Hàng hóa xuất nhập khẩu đều cần có những chứng từ xác nhận nguồn gốc xuất khẩu và được kiểm duyệt đăng ký hợp pháp mới được lưu thông qua các nước khác. Bài viết tiếp theo đây Vietbaocaothuctap.net sẽ chia sẻ đến với các bạn về Các loại chứng từ kèm theo tín dụng chứng từ trong thương mại quốc tế cho các bạn sinh viên tham khảo. Chúc các bạn hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập của mình nhé.
Những bạn chưa có công ty thực tập hay chưa tìm được đề tài thì nhắn tin mình ngay nha,bên mình có dịch vụ viết báo cáo thực tập sđt / zalo : 0973287149 để gặp admin siêu nhiệt tình sẽ tư vấn và hỗ trợ các bạn 12h / ngày nhé . Bên mình sẽ hỗ trợ các bạn chứng từ, dấu mộc công ty, và tư vấn đề tài cho các bạn nha. Liên hệ nhanh nha để được tư vấn kịp hạn deadline nhen
Một số loại chứng từ kèm theo tín dụng chứng từ (TTD)
Chứng từ trong thương mại quốc tế là những văn bản chứa đựng các thông tin về hàng hóa, vận tải, bảo hiểm và thanh toán để chứng minh một sự việc, để nhận hàng, để thanh toán, để khiếu nại đòi bồi thường…
Hệ thống chứng từ trong thương mại và tài chính trong thanh toán quốc tế được thể hiện ở sơ đồ 1.1

Sơ đồ 1.1 Hệ thống chứng từ trong thương mại và tài chính trong thanh toán quốc tế
Hối phiếu (Bill of Exchange)
Theo công ước ký về hối phiếu năm 1930, “Hối phiếu được hiểu là một tờ lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này khi nhận hối phiếu hoặc đến một ngày nhất định ghi trên hối phiếu phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác, hoặc trả cho người cầm hối phiếu”.
Theo luật hối phiếu quy định hối phiếu được lập thành một hoặc nhiều bản có giá trị như nhau. Một hối phiếu muốn có hiệu lực thì trên hối phiếu phải ghi rõ những quy định cụ thể sau:
- Tên đề hối phiếu, địa điểm phát hành, ngày, tháng ký phát hối phiếu.
- Mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện.
- Số tiền của hối phiếu (căn cứ vào số tiền ghi bằng chữ).
- Thời hạn và địa điểm trả tiền của hối phiếu.
- Người hưởng lợi, người trả tiền, người ký phát hối phiếu.
Ngoài những nội dung bắt buộc trên, hối phiếu có thể ghi thêm những nội dung khác theo thoả thuận của 2 bên, song không làm sai lạc tính chất của hối phiếu theo luật định.
XEM THÊM ==> Hướng Dẫn Làm Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
Đây là chứng từ quan trọng khi kiểm tra dựa vào điều 18, 30 UCP 600, cần chú ý các nội dung sau:
- Về loại hóa đơn, nếu tín dụng chứng từ quy định hóa đơn trong bộ chứng tù xuất trình mà không giải thích gì thêm thì bất cứ loại hóa đơn nào (hóa đơn thương mại, hóa đơn hải quan, hóa đơn thuế, hóa đơn chính thức, hóa đơn lãnh sự…) đều có thể đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, hóa đơn tạm thời, hóa đơn chiếu lệ hoặc tương tự không được chấp nhân trừ khi tín dụng chứng từ có quy định. Nếu tín dụng chứng từ quy định hóa đơn thương mại (commercial invoice) thì hóa đơn chỉ ghi tiêu đề là Invoice được chấp nhận (57 ISBP 681).
- Mô tả hàng hóa dịch vụ hoặc các nội dung thể hiện trên Invoice phải phù hợp với mô tả trên tín dụng, không có yêu cầu giống hệt như trong tín dụng chứng từ (58 ISBP 681). Ví dụ tín dụng chứng từ quy định có 2 loại hàng hóa là 10 xe ô tô và 5 máy kéo nhưng hóa đơn chỉ kê khai giao 4 xe ô tô cũng sẽ được chấp nhận với điều kiện tín dụng chứng từ không cấm giao hàng từng phần.
- Trừ khi tín dụng chứng từ yêu cầu hóa đơn không cần kí hoặc ghi ngày (62 ISBP 681). Tuy nhiên trên thực tế ngày lập hóa đơn thông thường có thể trùng hoặc sau ngày giao hàng trừ khi có quy định khác trên tín dụng chứng từ.
- Kiểm tra số bản hóa đơn bản gốc hay copy có đúng theo tín dụng chứng từ không?
- Kiểm tra tên và địa chỉ: của người hóa đơn đúng với mục Beneficiary và người trả tiền phải đúng với mục Applicant trong tín dụng chứng từ (trừ khi áp dụng điều 38). Tuy nhiên theo điều 14 UCP 600 địa chỉ người thụ hưởng và người yêu cầu mở tín dụng chứng từ không nhất thiết phải giống trên tín dụng chứng từ nhưng phải cùng quốc gia.
- Kiểm tra việc mô tả số lượng, trọng lượng, thể tích kê khai trên invoice, không được mâu thuẫn với kê khai trên các chứng từ khác (điều 63 ISBP 681).
- Nếu tín dụng chứng từ cho phép giao hàng từng phần thì tổng giá trị hóa đơn có thể nhỏ hơn trị giá tín dụng chứng từ nhưng tổng trị giá các lần giao hàng phải nằm trong dung sai cho phép nếu tín dụng chứng từ không quy định gì thêm.
XEM THÊM ==> Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện thủ tục hải quan điện tử
- Các điều kiện giao hàng FOB, CNF, CIF… phải ghi rõ đúng theo yêu cầu của tín dụng chứng từ và điều khoản này phải được thể hiện trên hóa đơn.
- Kiểm tra số tiền trên hóa đơn phải bằng số tiền ghi trên hối phiếu, số tiền bằng số phải ghi theo kiểu Anh (“,”, thể hiện dấu phân cách hàng nghìn), số tiền bằng chữ phải khớp với số tiền bằng số và đúng chính tả.
- Kiểm tra cách tính toán và các khoản cộng thêm phải phù hợp với quy định của tín dụng chứng từ, ngân hàng không chịu trách nhiệm về tính chính xác của các tính toán và các khoản cộng thêm trên hóa đơn.
- Kiểm tra các điều kiện khác được ghi thêm như: ký mã hiệu hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, số tín dụng chứng từ, cách đóng gói, cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng, cảng chuyển tải, tên tàu, chuyến tàu… phải thể hiện chính xác đúng như tín dụng chứng từ đã yêu cầu và phù hợp với một số chứng từ khác có liên quan như B/L, C/O, P/L…
Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
Là bảng kê tất cả các hàng hóa đựng trong một kiện hàng (hòm, hộp, container)… Thông thường, phiếu đóng gói chỉ ra các chi tiết về :

- Số hàng hóa được đóng gói trong một bao, kiên, thùng, hộp hay container nhất định.
- Trọng lượng tịnh và cả bì của mỗi bao, hộp, kiện hay thùng.
- Số lượng bao, kiện, thùng, hộp, containers.
Phiếu đóng gói được đặt trong bao bì sao cho người mua có thể dễ dàng tìm thấy cũng có khi được để trong một túi gần ở bên ngoài bao bì. Ngoài ra, phiếu đóng gói còn được gửi cùng với bộ chứng từ thanh toán của tín dụng chứng từ.
Vận đơn đường biển (Bill of Lading)
Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading hay Marine Bill of Lading- thường được viết tắt là B/L) là chứng từ chuyên chở hàng hóa (Transport documents) bằng đường biển do người có chức năng ký phát cho người gửi hàng sau khi hàng hóa đã được bốc lên tàu hoặc được nhận để chở.
Các chức năng của vận đơn đường biển:
- Là biên lai nhận hàng của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng làm bằng chứng là đã nhận hàng từ người gửi hàng với chủng loại, số lượng và tính trạng hàng hóa như ghi trên vận đơn
- Là bằng chứng về hợp đồng chuyên chở hàng hóa giữu người gửi hàng và người chuyên chở.
Là chứng từ sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn.
Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
Giấy chứng nhận xuất xứ là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan thẩm quyền, thường là Phòng Thương Mại hoặc Bộ Thương Mại cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc nơi khai thác ra hàng hóa.
- Mục đích của giấy chứng nhận xuất xứ
- Xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hóa
- Xác định mức thuế xuất nhập khẩu giữa các nước dành cho nhau những quy chế ưu đãi về thương mại, thuế quan.
- Nhằm mục đích xã hội và chính trị.
- Nhằm mục đích thị trường
- Các loại C/O:
- Form A: Dùng để thực hiện các chế độ ưu đãi phổ cập (GSP – GENERALISED SYSTEM OF PREFERENCES). Các quốc gia thuộc hệ thống GSP gồm: Mỹ, Nhật, Canada, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Phần Lan, Úc, Áo… và các nước thuộc liên minh châu Âu thỏa thuận một chính sách ưu đãi miễn thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng có xuất xứ từ một nước mà hàng hóa này sử dụng 65% nguyên liệu trong nước. Mẫu “C/O form A” được lập theo hình thức thống nhất và dùng cho toàn bộ các nước trong hệ thống GSP. Nếu C/O được lập không theo mẫu quy định thì sẽ không được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan này.
- Form B: Đươc lập cho các hàng hóa xuất khẩu theo yêu cầu của người mua.
- Form O: Dùng cho hàng cafe sang những nước thuộc Hiệp hội cà phê trên thế giới (ICO). Mục đích của C/O này là để nhận được những chính sách ưu đãi do hiệp hội cà phê quốc tế ban hành
- Form X: Được lập riêng cho mặt hàng cà phê xuất khẩu sang các nước không thuộc ICO.
- Form T: Dùng cho hàng may mặc và dệt xuất khẩu sang thị trường EU.
- Form D: Dùng cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên thuộc ASEAN để hưởng các ưu đãi theo “Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập khu vực thương mại tự do AFTA”.
- Form AI: Dùng cho hàng hóa của Việt Nam hay các nước ASEAN xuất khẩu sang Ấn Độ
XEM THÊM ==> Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu
Chứng từ bảo hiểm (Insurance Policy)
Trước tiên, kiểm tra các loại chứng từ bảo hiểm được xuất trình là Bảo hiểm đơn (Insurance Policy) hay chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate) mà tín dụng chứng từ đã yêu cầu. Phiếu bảo hiểm (Cover note) không được chấp nhận. Kiểm tra chứng từ này được thực hiện theo điều 28 UCP 600, ngân hàng cần kiểm tra các nội dung:
- Theo điều 28 UC 600 chứng từ vận tải phải thể hiện trên bề mặt là được công ty bảo hiểm hoặc đại lý của công ty bảo hiểm phát hành và ký tên. Các phiếu bảo hiểm do người môi giới sẽ không được chấp nhận, trừ khi có quy định rõ trong tín dụng chứng từ. Tuy nhiên theo điều 172 ISBP bổ sung thêm, chứng từ bảo hiểm do người môi giới có thể được chấp nhận nếu với điều kiện là chứng từ đó vẫn do công ty bảo hiểm hoặc đại lý của nó đã kí tên, người môi giới có thể kí tên với tư cách đại diện bảo hiểm hoặc do người bảo hiểm chỉ định.
- Tên và địa chỉ của người được bảo hiểm nếu tín dụng chứng từ không có quy định gì thì đó là tên và địa chỉ của người gửi hàng (nhà xuất khẩu)
- Ngày phát hành và ngày hiệu lực: hàng hóa phải được bảo hiểm trước khi được giao lên tàu vì vậy ngày kí chứng từ bảo hiểm phải trước hoặc trùng với ngày kí B/L và ngày có hiệu lực chậm nhất là ngày vận chuyển (175 ISBP 681)
- Trị giá của bảo hiểm: mức mua bảo hiểm phải đúng như quy định của tín dụng chứng từ thông thường tối thiểu 110% mức giá CIF hay CIP (trừ khi tín dụng chứng từ yêu cầu mức bảo hiểm cao hơn), nếu số tiền được ghi bằng chữ và bằng số thì phải khớp nhau, loại tiền ghi trong chứng từ bảo hiểm phải là loại tiền ghi trong tín dụng chứng từ (176 ISBP 681).
- Mô tả hàng hóa và các nội dung như: số container, số seal, trọng lượng, số tín dụng chứng từ, số B/L, số Invoice, ký mã hiệu… phải đồng nhất với các chứng từ khác và phải phù hợp với quy định của tín dụng chứng từ.
- Các thông tin liên quan đến con tàu và hành trình phải nêu chính xác và phù hợp với vận đơn
- Điều kiện bảo hiểm: ví dụ tín dụng chứng từ quy định “Bảo hiểm mọi rủi ro” thì chứng từ bảo hiểm phải ghi “ALL RISKS” được chấp nhận. Nếu tín dụng chứng từ không quy định gì thì người bán có thể mua bảo hiểm theo điều kiện thấp nhất (173 ISBP 681)
- TTD quy định việc bảo hiểm hàng hóa tới địa điểm nào thì chứng từ bảo hiểm cũng phải ghi đúng địa điểm đó. Nếu tín dụng chứng từ không quy định thì bảo hiểm hàng hóa tại cảng cuối cùng.
- Phí bảo hiểm đã được thanh toán hay chưa
- Người mua bảo hiểm phải ký hậu chứng từ đúng như quy định
- Tất cả các bản chính phải được xuất trình như điều 28 UCP 600 quy định
- Các nội dung khác phải phù hợp với tín dụng chứng từ và các chứng từ khác
- Kiểm tra việc chuyển nhượng chứng từ bảo hiểm có hợp lệ hay không
- Kiểm tra chứng từ có phải là bản gốc hay không, xuất trình có đủ bộ so với tín dụng chứng từ hay không
Trên là Các loại chứng từ kèm theo tín dụng chứng từ trong thương mại quốc tế được mình chia sẻ đến với các bạn. Cám ơn các bạn đã xem bài viết của mình, chúc các bạn 1 ngày làm việc may mắn và hạnh phúc nhé
Những bạn có nhu cầu viết bài trọn gói liên hệ zalo: 0973287149