Bình đẳng giữa vợ chồng trong quan hệ tài sản theo luật hôn nhân và gia đình

Rate this post

Download miễn phí đề cương: Bình đẳng giữa vợ chồng trong quan hệ tài sản theo luật hôn nhân và gia đình dành cho các bạn sinh viên ngành Luật đang làm báo cáo tốt nghiệp, đề cương Bình đẳng giữa vợ chồng trong quan hệ tài sản theo luật hôn nhân và gia đình được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình 

Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp, nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói, chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149


Đề cương báo cáo thực tập: Nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

  1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Trong quá trình xã hội hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia luôn coi trọng vấn đề bình đẳng giới và coi đó chính là mục tiêu mang tính chiến lược nhằm đảm bảo quyền con người nói chung và quyền bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình nói riêng. Đặc biệt là sự bình đẳng giữa vợ và chồng. Chính vì vậy, trong các văn kiện của Đảng và trong các văn bản Pháp luật của Nhà nước, quyền bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng luôn được quan tâm sâu sắc. Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, đặc biệt là trong việc phân chia tài sản giữa vợ và chồng đã được đề cập khá cụ thể và chi tiết trong các quy định của pháp luật. Điều đó cho thấy sự quan tâm của Đảng, của Nhà nước và của toàn xã hội đến vấn đề này đồng thời góp phần vào mục tiêu chung là bình đẳng giới của toàn thế giới. Nhưng các quy định đó vẫn còn nhiều bất cập, chưa hoàn thiện trong từng trường hợp cụ thể khi chia tài sản của vợ chồng dẫn đến việc chia tài sản còn nhiều sai sót và chưa đảm bảo quyền bình đẳng cho các bên.

Trong điều kiện kinh tế đang phát triển hiện nay, khi khối lượng tài sản của công dân tăng lên thì nhu cầu riêng cũng nhiều hơn, ý thức, tâm lý tài sản riêng để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống, nghề nghiệp, sinh hoạt cá nhân được hình thành, mong muốn tạo lập cho mình một khoản tài sản riêng độc lập và không phụ thuộc vào bất kỳ ai kể cả là vợ hoặc chồng. Không những thế, tình trạng ly hôn đang ngày một gia tăng thì việc chia tài sản giữa vợ chồng là một yêu cầu hợp lý, và vấn đề này phải được đảm bảo được quyền bình đẳng giữa vợ và chồng.

Trên thực tế nhiều năm qua, việc chia tài sản giữa vợ và chồng mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tốt, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng và đảm bảo quyền lợi cho cả đôi bên, nhưng vẫn còn không ít những trường hợp xảy ra mâu thuẫn, bất đồng giữa vợ và chồng sau khi chia tài sản. Có một điều dễ thấy trong các vụ án về chia tài sản là người vợ thường là người phải chịu thiệt thòi hơn. Đó là do phong tục tập quán và tư tưởng lạc hậu luôn bảo vệ quyền lợi cho người chồng vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi tầng lớp trong xã hội, người phụ nữ vẫn còn có thái độ tự ti an phận và không muốn đòi quyền lợi cho mình. Bên cạnh đó là công tác tuyên truyền luật pháp vẫn còn chưa sâu rộng dẫn đến sự hiểu biết của người dân còn quá ít. Chính vì thế vẫn còn tồn tại sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng trong việc chia tài sản.

Tuân thủ và thực hiện nguyên tắc bình đẳng trong việc chia tài sản giữa vợ và chồng là yêu cầu bắt buộc với tất cả các cơ quan, tổ chức và mọi cá nhận trong xã hội. Nếu làm được điều đó sẽ góp phần xoá bỏ những định kiến phong kiến lạc hậu, đồng thời củng cố và xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người phụ nữ trong phương diện gia đình cũng như trong mọi mặt của đời sống xã hội.

Nghiên cứu về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong việc chia tài sản là việc làm thiết thực và có nhiều ý nghĩa. Vì vậy tôi chọn đề tài “Nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam” làm đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.

  • Mục tiêu nghiên cứu. 

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong các trường hợp chia tài sản của vợ chồng theo pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam và đưa ra những ý kiến về việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo cho quyền bình đẳng đó được triệt để tuân thủ trong thực tế.

  • Phạm vi nghiên cứu. 

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề phân chia tài sản của vợ chồng dưới góc độ bình đẳng giới theo pháp luật Việt Nam. Đề tài không bao gồm việc nghiên cứu những vấn đề phân chia tài sản của vợ chồng có yếu tố nước ngoài.

  • Phương pháp nghiên cứu.

Việc nghiên cứu, đánh giá các vấn đề trong đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, ácc quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Xem Thêm ==> Viết chuyên đề thực tập giá rẻ 

  • Kết cấu của chuyên đề. 

Phần 1: Mở đầu

Phần 2: Lý thuyết

Phần 3: Hiện trạng

Phần 4: Giải pháp

Phần 5: Kết luận

Lời mở đầu

          Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Kết cấu đề tài

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG VIỆC CHIA TÀI SẢN

1.1 Khái niệm

1.1.1. Khái niệm giới, giới tính, bình đẳng giới

1.1.2.  Khái niệm thời kỳ hôn nhân

1.1.3. Khái niệm tài sản, quyền sở hữu tài sản của vợ chồng, chia tài sản của vợ chồng.

1.2 Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản

1.2.1. Ý nghĩa về mặt pháp lý

1.2.2. Ý nghĩa về xã hội

1.3. Sơ lược sự phát triển của pháp luật Việt Nam về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong việc chia tài sản

1.3.1. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong việc chia tài sản theo pháp luật thời kỳ phong kiến

1.3.2. Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản theo pháp luật thời kỳ Pháp thuộc

CHƯƠNG II: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ CHỒNG TRONG VIỆC CHIA TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

2.1. Nguyên tắc chung về quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản

2.1.1. Nguyên tắc hiến định

2.1.1.1. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật

2.1.1.2. Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật

2.1.1.3. Nguyên tắc nam nữ bình đẳng trong mọi lĩnh vực của xã hội

2.1.2. Nguyên tắc chung của Luật Dân Sự

2.1.2.1. Nguyên tắc bình đẳng

2.1.2.2. Nguyên tắc bình đẳng của vợ chồng

2.1.3. Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng theo Luật Hôn nhân & gia đình năm 2014

2.2. Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong các trường hợp chia tài sản

2.2.1. Quyền bình đẳng giữa vợ chồng khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

2.2.1.1. Căn cứ chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

2.2.1.2. Phương thức chia tài sản chung của vợ chồng trong thời ký hôn nhân.

2.2.1.3. Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

2.2.1.4. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung

2.2.2. Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong trường hợp chia tài sản khi vợ chồng ly hôn

2.2.2.1. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

2.2.2.2. Một số trường hợp đặc biệt về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

Xem Thêm ==> Kho chuyên đề tốt nghiệp ngành Luật 

2.3. Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong trường hợp chia tài sản khi một trong hai bên vợ hoặc chồng chết

2.3.1. Phương thức chia tài sản

2.3.2. Điều kiện tạm hoãn phân chia di sản thừa kế

CHƯƠNG III: THỰC TIỄN BẢO VỆ QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ CHỒNG TRONG VIỆC CHIA TÀI SẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

3.1. Thực tiễn bảo vệ quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản

3.1.1. Nhận xét chung

3.1.2. Một số vụ việc cụ thể về bảo vệ quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản


Trên đây là mẫu đề cương Bình đẳng giữa vợ chồng trong quan hệ tài sản theo luật hôn nhân và gia đình được chia sẻ miễn phí các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây. Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên, nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149

TẢI FILE MIỄN PHÍ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo