,869,266 97,282,617,025 -3,570,194,986 12,734,747,759           (4.05)           15.06  
Giá vốn hàng bán 81,222,875,804 76,037,656,850 86,681,802,875 -5,185,218,954 10,644,146,025           (6.38)           14.00  
Lợi nhuận gộp 6,895,188,448 8,510,212,416 10,600,814,150 1,615,023,968 2,090,601,734          23.42           24.57  
Chi phí bán hàng 2,178,958,511 2,701,948,553 3,079,359,788 522,990,042 377,411,235          24.00           13.97  
Chi phí QLDN 512,020,287 956,724,131 3,136,659,015 444,703,844 2,179,934,884          86.85         227.85  
Chi phí khác 30,677,277 79,267,560 54,538,220 48,590,283 -24,729,340        158.39          (31.20)  
Tổng lợi nhuận trước thuế 978,730,124 1,225,121,439 1,859,857,354 246,391,315 634,735,915          25.17           51.81  
Thuế TNDN 171,277,772 214,396,252 325,475,037 43,118,480 111,078,785          25.17           51.81  
Lợi nhuận sau thuế 807,452,352 1,010,725,187 1,534,382,317 203,272,835 523,657,130          25.17           51.81  

(Nguồn: Công ty TNHH Trương Quang)

Nhìn chung, như mọi công ty khác, thu nhập của Công ty TNHH Trương Quang là doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tỷ trọng doanh thu từ bán hàng và cùng cấp dịch vụ luôn chiếm trên 99%. Đây là một tín hiệu tốt, cho thấy công ty đang tập trung vào ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, không đầu tư dàn trải. Qua bảng số liệu cho thấy doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm vào năm 2015  so với năm 2014 , giảm -3,570,194,986 đồng, giảm 4%. Nguyên nhân là do thị trường năm 2015 gặp nhiều khó khăn, hoạt động kinh doanh sụt giảm đáng kể. Sang năm 2016 doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng từ 84,547,869,266 vào năm 2015 lên mức 97,282,617,025 tăng 12,734,747,759 tức 15%.

4.2.   KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.1.   Mô tả mẫu

  • Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn

Bảng 4.2 Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn mẫu khảo sát

  Chỉ tiêu Số lượng Tỷ trọng
Giới tính Nữ 81 32,4
Nam 169 67,6
Độ tuổi Từ 20 – 30 179 71,6
Từ 31 – 40 60 24,0
Từ 41 – 50 8 3,2
Trên 51 3 1,2
Trình độ học vấn Cao đẳng 112 44,8
Đại học 116 46,4
Trên đại học 22 8,8

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát)

Qua bảng trên ta thấy mẫu tham gia khảo sát với 81 nữ tương ứng với tỷ trọng 32,4% và 169 nam tương ứng với tỷ trọng 67,6%. Công ty TNHH Trương Quang chuyên về thi công công trình máy lạnh nên số lượng nhân viên nam chiếm tỷ trọng cao là hợp lý và phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty.

  Độ tuổi tham gia mẫu khảo sát từ 20 – 30 tuổi với 179 người chiếm tỷ trọng 71,6%. Từ 31 – 40 tuổi với 60 người chiếm tỷ trọng 24% và Từ 41 – 50 tuổi với 8 người chiếm 3,2% và trên 51 tuổi với 3 người chiếm tỷ trọng 1,2%.

  Trình độ học vấn cao đẳng với 112 người chiếm tỷ trọng 44%, đại học với 116 người chiếm 46m4% và trên đại học với 22 người chiếm 8,8%.

 

  • Số năm công tác

Bảng 4.3 Số năm công tác của mẫu khảo sát

STT Chỉ tiêu Số lượng Tỷ trọng
1 ≤2 năm 70 28,0
2 Từ 2-5năm 96 38,4
3 Từ 5-10năm 52 20,8
4 >10 năm 32 12,8
  Tổng 250 100

Qua bảng khảo sát trên ta thấy nhân viên công tác ≤2 năm với 70 người chiếm tỷ trọng 28%, từ 2-5năm với 96 người chiếm 37,4%, từ 5-10năm với 52 người chiếm 20,8%, >10 năm với 32 người chiếm tỷ trọng 12,8%.

  • Vị trí làm việc, thu nhập

Bảng 4.4 Vị trí làm việc, thu nhập mẫu khảo sát

  Chỉ tiêu Số lượng Tỷ trọng
Vị trí làm việc Nhân viên 222 88,8
Quản lý 28 11,2
Thu nhập <= 5 Triệu 68 27,2
5-10 triệu 88 35,2
10 – 15 triệu 53 21,2
> 15 triệu 41 16,4

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát)

Qua bảng kết quả ta thấy làm việc ở vị trí nhân viên với 222 người chiếm tỷ trọng 88,8%, vị trí quản lý với 28 người chiếm 11,2%. Mức thu nhập <= 5 Triệu với 68 người chiếm tỷ trọng 27,2%, thu nhập từ 5-10 triệu với 88 nhân viên chiếm 35,2%, thu nhập 10 – 15 triệu với 53 người chiếm 21,2% và thu nhập trên 15 triệu đồng với 41 người chiếm tỷ trọng 16,4%.


Trên đây là mẫu chuyên đề tốt nghiệp đề tài về Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Căng Thẳng Trong Công Việc Của Nhân Viên được chia sẻ miễn phí, các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây. Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên, nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149

TẢI FILE MIỄN PHÍ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo