Tải Free Báo Cáo Thực Tập Tại Toà Án Nhân Dân Quận

Rate this post

Bạn đang tìm kiếm bài Báo Cáo Thực Tập Tại Toà Án Nhân Dân Quận? Ngay bây giờ đây mình sẽ giới thiệu đến cho các bạn sinh viên một bài báo cáo thực tập hoàn toàn xuất sắc mà các bạn không nên bỏ qua, đáng để xem và tham khảo. Nguồn tài liệu mình đã tiến hành triển khai như là giới thiệu đơn vị thực tập tại toà án nhân dân quận,về thẩm quyền của toà án nhân dân quận long biên và cuối cùng là tóm tắt quá trình thực tập tại toà án nhân dân quận…

Chưa dừng lại ở đó, hiện tại bên mình có nhận viết thuê báo cáo thực tập với đa dạng đề tài phổ biến nhất hiện nay. Có phải bạn đang có nhu cầu muốn viết một bài báo cáo, nếu vậy thì ngay bây giờ đây hãy tìm đến dịch vụ nhận viết thuê báo cáo thực tập của chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.573.149 để được tư vấn báo giá làm bài trọn gói và hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.

1.Giới thiệu đơn vị thực tập Tại Tòa Án Nhân Dân Quận

Tòa án nhân dân quận Long Biên hiện có 32 công chức, trong đó có 15 Thẩm phán.

Chánh án Tòa án nhân dân quận Long Biên do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức với nhiệm kỳ bổ nhiệm là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm[1]. Chánh án Tòa án nhân dân quận Long Biên, Hà Nội có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

“+ Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân quận Long Biên, Hà Nội; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;

+  Báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân có thẩm quyền theo luật định và Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng; giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật”[2].

Báo Cáo Thực Tập Tại Toà Án Nhân Dân Quận phó Chánh án Tòa án nhân dân quận Long Biên do “Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chứcvới nhiệm kỳ bổ nhiệm là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm. Phó Chánh án Tòa án nhân dân quận Long Biên giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó Phó chánh án cũng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng”[3].

XEM THÊM : Viết Thuê Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

  • Thẩm phán : 11 người

Thẩm phán Tòa án nhân dân quận Long Biên là những người đủ điều kiện, tiêu chuẩn được Chủ tịch nước bổ nhiệm với nhiệm kỳ 05 năm để thực hiện nhiệm vụ xét xử các vụ án, vụ việc[4].

  • Thư ký Tòa án: 13 người

Thư ký Tòa án nhân dân quận Long Biên có trình độ cử nhân luật trở lên được Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyển dụng, đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án để làm Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của luật tố tụng, thực hiện nhiệm vụ hành chính, tư pháp và nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án[5].

  • Thẩm tra viên: 2 người

Báo Cáo Thực Tập Tại Toà Án Nhân Dân Quận thẩm tra viên tòa án nhân dân quận Long Biên là công chức chuyên môn của Tòa án quận Long Biên đã làm Thư ký Tòa án từ 05 năm trở lên, được đào tạo nghiệp vụ Thẩm tra viên và bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên. Thẩm tra viên Tòa án quận Long Biên có nhiệm vụ thẩm tra hồ sơ các vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án án nhân dân quận Long Biên đã có hiệu lực pháp luật theo sự phân công của Chánh án Tòa án; Kết luận việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra với Chánh án Tòa án; Thẩm tra viên về thi hành án giúp Chánh án Tòa án thực hiện các nhiệm vụ về công tác thi hành án thuộc thẩm quyền của Tòa án; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án[6].

  • Kế toán: 2 người

Kế toàn tòa án nhân dân quận Long Biên là công chức ngạch kế toán viên thực hiện công tác thu chi, các chứng từ thu chi, thuế, và lương của công chức người lao động tại Tòa có liên quan, ngoài ra còn thực hiện công tác quản lý tài sản của Tòa án và thực hiện công tác khác theo sự phân công của Chánh án.

Ngoài ra tại Tòa án nhân dân quận Long Biên còn có 2 lao động khác đó là tạp vụ và bảo vệ.

XEM THÊM : Đề Tài Viết Báo Cáo Thực Tập Ngành Luật Đại Học Mở Hà Nội

2 Về thẩm quyền của Tòa án nhân dân quận Long Biên:

2.1 Thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự

Theo Điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về “Thẩm quyền xét xử của Tòa án” của Tòa án nhân dân cấp quận, huyện như sau:

“1. Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự. Trong đó:

Tải Free Báo Cáo Thực Tập Tại Toà Án Nhân Dân Quận tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

– Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;

– Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội này là từ trên 07 năm đến 15 năm tù.

Để biết tội phạm mà bị can bị truy tố có thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện, Toà án quân sự khu vực cần căn cứ vào hồ sơ vụ án; tội danh, điều khoản của Bộ luật hình sự mà Viện kiểm sát quyết định truy tố.”[7]

Theo quy định trên, Tòa án nhân dân quận Long Biên cũng như các Tòa án nhân dân cấp quận, huyện khác có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những tội phạm mà Bộ luật hình sự 2015 quy định hình phạt từ 15 năm tù trở xuống, trừ những tội quy định tại điểm nêu trên Điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

2.2 Thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự

(1)Tòa án nhân dân Quận Long Biên có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây[8]:

– Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình bao gồm:

+ Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.

+ Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.

+ Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.

+ Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ

+ Tranh chấp về thừa kế tài sản.

+ Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

+ Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.

+ Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.

+ Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.

+ Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

+ Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

+ Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

+ Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

+ Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.

+ Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

+ Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

+ Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.

+ Tranh chấp về cấp dưỡng.

XEM THÊM : Đề Tài Viết Báo Cáo Thực Tập Ngành Luật

Báo Cáo Thực Tập Tại Toà Án Nhân Dân Quận
Báo Cáo Thực Tập Tại Toà Án Nhân Dân Quận

+ Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

+ Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.

+ Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

– Tranh chấp về kinh doanh, thương mại bao gồm:

+ Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

+ Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

+ Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.

+ Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

+ Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

– Tranh chấp về lao động

 (2) Tòa án nhân dân Quận Long Biên có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây[9]:

– Yêu cầu về dân sự bao gồm:

+ Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

+ Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó.

+ Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích.

+ Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết.

+ Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

+ Yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án.

– Yêu cầu công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 470 của Bộ luật này.

+ Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án và yêu cầu khác theo quy định của Luật thi hành án dân sự.

+ Các yêu cầu khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

– Yêu cầu về hôn nhân và gia đình bao gồm

+ Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.

+ Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

+ Yêu cầu công nhận thỏa thuận của cha, mẹ về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hoặc công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

+ Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn.

+ Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.

+ Yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.

+ Yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án.

+ Yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.

+ Yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

+ Các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

– Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;

+ Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của Hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

+ Các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

– Yêu cầu về lao động bao gồm:

+ Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.

+ Các yêu cầu khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

2.3 Thẩm quyền giải quyết vụ việc hành chính

Cũng như các Tòa án nhân dân cấp quận, huyện khác, Tòa án nhân dân quận Long Biên có thẩm quyền giải quyết các vụ việc hành chính như sau:

“- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó, trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

– Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó.

– Khiếu kiện danh sách cử tri của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.”[10]

3. Tóm tắt quá trình thực tập Tại Tòa Án Nhân Dân Quận

Khi đến nhận thực tập tại Tòa án, sinh viên gặp mặt Chánh án tòa án nhân dân quận Long Biên để xác nhận thực tập. Sau đó, được phân công người phụ trách hướng dẫn là Thẩm phán Lê Toàn Thắng và thư ký Nguyễn Thái Dung trực tiếp hướng dẫn quá trình thực tập.

Quá trình thực tập tại Tòa án, sinh viên được phân công phụ giúp làm việc và học hỏi kinh nghiệm cùng thư ký phụ trách hướng dẫn thực tập, sinh viên có thực hiện một số công việc chính theo hướng dẫn của thư ký tòa án đó là:

  • Nghiên cứu hồ sơ, sắp xếp hồ sơ các vụ án đã xét xử xong, những vụ án sẽ đưa ra xét xử hoặc sắp xét xử.
  • Soạn thông báo thụ lý vụ án, quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định cung cấp chứng cứ, quyết định mở – hoãn phiên toà, quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự, viết biên bản giao, biên bản tống đạt trực tiếp không thành, biên bản niêm yết, biên bản tống đạt thong qua người thứ ba, giấy triệu tập đương sự, đánh dấu bút lục sao lưu hồ sơ theo sự hướng dẫn của người phụ trách.
  • Tập ghi biên bản phiên toà đối với từng loại vụ án.
  • Tập viết các quyết định, bản án của Toà án đối với từng vụ việc, vụ án cụ thể.
  • Hướng dẫn sự dụng máy photocopy, tìm kiếm hồ sơ, hưỡng dẫn cách đọc luật và tra cứu luật, tống đạt cho đương sự,..
  • Được cùng thư ký tòa trực tiếp đến các cơ quan khác như Viện kiểm sát quận Long Biên, Uỷ ban nhân dân dân phường, Công an phường để tống đạt, xác minh thông tin.
  • Tham dự các phiên toà: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hôn nhân gia đình để nắm vững thủ tục tố tụng đối với từng loại án; cách thức thẩm vấn của Hội đồng xét xử, cách thức bào chữa của Luật sư, kết luận của Viện kiểm sát.
  • Nếu được phép có thể cùng tham gia hoà giải, tham gia tuyên truyền phổ biến pháp luật.
  • Ngoài ra, còn được các thành viên khác trong Toà án, hỗ trợ hướng dẫn tìm hiểu thực tế về đề tài “Chế độ hôn nhân một vợ một chồng” cụ thể như hướng dẫn cách tìm hiểu khai thác các thông tin liên quan của đề tài có trong các văn bản pháp luật.

Mặc dù đều là những công việc phụ giúp thư ký tòa, và công việc nghiên cứu hồ sơ vụ án chứ không được trực tiếp tham gia quá trình nhưng cũng phần nào giúp bản thân sinh viên có nhìn bao quát về những công việc phải làm của công chức tại Tòa án.

Bài viết trên đây là toàn bộ bài Báo Cáo Thực Tập Tại Toà Án Nhân Dân Quận là một trong những đề tài báo cáo hoàn toàn hay mà mình đã liệt kê và triển khai đến cho các bạn sinh viên cùng xem và tham khảo. Nếu như trong suốt quá trình mình triển khai trên đây chưa đủ để làm hài lòng bạn thì ngay bây giờ đây hãy liên hệ ngay đến dịch vụ nhận viết thuê báo cáo thực tập của chúng tôi qua zalo/telegram : 0909.232.620 để được tư vấn báo giá và hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

[1] Xem điều 47 Luật tổ chức Tòa án nhân dân

[2] Xem điều 47 Luật tổ chức Tòa án nhân dân

[3] Xem điều 48 Luật tổ chức Tòa án nhân dân

[4] Xem điều 65 Luật tổ chức Tòa án nhân dân

[5] Xem điều 92 Luật tổ chức Tòa án nhân dân

[6] Xem điều 93 Luật tổ chức Tòa án nhân dân

[7] Điều 268 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015

[8] Xem điều 26 – điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự

[9] Xem điều 26 -điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự

[10] Xem điều 31. Điều 32 Luật tố tụng hành chính 2015

Contact Me on Zalo