197 đề tài báo cáo thực tập về ngành Luật dành cho sinh viên

Rate this post

Download miễn phí 197 đề tài báo cáo thực tập về ngành Luật dành cho sinh viên dành cho các bạn sinh viên ngành Quản trị kinh doanh đang làm báo cáo tốt nghiệp, mẫu 197 đề tài báo cáo thực tập về ngành Luật dành cho sinh viên được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình 

Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp, nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói, chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149


ĐỀ TÀI BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT HIẾN PHÁP PHỤC TRÁCH

  1. Mối quan hệ giữa nhân dân với Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (thực tiễn gắn với một địa phương nhất định).
  2. Mối quan hệ giữa nhân dân với Hội đồng nhân dân và đại biểu hội đồng nhân dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (thực tiễn gắn với một địa phương nhất định).
  3. Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với các cơ quan nhà nước (thực tiễn gắn với một địa phương nhất định).
  4. Vấn đề bảo đảm thực hiện quyền chính trị của công dân ở nước ta.
  5. Vấn đề bảo đảm thực hiện quyền dân sự của công dân ở nước ta.
  6. Vấn đề bảo đảm thực hiện quyền văn hóa, giáo dục của công dân ở nước ta.
  7. Quyền hội họp, lập hội của công dân – Những vấn đề lý luận và thực tiễn.
  8. Quyền biểu tình của công dân – Những vấn đề lý luận và thực tiễn.
  9. Hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân (từ thực trạng một cấp ở một địa phương cụ thể).
  10. Tổ chức và hoạt động các Ủy ban của Quốc hội trước yêu cầu đổi mới.
  11. Vấn đề trưng cầu ý dân ở Việt Nam.
  12. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở địa phương.
  13. Vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong hoạt động bầu cử – Những vấn đề lý luận và thực tiễn.
  14. Đơn vị bầu cử – Những vấn đề lý luận và thực tiễn.
  15. Pháp luật bầu cử – nhìn nhận từ góc độ tính đại diện.
  16. Vấn đề bãi nhiệm đại biểu dân cử ở nước ta – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện.
  17. Vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm của Hội đồng nhân dân đối với các chức danh do Hội đồng nhân dân bầu.
  18. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân trước yêu cầu đổi mới.
  19. Tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (từ thực tiễn một địa phương nhất định).
  20. Cơ chế giám sát Hiến pháp ở Việt Nam hiện nay: thực trạng và kiến nghị.
  21. Dân chủ ở cơ sở – thực trạng và phương hướng hoàn thiện.
  22. Những biện pháp pháp lý bảo đảm thực hiện quyền công dân ở nước ta.
  23. Quyền chất vấn của Đại biểu dân cử: thực trạng và kiến nghị.
  24. Phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp huyện – Thực trạng và kiến nghị.
  25. Phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh – Thực trạng và kiến nghị.
  26. Nguyên tắc độc lập của Tòa án – Thực trạng và kiến nghị.
  27. Nguyên tắc độc lập của Viện Kiểm sát – Thực trạng và kiến nghị.
  28. Đại biểu dân cử (Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân) chuyên trách – Thực trạng và kiến nghị.
  29. Phương hướng hoàn thiện quy trình lập pháp của Quốc hội.
  30. Chức năng giám sát của Quốc hội – Thực trạng và kiến nghị.
  31. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ trong điều kiện hội nhập.
  32. Chế định nguyên thủ quốc gia – Thực trạng và giải pháp.
  33. Mô hình tổ chức Tòa án nhân dân – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện.
  34. Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện.
  35. Vấn đề trình dự án luật ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn.
  36. Nội dung và phương pháp lãnh đạo của Đảng đối với Hội đồng nhân dân (có thể chọn một cấp và từ thực trạng tại một đòa phương cụ thể).
  37. Vấn đề đề cử ứng cử viên trong pháp luật bầu cử – Thực trạng và kiến nghị.
  38. Vận động bầu cử ở nước ta – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện.
  39. Nguyên tắc khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập, chỉ tuân theo pháp luật.
  40. Nguyên tắc một quốc tịch theo Luật quốc tịch 2008 – Những bất cập và giải pháp.
  41. Hoạt động của Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp.
  42. Mô hình hệ thống cơ quan đại diện trong bối cảnh xây dựng chính quyền đô thị.
  43. Chính phủ điện tử (E-Government) – mô hình của thế giới và những bài học đối với Việt Nam.
  44. Quyền tự do cư trú của công dân – những khía cạnh pháp lý và thực tiễn.
  45. Yêu cầu của Hiến pháp trong Nhà nước pháp quyền.
  46. Nhân tố pháp quyền trong Hiến pháp 1946 và sự kế thừa trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay.

Xem Thêm ==> Viết thuê chuyên đề tốt nghiệp giá rẻ 

  1. Tư tưởng phân chia quyền lực trong lịch sử lập hiến Việt Nam.
  2. Nét đặc trưng trong cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước ở vương quốc Anh.
  3. Nét đặc trưng trong cơ chế tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước ở Mỹ.
  4. Nét đặc trưng trong cơ chế tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước ở Pháp.
  5. Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong Nhà nước pháp quyền.
  6. Yêu cầu của Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền.
  7. Yêu cầu của Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền.
  8. Yêu cầu của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền.
  9. Tư tưởng về cấp chính quyền hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh trong lịch sử lập hiến Việt Nam.
  10. Mô hình tự quản địa phương – những giá trị tham khảo cho Việt Nam.
  11. Chế định Ủy ban thường vụ Quốc hội trong lịch sử lập hiến Việt Nam và hướng đổi mới.
  12. Quy trình lập hiến và những liên hệ với Việt Nam.
  13. Kiểm soát quyền lập pháp trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền.
  14. Kiểm soát quyền hành pháp trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền.
  15. Kiểm soát quyền tư pháp trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền.
  16. Vấn đề phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp.
  17. Vấn đề phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền hành pháp.
  18. Vấn đề phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền tư pháp.

ĐỀ TÀI BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT HÀNH CHÍNH PHỤ TRÁCH MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH

  1. Trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước.
  2. Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Bộ, cơ quan ngang Bộ (chọn một Bộ nào đó).
  3. Phiên họp Ủy ban nhân dân. Những vấn đề lý luận và thực tiễn.
  4. Quy trình xử lý kỷ luật công chức/viên chức: thực trạng và hướng hoàn thiện.
  5. Cơ cấu tổ chức Bộ, cơ quan ngang Bộ: trực trạng và giải pháp.
  6. Hoàn thiện pháp luật về chức năng, nhiệm vụ đơn vị sự nghiệp công lập.
  7. Xử lý kỷ luật viên chức.
  8. Trách nhiệm bồi thường hoàn trả của viên chức.
  9. Xử lý kỷ luật cán bộ cấp xã, huyện, hoặc tỉnh.
  10. Trách nhiệm vật chất của công chức.
  11. Thi tuyển viên chức.
  12. Tuyển dụng công chức.
  13. Xét tuyển công chức, viên chức.
  14. Những quy định mới của Luật Xử lý vi phạm hành chính với việc bảo đảm quyền con người.
  15. Đánh giá cán bộ, công chức, viên chức.
  16. Các biện pháp bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
  17. Áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính với việc bảo đảm quyền con người.
  18. Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính với việc đảm bảo quyền con người.
  19. Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước của chính quyền đô thị và nông thôn.
  20. Chế độ làm việc sau tuyển dụng của viên chức.
  21. Thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.
  22. Biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
  23. Biện pháp quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
  24. Hình thức xử phạt phạt tiền.
  25. Các biện pháp khắc phục hậu quả.
  26. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện trong xử lý vi phạm hành chính.
  27. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
  28. Pháp luật về cán bộ cấp xã, công chức cấp xã.
  29. Trách nhiệm kỷ luật của công chức, viên chức.
  30. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền bí mật đời tư trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội.
  31. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.
  32. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
  33. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội.
  34. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm.
  35. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
  36. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu – Thực tiễn và kiến nghị.
  37. Quyền cư trú của công dân.
  38. Quản lý nhà nước về Báo điện tử ở Việt Nam hiện nay.
  39. Quản lý nhà nước về xử phạt vi phạm hành chính.
  40. Thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính.
  41. Quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng tại địa phương (cụ thể).
  42. Các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử lý vi phạm hành chính.
  43. Biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên.
  44. Áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh – Thực tiễn và kiến nghị.
  45. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính – Thực tiễn và kiến nghị.
  46. Hoạt động thanh tra xây dựng tại quận/huyện X. thành phố Hồ Chí Minh.
  47. Vấn đề luân chuyển cán bộ, công chức – Thực trạng và kiến nghị.
  48. Quản lý hành chính Nhà nước đối với trường học dân lập.
  49. Thi tuyển và thi nâng ngạch công chức – Thực trạng và kiến nghị.
  50. Các biện pháp xử lý hành chính khác – Lý luận và thực tiễn.
  51. Các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử lý vi phạm hành chính – Lý luận và thực tiễn.
  52. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng – Thực trạng và kiến nghị.
  53. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh – Thực trạng và kiến nghị.
  54. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ khẩu – Thực trạng và kiến nghị.
  55. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch – Thực trạng và kiến nghị.
  56. Quy trình ban hành văn bản của UBND tỉnh và UBND huyện trong quản lý hành chính.
  57. Vấn đề phân công nhiệm vụ, quyền hạn trong UBND các cấp.
  58. Vấn đề ban hành văn bản giữa UBND tỉnh và chủ tịch UBND tỉnh.
  59. Dân chủ cơ sở – Lý luận và thực tiễn.
  60. Khiếu nại, tố cáo của công dân – Lý luận và thực tiễn.
  61. Hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính – Thực trạng và kiến nghị.
  62. Trách nhiệm kỷ luật của công chức – những vấn đề lý luận và thực tiễn.
  63. Tuyển dụng công chức – những vấn đề lý luận và thực tiễn.
  64. Chế độ công chức, công vụ trong pháp luật của các nước trên thế giới.
  65. Các biện pháp tăng cường trách nhiệm của công chức trong điều kiện nền kinh tế xã hội hiện nay.
  66. Dịch vụ hành chính công trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam.
  67. Hoàn thiện cơ chế giám sát tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính.
  68. Cơ chế “một cửa” trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, qua thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh.
  69. Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng – Thực trạng và kiến nghị.
  70. Phân cấp quản lý giữa chính quyền tỉnh, thánh phố với chính quyền quận, huyện, qua thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh.
  71. Vai trò của UBND trong việc thực hiện các biện pháp xử lý hành chính khác.
  72. Thanh tra chuyên ngành – những vấn đề lý luận và thực tiễn.
  73. Hoạt động thanh tra đối với doanh nghiệp – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện.
  74. Thanh tra theo cấp hành chính – Lý luận và thực tiễn.
  75. Thực trạng tổ chức và hoạt động của thanh tra Bộ.
  76. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra Chính phủ.
  77. Vai trò của luật hành chính Việt Nam trong đấu tranh chống tham nhũng.
  78. Vấn đề chống lãng phí của cán bộ, công chức.
  79. Thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết các vụ án hành chính.
  80. Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm kỷ luật của cán bộ, công chức.
  81. Hội đồng xử lý kỷ luật công chức, viên chức.
  82. Hợp đồng làm việc của viên chức.
  83. Vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức.
  84. Xét tuyển công chức: thực trạng và giải pháp.
  85. Nhiệm vụ, quyền hạn UBND các cấp.
  86. Cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam.
  87. Thẩm quyền áp dụng hình thức phạt tiền đối với vi phạm hành chính.
  88. Hình thức xử phạt bổ sung: thực trạng và giải pháp.
  89. Vấn đề áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính.
  90. Vấn đề hoãn, miễn, giảm, nộp phạt nhiều lần đối với hình thức phạt tiền.
  91. Cơ chế kiểm tra, giám sát đối với cán bộ, công chức.
  92. Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra của thanh tra viên.
  93. Thanh tra nhân dân và việc phát huy dân chủ ở cơ sở.
  94. Tăng cường tính tự chủ của các đơn vị hành chính sự nghiệp.
  95. Vấn đề xử ly kỷ luật đối với công chức, viên chức tự ý bỏ việc.

ĐỀ TÀI BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT HÌNH SỰ HÀNH CHÍNH PHỤ TRÁCH

  1. Môn Xây dựng văn bản pháp luật
  2. Hoạt động thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương.
  3. Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
  4. Giá trị pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật – Thực tiễn và kiến nghị.
  5. Mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
  6. Các tiêu chí đảm bảo tính khả thi của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
  7. Nguyên tắc giải quyết xung đột trong văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam: thực trạng và kiến nghị.
  8. Giá trị pháp lý của các văn bản quy phạm nội bộ của các cơ quan không có thẩm quyền ban hành văn bản văn bản quy phạm.
  9. Vai trò của cơ quan thẩm định trong việc đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý của văn bản văn bản quy phạm.
  10. Tính hợp pháp và hợp lý trong của văn bản văn bản quy phạm.
  11. Cơ sở pháp lý phân biệt văn bản văn bản quy phạm và văn bản áp dụng văn bản quy phạm.
  12. Vai trò của Chính phủ trong hoạt động lập pháp.

Xem Thêm ==> Kho chuyên đề tốt nghiệp ngành Luật 

  1. Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính.
  2. Thẩm quyền ban hành quyết định của Thủ tướng chính phủ – Lý luận và thực tiễn.
  3. Thẩm quyền ban hành thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ – Lý luận và thực tiễn.
  4. Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  5. Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
  6. Giá trị pháp lý của Nghị quyết do Quốc hội ban hành.
  7. Giá trị pháp lý của Nghị quyết do Chính phủ ban hành.
  8. Thẩm định và thẩm tra dự án luật, pháp lệnh – Lý luận và thực tiễn.
  9. Thẩm định dự thảo Nghị định của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
  10. Thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp.
  11. Các biện pháp xử lý văn bản khiếm khuyết – Thực trạng và một số kiến nghị.
  12. Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật và một số kiến nghị.
  13. Quy trình ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
  14. Quy trình ban hành Nghị định của Chính phủ.
  15. Quy trình đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.
  16. Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  17. Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
  18. Ủy quyền ban hành văn bản quy định chi tiết ở Việt Nam hiện nay – Thực trạng và một số kiến nghị.
  19. Hiệu lực trở về trước trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở Trung ương.
  20. Các tiêu chí đảm bảo tính khả thi của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
  21. Hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật.


Trên đây là mẫu 197 đề tài báo cáo thực tập về ngành Luật dành cho sinh viên được chia sẻ miễn phí các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây. Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên, nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149

TẢI FILE MIỄN PHÍ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo