Báo cáo thực tập tài chính ngân hàng trường Ngoại Ngữ – Tin Học Huflit

Rate this post

Xin chào các bạn sinh viên trường Đại học Huflit. Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp ngành Tài chính ngân hàng thì bài mẫu Báo cáo thực tập tài chính ngân hàng trường Ngoại Ngữ – Tin học Huflit dành cho các bạn sinh viên được tham khảo, chọn lọc từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao. Hy vọng bài mẫu dưới dây sẽ giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu và dữ liệu để hoàn thành tốt bài báo cáo của mình .

Dưới dây chỉ là bài mẫu có thể chưa đầy đủ các dữ liệu các bạn cần , các bạn đang gặp khó khăn có thể liên hệ dịch vụ viết bài trọn gói, chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149


MỘT SỐ ĐỀ TÀI GỢI Ý BÁO CÁO THỰC TẬP TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ- TIN HỌC

 Sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty cổ phần …
 Cấu trúc vốn của Công ty cổ phần …
 Quản trị tiền mặt tại Công ty cổ phần …
 Quản trị hàng tồn kho tại Công ty cổ phần …
 Đầu tư tài chính của Công ty cổ phần …
 Tình hình vốn lưu động thường xuyên của Công ty TNHH …
 Tình hình lưu chuyển tiền của Công ty cổ phần …
 Quản trị tín dụng thương mại của Công ty cổ phần …
 Rủi ro tín dụng tại VCB – Chi nhánh …
 Chất lượng tín dụng của DAB – Chi nhánh …

 Tình hình huy động vốn tại AGRIB – Chi nhánh …
 Hoạt động bao thanh toán tại ACB – Chi nhánh …
 Tình hình cho vay ngắn tại VCB – Chi nhánh …
Tình hình cho vay tiêu dùng tại AGRIB – Phòng giao dịch …
 Tình hình tài sản đảm bảo tại ACB – Phòng giao dịch …
 Quy trình giao dịch tiền gửi tại AGRIB – Chi nhánh …
 Định giá tài sản đảm bảo tại HSBC – Chi nhánh …

  1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ, BỘ PHẬN THỰC TẬP

(Từ 5-8 trang)

1.1. Hình thành & phát triển

1.2. Cơ cấu tổ chức

1.3. Tình hình nhân sự

1.4. Địa bàn kinh doanh

1.5. Kết quả kinh doanh

1.6. Định hướng phát triển

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC ĐƯỢC THỰC HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

(Từ 5-7 trang)

  1. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ PHỎNG VẤN NHÀ QUẢN TRỊ & NHÂN VIÊN TẠI ĐƠN VỊ, BỘ PHẬN THỰC TẬP

(Từ 2-3 trang)

3.1. PHỎNG VẤN NHÂN VIÊN

Họ và tên
Chức danh
Phòng ban công tác
Trình độ học vấn
Năm thâm niên công tác
Chuyên ngành theo học
Điện thoại liên hệ

3.1.1. Chi tiết công việc người được phỏng vấn

3.1.2. Kiến thức kỹ năng cần thiết tại vị trí

3.1.3. Thuận lợi trong công việc

3.1.4. Khó khăn trong công việc

3.1.5. Điều tâm đắc của chuyên gia được phỏng vấn

3.1.6. Những kiến thức kỹ năng phải hòan thiện sau khi tốt nghiệp

3.1.7. Nhận định về sự phát triển của ngành nghề

3.1.8. Lời khuyên cho sinh viên sắp tốt nghiệp

3.1.8.1. Lời khuyên về chuyên môn

3.1.8.2. Lời khuyên về kỹ năng sống và giao tiếp

3.1.8.3. Lời khuyên về ngành nghề

3.2. PHỎNG VẤN NHÀ QUẢN TRỊ

Họ và tên
Chức danh
Phòng ban công tác
Trình độ học vấn
Năm thâm niên công tác
Chuyên ngành theo học
Điện thoại liên hệ

3.2.1. Chi tiết công việc người được phỏng vấn

3.2.2. Kiến thức kỹ năng cần thiết tại vị trí

3.2.3. Thuận lợi trong công việc

3.2.4. Khó khăn trong công việc

3.2.5. Điều tâm đắc của chuyên gia được phỏng vấn

3.2.6. Những kiến thức kỹ năng phải hòan thiện sau khi tốt nghiệp

3.2.7. Nhận định về sự phát triển của ngành nghề

3.2.8. Lời khuyên cho sinh viên sắp tốt nghiệp

3.2.8.1. Lời khuyên về chuyên môn

3.2.8.2. Lời khuyên về kỹ năng sống và giao tiếp

3.2.8.3. Lời khuyên về ngành nghề

  1. SO SÁNH GIỮA THỰC TIỄN VÀ LÝ THUYẾT VỀ NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐƯỢC THỰC HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

(Từ 4-6 trang)

4.1. Lược khảo lý thuyết

4.2. Sự tương đồng & khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn đang thực hiện tại đơn vị thực tập

4.3. Nhận xét ưu và nhược điểm tạo ra cho đơn vị nơi thực tập do sự tương đồng & khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn

4.4. Ý kiến đề xuất cho đơn vị thực tập liên quan đến nội dung đã chọn làm đề tài thực tập tốt nghiệp

  1. NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ ĐỢT THỰC TẬP

(Từ 4-6 trang)

5.1. NHẬN XÉT ĐỢT THỰC TẬP

5.1.1. Thuận lợi

5.1.2. Khó khăn & vướng mắc

5.1.3. Kiến nghị

5.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

5.2.1. Xin thực tập

5.2.2. Thu thập thông tin tại đơn vị thực tập

5.2.3. Giao tiếp và tổ chức phỏng vấn

5.2.4. Phỏng vấn đối tượng

5.3. Ý ĐỊNH CHỌN NGHỀ NGHIỆP


Download báo cáo thực tập Tài chính ngân hàng trường Đại học Ngoại Ngữ- Tin Học 

 LỜI MỞ ĐẦU

Để khởi sự và tiến hành hoạt động kinh doanh, bất kỳ một công ty nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định. Vốn là một tiền đề cần thiết không thể thiếu cho việc hình thành và phát triển sản xuất kinh doanh của một công ty.

 Nhà nước tạo môi trường hành lang kinh tế pháp lý cho các công ty hoạt động đồng thời tạo ra áp lực cho các công ty muốn tồn tại và đứng vững trong cạnh tranh phải chú trọng quan tâm đến vốn để tạo lập quản lý và sử dụng đồng vốn sao cho có hiệu quả nhất. Nhờ đó nhiều công ty đã kịp thích nghi với tình hình mới, hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng lên rõ rệt song bên cạnh đó không ít công ty trước đây làm ăn có phần khả quan nhưng trong cơ chế mới đã hoạt động kém hiệu quả. Thực tế này là do nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân quan trọng là công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn của công ty còn nhiều hạn chế, hiệu quả sử dụng đồng vốn còn quá thấp.

 Chính vì vậy, vấn đề bức thiết đặt ra cho các công ty hiện nay là phải xác định và phải đáp ứng được nhu cầu vốn thường xuyên cần thiết và hiệu quả sử dụng đồng vốn ra sao? Đây là một vấn đề nóng bỏng có tính chất thời sự không chỉ được các nhà quản lý công ty quan tâm, mà còn thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính, khoa học vào công ty.

 Xuất phát từ vị trí, vai trò vô cùng quan trọng của vốn lưu động và thông qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Minh Hòa Thành, tôi quyết định chọn đề tài: “giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Minh Hòa Thành” làm đề tài thực tập của mình.

MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN..

LỜI MỞ ĐẦU.. 

CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY TNHH TMDV XNK MINH HOÀ THÀNH..

1.1. Hình thành và phát triển. 

1.2. Chức năng, nhiệm vụ. 

1.2.1 Chức năng. 

1.2.2 Nhiệm vụ. 

1.3. Cơ cấu tổ chức. 

1.4. Tình hình nhân sự tại công ty. 

1.5. Địa bàn kinh doanh. 

1.6. Định hướng phát triển công ty trong tương lai 

CHƯƠNG 2: MÔ TẢ CÔNG VIỆC ĐƯỢC THỰC HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI CÔNG TY TNHH TMDV XNK MINH HOÀ THÀNH.. 

2.1. Mô tả công việc thực tập tại công ty. 

2.2. Thực trạng và công tác quản lý và sữ dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Minh Hòa Thành  

2.2.1. Nguồn hình thành vốn lưu động của Công ty. 

2.2.1.1. Nguồn vốn lưu động thường xuyên. 

2.2.1.2. Nguồn vốn lưu động tạm thời 

2.2.2. Tình hình sử dụng vốn lưu động. 

2.2.2.1. Cơ cấu Vốn lưu động. 

2.2.2.2. Vốn bằng tiền và các khoản thanh toán. 

2.2.2.3. Hàng tồn kho. 

2.2.3.4. Nợ phải thu. 

2.2.3.5. Đánh giá hiệu suất sử dụng vốn lưu động.

2.2.4. Đánh giá chung. 

2.2.4.1. Kết quả. 

2.2.4.2. Hạn chế. 

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ PHỎNG VẤN NHÀ QUẢN TRỊ & NHÂN VIÊN TẠI ĐƠN VỊ, BỘ PHẬN THỰC TẬP. 

3.1. Kế toán trưởng. 

3.1.1 Công việc của Kế toán trưởng. 

3.1.2 Kiến thức kỹ năng cần thiết của Kế toán trưởng. 

3.1.3 Thuận lợi trong công việc. 

3.1.4 Khó khăn trong công việc. 

3.1.5 Điều tâm đắc của Kế toán trưong. 

3.1.6 Theo Kế toán trưởng sau tốt nghiệp cần những kiến thức, kỹ năng gì 

3.1.7 Nhận định của Kế toán trưởng về ngành kế toán trong tương lai 

3.1.8 Lời khuyên của Kế toán trưởng dành cho sinh viên sắp tốt nghiệp. 

3.2.  Kế toán thanh toán. 

3.2.1 Công việc của Kế toán thanh toán. 

3.2.2 Kiến thức kỹ năng cần thiết của Kế toán thanh toán. 

3.2.3 Thuận lợi trong công việc. 

3.2.4 Khó khăn trong công việc. 

3.2.5 Điều tâm đắc của Kế toán thanh toán. 

3.2.6 Theo Kế toán thanh toán sau tốt nghiệp cần những kiến thức, kỹ năng gì 

3.2.7 Nhận định của Kế toán thanh toánvề ngành kế toán trong tương lai 

3.2.8 Lời khuyên của Kế toán thanh toán dành cho sinh viên sắp tốt nghiệp. 

CHƯƠNG 4: SO SÁNH GIỮA THỰC TIỄN VÀ LÝ THUYẾT VỀ NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐƯỢC THỰC HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI CÔNG TY.. 

4.1 Lược khảo lý thuyết 

4.1.1.Khái niệm.. 

4.1.2. Ý nghĩa. 

4.1.3. Mục tiêu. 

4.1.4.Phương pháp phân tích. 

4.2. Sự tương đồng & khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn đang thực hiện tại đơn vị thực tập  

4.3. Nhận xét ưu và nhược điểm tạo ra cho đơn vị nơi thực tập do sự tương đồng và khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn. 

4.3.1. Ưu điểm.. 

4.3.2. Nhược điểm.. 

4.4. Ý kiến đề xuất cho đơn vị thực tập liên quan đến nội dung đã chọn làm đề tài thực tập tốt nghiệp  

4.2.1. Giải pháp cho vấn đề hàng tồn kho. 

4.2.2. Chú trọng tìm kiếm thị trường ổn định, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.. 

4.2.3. Giải pháp quản lý khoản phải thu. 

4.2.4. Giải pháp điều chỉnh lại cơ cấu vốn lưu động. 

CHƯƠNG 5: NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ ĐỢT THỰC TẬP. 

5.1. NHẬN XÉT ĐỢT THỰC TẬP. 

5.1.1. Thuận lợi 

5.1.2. Khó khăn & vướng mắc. 

5.1.3. Kiến nghị 

5.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM… 

5.2.1. Xin thực tập. 

5.2.3. Giao tiếp và tổ chức phỏng vấn. 

5.2.4. Phỏng vấn đối tượng. 

5.3. Ý ĐỊNH CHỌN NGHỀ NGHIỆP. 

KẾT LUẬN.. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 


CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY TNHH TMDV XNK MINH HOÀ THÀNH

1.1. Hình thành và phát triển

Tên doanh nghiệp : Công ty TNHH TMDV XNK Minh Hòa Thành

Tên đối ngoại : MINH HOA THANH TRADING SERVICE IMPORT COMPANY LIMITED           

Tên viết tắt :MINH HOA THANH CO., LTD

Logo công ty :

Trụ sở chính :

+ Điạ chỉ : 199/2 Đường TA 19, Khu Phố 5, Phường Thới An, Quận 12, TP HCM

+ Điện thoại :(08) 6250 2299

+ Fax  : (08) 6250 2299

+ Email: minhhoathanh@gmail.com

+ Website : www.minhhoathanh.com

+ Số TK: 04401010015952 tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải – CN Cộng Hòa

+ Tổng vốn điều lệ :5.000.000.000 đ

Công ty TNHH TMDV XNK Minh Hòa Thành  được thành lập ngày 21 tháng 03 năm 2013, theo Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Doanh nghiệp số 0312196929 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp.

Công ty TNHH TMDV XNK Minh Hòa Thành  là một đơn vị kinh tế hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có quan hệ đối nội đối ngoại tốt và có con dấu riêng. Công ty luôn bình đẳng trong kinh doanh với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác. Công ty được phép mở tài khoản giao dịch tại các ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Xem Thêm ==> Viết thuê chuyên đề tốt nghiệp giá rẻ 

Với đội ngũ bán hàng năng động và nhiệt huyết luôn sẵn lòng phục vụ khách hàng chu đáo, tận tâm, luôn mang đến cảm giác thân thiện đối với khách hàng trong kinh doanh.

1.2. Chức năng, nhiệm vụ

1.2.1 Chức năng

  • Phân phối các dòng sản phẩm ngành nước, các thiết bị phòng cháy chữa cháy: đồng hồ nước, van vòi nước, phụ kiện đường ống,…
  • Thực hiện bán hàng theo các kênh phân phối của công ty như bán cho đại lý, bán hàng theo dự án, bán hàng theo kênh hiện đại và bán lẻ.
  • Đáp ứng những đơn hàng với kiểu dáng theo yêu cầu của khách hàng

1.2.2 Nhiệm vụ

  • Đối với khách hàng:

Thực hiện các đơn hàng cho khách một cách nhanh chóng, chất lượng. Thực hiện các dịch vụ bảo hành, chăm sóc khách hàng đúng với quy định và hợp đồng.Phân phối các sản phẩm thiết bị điện nước nói chung trong phân khúc trung và cao cấp, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng.

  • Đối với công ty:

Sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả và phát triển nguồn vốn KD được giao thực hiện mục tiêu kinh doanh. Thực hiện sứ mệnh rút ngắn khoảng cách không gian và thời gian, tiềm lực và năng lực. Xây dựng các chiến lược kinh doanh dài hạn. Chấp hành nghiêm túc chế độ an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, bảo vệ môi trường đồng thời quan tâm đến lợi ích của người lao động.         

1.3. Cơ cấu tổ chức

Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban

  • Giám đốc: Là người điều hành đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm cao nhất về toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh trong Công ty. Giám đốc điều hành Công ty theo chế độ thủ trưởng, có quyền quyết định cơ cấu bộ máy quản lý của công ty theo nguyên tắc tinh giảm gọn nhẹ, có hiệu quả.
  • Phòng Giao Nhận: có nhiệm vụ nhận chỉ thị từ Trưởng phòng của các phòng ban để thực hiện việc giao nhận hàng hóa, giấy tờ liên quan.
  • Phòng kinh doanh: có chức năng giúp Giám đốc tổ chức việc kinh doanh, tìm hiểu thị trường, tìm kiếm nguồn tiêu thụ và nguồn mua vào từ các đối tác; thực hiện các giao dịch kinh doanh.
  • Phòng kế toán:

Cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động tài chính ở đơn vị, thu nhận, ghi chép, phân loại, xử lý và cung cấp các thông tin, tổng hợp, báo cáo lý giải các nghiệp vụ chính diễn ra ở đơn vị, giúp cho Giám đốc có khả năng xem xét toàn diện các hoạt động của đơn vị kinh tế.

  • Phòng Hành chính Nhân sự: có nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện bộ máy tổ chức công ty phù hợp với yêu cầu tổ chức kinh doanh, xây dựng và tổ chức thực hịên các kế hoạch về lao động tiền lương, giải quyết chính sách cho người lao động.

1.4. Tình hình nhân sự tại công ty

 Bảng 1.1: Bảng phân bổ nhân sự của công ty qua các năm.

Đơn vị: Người

                          Năm

Loại HĐ

2015 2016 2017
Hợp đồng dài hạn (HĐDH) 18 23 25
Hợp đồng ngắn hạn (HĐNH) 9 10 12
Tổng số 27 33 37

Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự

Chú thích:

  • HĐDH: không xác định được thời điểm kết thúc lao động hoặc có thời hạn lao động trên 36 tháng ( là những lao động công tác lâu năm tại công ty đã qua quá trình thử việc)
  • HĐNH: có thời hạn lao động dưới 12 tháng

Theo số liệu của bảng phân bổ trên, nhân lực của Công ty qua các năm qua có sự thay đổi rõ rệt. Ví dụ như năm 2015 tổng số lao động của Công ty là 24 người thì đến năm 2017 đã tăng lên 37 người, trong đó số lao động có HĐDH trong năm 2015 là 16 người và tăng lên 25  người vào năm 2017.

Số lao động của Công ty không ngừng tăng lên qua các năm cho thấy tình hình HĐKD của Công ty đạt hiệu quả tốt, có xu hướng mở rộng quy mô thị trường trong tương lai, giải quyết một phần vấn đề về việc làm cho người lao động, và góp phần đổi mới đất nước.

 Bảng 1.2: Cơ cấu tổ chức lao động

Đơn vị: Người

STT Năm 2015 2016 2017
1 Lao động trực tiếp 11 15 18
2 Lao động gián tiếp 14 16 17
3 Lao động khác 2 2 2
4 Tổng 27 33 37

Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự

Theo bảng 2.2: Cơ cấu tổ chức lao động: lao động trực tiếp chiếm tỉ lệ tăng cao hơn qua từng năm so với lao động gián tiếp vì hoạt động chủ yếu của Công ty là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ lĩnh vực công nghiệp. Lực lượng lao động gián tiếp của Công ty có xu hướng tăng nhẹ nhưng không đáng kể, cho thấy Công ty đang sử dụng nguồn lao động có hiệu quả.

Bảng 1.3: Trình độ lao động của công ty

Đơn vị: %

                                   Năm

Người lao động

2013 2015 2016 2017
Có bằng đại học (ĐH) 20,8 22,2 25 27
Có bằng trung cấp (TC) 45,8 40,7 40,6 40,2
Người lao động khác 33,4 32,2 34,4 32,8
Tổng số 100 100 100 100

Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự

Trình độ lao động cũng có sự thay đổi đáng kể, số lượng lao động có trình độ Đại học – Trung cấp chiếm khoảng lớn trong tổng số lao động. Nhờ có những chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn nhân lực có trình độ đại học mới ra trường về làm việc nên năm 2015: số lượng lao động ĐH là 20,8%, và đến năm 2017 đã tăng thêm 6,2%. Mục tiêu đặt ra hiện nay đối với các doanh nghiệp là cần có sự cân đối về trình độ học vấn giữa các Cán bộ- Công nhân viên, vì khi lượng lao động có trình độ học vấn quá cao tập trung một nơi trong khi một nhóm đối tượng khác như nhân viên kỹ thuật có trình độ quá thấp sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý và lãng phí trong việc sử dụng nhân sự.

1.5. Địa bàn kinh doanh

Hiện tại các sản phẩm thiết bị ngành nước nhôm, sắt thiết bị ngành nước của công ty sản xuất ra đều được tiêu thụ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Trong những năm gần đây, sản phẩm của công ty đã được khách hàng mua về và chuyển sang bán bên các nước Indonexia, Philipin và Thái Lan.

Hiện tại công ty chỉ có 01 chi nhánh tại 2/3A Mỹ Hòa 4, Xuân Thới Đông, Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh và có 01 phân xưởng tại 32/9 Ấp Hưng Lân, Bà Điểm, Hóc Môn.

 Bảng 1.4: Thị trường tiêu thụ của Công ty

KHU VỰC TỈNH THÀNH
Khu vực miền Nam Biên Hòa, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Vũng Tàu, và một số tỉnh lân cận khác.
Khu vực miền Tây Tiền Giang, Vĩnh Long, Ang Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Đồng Tháp , Sóc Trăng, Long An, Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang, Cà Mau, Cần Thơ, và một số tỉnh lân cận khác.
Khu vực nước ngoài Indonexia, Thái Lan, Philipin.

 (Nguồn: Phòng Kế toán)

1.6. Định hướng phát triển công ty trong tương lai

Tiếp tục củng cố năng lực cạnh tranh và duy trì vị trí hàng đầu trong lĩnh vực ngành điện nước, hệ thống nước theo hướng nhận thầu trọn gói công trình có quy mô lớn.

Đồng thời mở rộng sang một số lĩnh vực  có lợi thế nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn như đầu tư tài chính và nghiên cứu phát triển các sản phẩm dịch vụ mới hỗ trợ cho công tác thi công xây dựng.

Với các lĩnh vực kinh doanh kể trên tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh hiện tại trở thành mối quan tâm của các nhà đầu tư. Do đó việc phân tích hệ thống báo cáo tài chính mang tính chất nghiệp vụ, đánh giá tình hình tài chính cũng như khả năng của công ty trong tương lai giúp các nhà đầu tư nước ngoài ra các quyết định đầu tư lại càng quan trọng và cần thiết.

CHƯƠNG 2: MÔ TẢ CÔNG VIỆC ĐƯỢC THỰC HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI CÔNG TY TNHH TMDV XNK MINH HOÀ THÀNH

2.1. Mô tả công việc thực tập tại công ty

STT Thời gian Nội dung Đánh giá/ xác nhận Ghi chú
2 1/3/2018 – 10/3/2018 – Đọc và tìm hiểu lịch sử hình thành và quá trình phát triển công ty.

Tìm kiếm các thông tin khác viết bài báo cáo

–          

Giao tiếp tốt, khả năng tìm kiếm tốt, biết hỏi những gì mình chưa biết để có nhiều thông tin  
3 11/3/2018 – Tham khảo tìm hiểu sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Giao tiếp tốt, chăm chỉ tìm tòi.  
4 14/3/2018 Trao đổi với các anh chị trong phòng kế toán về nội dung công việc của họ và lắng nghe ý kiến từ họ. Rèn luyện khả năng làm việc nhóm, hỗ trợ nhau trong công việc Anh chị phòng kế toán rất thân thiện, tạo điều kiện để nhanh chóng quen việc
5 16/3/2018 Tìm hiểu bộ máy kế toán tại công ty và được hướng dẫn cách đổi tỷ giá trên hệ thống Chịu khó nghe nhìn, biết hỏi những gì mình chưa biết để có nhiều thông tin  
6 18/3/2018 Nhập danh sách tên khách hàng có hoạt động chi trả  ngoại tệ tại công ty vào Excel. Tiếp tục cố gắng như mọi ngày  
7 22/3/3016 Xem điều lệ doanh nghiệp, danh mục sản phẩm, giá bán.

 

Tiếp tục cố gắng như mọi ngày  
8 24/3/2018 Bán hàng qua điện thoại, nghe điện thoại tiếp nhận đơn đặt hàng của khách hàng

Viết hóa đơn giá trị gia tăng cho khách hàng

Biết tra đổi với khách hàng qua điện thoại, chào hỏi khách hàng và tạm biệt họ

Cũng cố về thực hành viết hóa đơn

Nhiều lúc rất bặp bẹ, ngượng ngùng khi nói chuyện với người lạ
9 25/3/2018 – Bán hàng qua điện thoại, nghe điện thoại tiếp nhận đơn đặt hàng của khách hàng

Viết hóa đơn giá trị gia tăng cho khách hàng

Khả năng giao tiếp qua điện thoại được cải thiện hơn  
10  

28/3/2018

Bán hàng qua điện thoại, nghe điện thoại tiếp nhận đơn đặt hàng của khách hàng

Viết hóa đơn giá trị gia tăng cho khách hàng

Giao tiếp linh hoạt với khách hàng qua điện thoại, viết hóa đơn nhanh nhẹn Tự tin hơn những ngày trước rất nhiều
11  

30/3/2018

Tính giá chiết khấu cho khách hàng mua số lượng lớn, tập làm phiếu chi, thu, xuất kho..

 

Ham học hỏi, biết tính chiết khấu cho khách hàng thân thiết và khách hàng trả liền  
12  

31/3/2018

– Phụ các anh chị viết hóa đơn VAT cho khách hàng, nghe điện thoại khách hàng và báo giá Khả năng viết giấy tờ như hóa đơn, phiếu chi, xuất kho trở nên thành thạo Chữ xấu nên nhiều khi bị nhắc nhở viết hóa đơn chậm lại
13  

01/4/2018

Kiểm tra mail để cập nhật những thông tin, thắc mắc của khách hàng gửi đến và phản hồi cho khách Biết kiểm tra và lọc email, trả lời yêu cầu của khách hàng qua email  
14  

04/4/2018

Trao đổi với nhân viên phòng kế toán để tìm hiểu tài khoản sử dụng và cách thức ghi sổ của tài khoản tiền gửi ngân hàng Nắm rõ tài khoản sử dụng và cách thức ghi sổ  

 

 

15

06/4/2018 Hỗ trợ thủ quỹ thu chi, kiểm đếm tiền mặt trong quỹ Đã biết sử dụng bằng máy đếm tiền Bỡ ngỡ với những công cụ lần đầu tiên tiếp xúc
16 08/4/2018 – Viết hóa đơn GTGT, Phụ các anh chị phòng kế toán như sắp xếp giấy tờ ngăn nắp, photocopy giấy tờ Công việc đã thành thạo  
17 12/4/2018 – Báo giá cho khách hàng, tính giá chiết khấu cho khách hàng Nắm vững về giá cả các loại sản phẩm Một ngày tuyệt vời
18 14/4/2018 – Tìm hiểu phần mềm kế toán SMART.  Viết phiếu thu, hóa đơn, phiếu xuất kho cho khách hàng Đã biết cơ bản về phần mềm Smart  
19 15/4/2018 Quan sát, tìm hiểu quy trình lưu chuyển chứng từ.

Nhập liệu vào phần mềm máy tính của kế toán

Củng cố kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán  
20 19/4/2018 Tìm hiểu một số vấn đề chưa rõ về kế toán tiền lương. Được anh chị hướng dẫn cách tính lương cho nhân viên Biết về các hình thức và tính lương của công ty  
21 21/4/2018 Viết hóa đơn VAT cho khách hàng, phụ viết photo giấy tờ Thành thạo các viêt hóa đơn cho khách hàng

Đã biết photo 2 mặt

 
22 25/4/2018 Tiếp khách, mời khách hàng dùng nước khi khách hàng tới công ty thỏa thuận buôn bán Tự tin tiếp khách hàng Tự tin với tiếp xúc với người lạ
23 28/4/2018 Nhập liệu vào phần mềm kế toán của công ty Thành thạo sử dụng phần mềm kế toán Smart của công ty.  

 2.2. Thực trạng và công tác quản lý và sữ dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Minh Hòa Thành

2.2.1. Nguồn hình thành vốn lưu động của Công ty

2.2.1.1. Nguồn vốn lưu động thường xuyên

Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên liên tục thì tương ứng với một quy mô nhất định đòi hỏi thường xuyên phải có một lượng TSLĐ nhất định nằm trong các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh bao gồm: các khoản dự trữ nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và nợ phải thu của khách hàng. Những TSLĐ này thường xuyên được hình thành từ nguồn vốn lưu động thường xuyên có tính chất ổn định, lâu dài.

 Bảng 2.2 dưới đây sẽ giúp chúng ta đánh giá được mức độ sử dụng nguồn vốn lưu động thường xuyên của Công ty TNHH Minh Hòa Thành.

Xem Thêm ==> 999+ chuyên đề tốt nghiệp Tài chính ngân hàng

 Nguồn vốn lưu           =    Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn

 động thường xuyên

Bảng 2.2: Mức độ sử dụng nguồn vốn lưu động

ĐVT: Đồng

  2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016
ST % ST %
Tài sản lưu động

( 1 )

233.641.866.109 368.736.218.139 507.247.700.069 135.094.352.030 58% 138.511.481.930 38%
Nợ ngắn hạn

( 2 )

254.113.298.628 443.833.832.541 443.833.832.541 189.720.533.913 75% 0 0%
Nguồn vốn lưu động thường xuyên (1) – (2) -20.471.432.519 -75.097.614.402 63.413.867.528 -54.626.181.883 267% 138.511.481.930 -184%

 Nguồn: Phòng kế toán

Nhìn vào số liệu bảng trên, chúng ta có thể thấy rất rõ nguồn vốn lưu động thường xuyên của Công ty biến động, từ năm 2015 đến năm 2016 giảm 267%, đến năm 2017 nguồn vốn lưu động thường xuyên của Công ty tăng 184%. Ta thấy nguồn vốn lưu động thường xuyên của Công ty năm 2017 lớn tạo ra mức độ an toàn cho Công ty trong kinh doanh, làm cho khả năng tài chính của Công ty được đảm bảo vững chắc hơn. Để có được khả năng về vốn lớn như thế này Công ty đã nỗ lực phát triển bản thân không dựa vào các nguồn vay ngắn hạn, dài hạn để kinh doanh sản xuất.

2.2.1.2. Nguồn vốn lưu động tạm thời

– Các khoản phải trả cho người lao động và các khoản phải nộp: Đây là một nguồn vốn mà bất kỳ một doanh nghiệp nào trong hoạt động kinh doanh của mình đều phát sinh. Đó là các khoản phải trả phải nộp chưa đến kỳ thanh toán (thuế, BHXH phải nộp chưa đến kỳ nộp, tiền lương, tiền công phải trả CNV…)

 – Tín dụng nhà cung cấp: Trong nền kinh tế thị trường thường phát sinh việc mua chịu, bán chịu. Doanh nghiệp có thể mau chịu vật tư hàng hóa của nhà cung cấp. Trong trường hợp này nhà cung cấp đã cấp cho một khoản tín dụng hay nói cách khác đi doanh nghiệp đã sử dụng tín dụng thương mại để đáp ứng một phần nhu cầu vốn.

Bng 2.3: Các khoản phải trả, phải nộp và Tín dụng nhà cung cấp

ĐVT: Đồng

Năm 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016
Chỉ tiêu ST % ST % ST % ST % ST %
1. Các khoản phải trả, phải nộp ( chưa đến hạn trả nộp…) 5,160,202,287 6.87 26,473,505,535 19.49 26,473,505,535 19.49 21.313.303.248 413% 0 0
2. Tín dụng nhà cung cấp 69,973,864,655 93.13 109,348,094,990 80.51 109,348,094,990 80.51 39.374.230.335 56% 0 0

 Nguồn: Phòng kế toán

Trong cơ cấu nguồn vốn lưu động tạm thời của công ty ta có thể thấy được các khoản phải trả, phải nộp của Công ty tăng dần qua các năm: năm 2016 bằng 2017 tăng về con số tuyệt đối: 21,313 triệu đồng so với năm 2015, tuy nhiên trong cơ cấu nguồn vốn lưu động tạm thời các khoản phải trả, phải nộp lại có tỷ trọng tăng lên 19,49%. Đây là các khoản nợ ngắn hạn phát sinh có tính chất chu kỳ, Công ty có thể sử dụng tạm thời các khoản này để đáp ứng nhu cầu vốn mà không phải trả chi phí. Tuy nhiên điều cần chú ý trong việc sử dụng các khoản này là phải đảm bảo thanh toán đúng kỳ hạn.

 Ngoài ra còn có khoản tín dụng nhà cung cấp chiếm trung bình trên 80% trong cơ cấu nguồn vốn lưu động tạm thời của Công ty, với tỷ trọng lớn như vậy của khoản tín dụng nhà cung cấp là chưa hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn lưu động tạm thời vì khi sử dụng tín dụng thương mại Công ty phải trả chi phí cho khoản tín dụng này, vì vậy, yếu tố quan trọng để đi đến quyết định có nên sử dụng tín dụng thương mại hay không là phải xác định chi phí của khoản tín dụng thương mại. Ta có thể thấy nguồn vốn lưu động tạm thời của Công ty khá dồi dào nhưng điều này cũng có nghĩa là đến một lúc nào đó một loạt các khoản phải trả phải nộp đến hạn trả nộp, Công ty sẽ phải dồn hết vốn để trả và thiếu chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh của mình hơn. Hơn nữa Công ty TNHH Minh Hòa Thành là một doanh nghiệp kinh doanh xây dựng công trình, hoạt động liên tục không mang tính mùa vụ, vì vậy yêu cầu tất yếu Công ty cần phải có một lượng vốn lưu động thường xuyên nhiều hơn và ổn định hơn.

2.2.2. Tình hình sử dụng vốn lưu động

2.2.2.1. Cơ cấu Vốn lưu động

Để có nguồn vốn đầu tư cho các tài sản lưu động Công ty đã tiến hành tìm kiếm nguồn tài trợ cho mình. Trong những năm gần đây, nguồn tài trợ của công ty chủ yếu là từ nguồn vay ngắn hạn. Ta có thể thấy rõ cơ cấu nguồn vốn qua bảng sau:

Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn của công ty

Nguồn 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016
Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
( đồng ) ( % ) ( đồng ) ( % ) ( đồng ) ( % )        
A. NỢ PHẢI TRẢ 615,081,887,503 97.7 805,680,098,562 98.3 805,680,098,562 85.9 190,598,211,059 31.0 0
I. Nợ ngắn hạn 254,113,298,628 40.4 443,833,832,541 54.2 443,833,832,541 47.3 189,720,533,913 74.7 0
II. Nợ dài hạn 360,968,588,875 57.3 361,846,266,021 44.2 361,846,266,021 38.6 877,677,146 0.2 0
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 14,534,803,458 2.3 13,877,155,982 1.7 132,427,020,590 14.1 -657,647,476 (4.5) 118,549,864,608 854.3
I. Vốn chủ sở hữu 14,508,522,244 2.3 13,857,730,340 1.7 132,473,576,300 14.1 -650,791,904 (4.5) 118,615,845,960 856.0
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 26,281,214 0.0 19,425,642 0.0 -46,555,710 0.0 -6,855,572 (26.1) -65,981,352 (339.7)
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 629,616,690,961 100 819,557,254,544 100 938,107,119,152 100 189,940,563,583 30.2 118,549,864,608 14.5

Nguồn : Trích từ bảng cân đối kế toán 2015 – 2017)

Nhìn vào bảng thống kê ta có thể thấy nguồn tài trợ chủ yếu cho vốn lưu động của Công ty là nguồn vốn vay ngắn hạn và dài hạn. Vốn vay ngắn hạn tăng tỷ trọng qua các năm, nguồn vốn này là một giải pháp khá hiệu quả, nó giúp Công ty có thể huy động một cách nhanh chóng số vốn cần thiết, việc huy động vốn lại đơn giản, tiện lợi, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn so với việc sử dụng nguồn vốn vay dài hạn. Tuy nhiên việc sử dụng nguồn vốn này lại có những mặt hạn chế của nó. Nếu quá lạm dụng nguồn vốn này sẽ làm tăng hệ số nợ và làm tăng nguy cơ không trả được nợ khi các khoản nợ đến hạn, từ đó làm tăng nguy cơ phá sản.

Các khoản phải trả người lao động, người mua trả tiền trước, thuế, các khoản phải trả, phải nộp khác cũng góp phần hình thành nên vốn kinh doanh nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ khá nhỏ.

2.2.2.2. Vốn bằng tiền và các khoản thanh toán

Xét về mặt hình thái, vốn lưu động trong Công ty tồn tại dưới bốn dạng chính đó là tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho, TSLĐ khác. Để có cái nhìn tốt hơn về tình hình sử dụng vốn lưu động trong Công ty ta tiến hành phân tích tình hình sử dụng từng loại VLĐ.

  1. a. Phân tích tình hình sử dụng tiền mặt của công ty:

Tiền mặt trong doanh nghiệp có tính thanh khoản cao, nó đáp ứng kịp thời các nhu cầu trước mắt của Công ty như: nhu cầu mua sắm hàng hóa, vật tư, nguyên, nhiên liệu phục vụ, thanh toán các chi phí cần thiết đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra bình thường và liên tục. Vì vậy việc dự trữ tiền mặt là cần thiết và tất yếu. Tuy nhiên khi dự trữ tiền mặt, mỗi doanh nghiệp cần tính toán mức dự trữ hợp lý nhất, đảm bảo đủ lượng tiền mặt cần thiết. Việc dự trữ quá nhiều sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ.

Nhìn vào bảng kết cấu VLĐ của công ty ta thấy qua các năm 2015, 2016 vốn lưu động tồn tại dưới dạng tiền mặt chiếm tỷ lệ nhỏ. Năm 2015, tỷ lệ tiền mặt chiếm 8,8 % trong tổng VLĐ. Năm 2016, tỷ lệ tiền mặt trong tổng vốn lưu động giảm xuống chỉ còn 0,3%. Đến năm 2017 tiền mặt của Công ty đã tăng lên, chiếm 3,6% trong tổng VLĐ. Như vậy, nhìn chung tỷ trọng tiền mặt trong tổng vốn lưu động tăng đáng kể trong năm 2017, điều này sẽ giúp cho Công ty thuận lợi trong việc đáp ứng nhu cầu hàng ngày và thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên điều này cũng chứng tỏ Công ty đã không tận dụng được nguồn vốn cho đầu tư, gây ứ đọng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động vì tiền mặt tồn quỹ không sinh lợi.

 Bảng 2.5: Tình hình dự trữ tiền mặt qua các năm.

            ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016
  SL % SL %
Tiền 20,589,461,568 1,237,844,144 18,428,048,820 -19.351.617.424 -94% 17.190.204.676 1389%
1. Tiền 20,589,461,568 1,237,844,144 18,428,048,820 -19.351.617.424 -94% 17.190.204.676 1389%
2. Các khoản tương đương tiền 0 0 0 0 0 0 0

( Nguồn: Trích từ bảng cân đối kế toán 2015 – 2017)

  1. Các tỷ số về khả năng thanh toán:

* Khả năng thanh toán hiện hành: (H­TTHH)

  2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016
SL % SL %
TSLĐ & đầu tư ngắn hạn 233,641,866,109 368,736,218,139 507,247,700,069  

 

135.094.352.030

 

 

58%

 

 

138.511.481.930

 

 

38%

Nợ ngắn hạn 254,113,298,628 443,833,832,541 443,833,832,541  

 

189.720.533.913

 

 

75%

   
Khả năng thanh toán hiện hành 0.92 0.83 1.14  

 

 

-0,09

 

 

-10%

 

 

 

0,31

 

 

 

37%

(Nguồn: Trích bảng cân đối kế toán 2015 – 2017)

Ta thấy, năm 2015 cứ một đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 0,92 đồng tài sản ngắn hạn. Năm 2016 một đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 0,83 đồng TSNH, nhưng sang đến năm 2017 thì một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,14 đồng TSNH. Ta thấy khả năng thanh toán hiện hành của Công ty có biến động tốt trong năm 2017, điều này cho thấy khả năng trả nợ của Công ty là tốt.

* Hệ số khả năng thanh toán nhanh: (HTTN)

  2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016
  SL % SL %
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn – Hàng tồn kho 81,554,704,506 157,687,246,811 506,648,189,460 76.132.542.305 93% 348.960.942.649 221%
Nợ ngắn hạn 254,113,298,628 443,833,832,541 443,833,832,541 189.720.533.913 75%    
Hệ số thanh toán nhanh 0.32 0.36 1.14 0,04 13% 0,78 217%

(Nguồn: Trích bảng cân đối kế toán 2015 – 2017)

Căn cứ vào các số liệu trên ta thấy: trong năm 2015 Công ty chỉ có 0,32 đồng tài sản ngắn hạn (không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ) để sẵn sàng đáp ứng cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Năm 2016 chỉ số thanh toán nhanh của Công ty tăng hơn 2015 và đạt 0,36, nghĩa là Công ty có 0,36 đồng tài sản ngắn hạn để sẵn sàng đáp ứng 1 đồng nợ ngắn hạn. Trong năm 2017, Công ty có đến 1,14 đồng tài sản ngắn hạn để sẵn sàng đáp ứng cho 1 đồng nợ ngắn hạn.

Như vậy, ta thấy hệ số thanh toán nhanh của Công ty trong những năm gần đây ngày càng cao. Điều này cho thấy khả năng thanh toán công nợ của Công ty cao, tạo thuận lợi trong việc thanh toán, vì vào lúc cần Công ty dễ dàng trả các khoản nợ đến hạn.

* Hệ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền: (HTTBT)

  2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016
SL % SL %
Tiền 20.589.461.568 1.237.844.144 18.428.048.820 -19.351.617.424 -94% 17.190.204.676 1389%
Nợ ngắn hạn 254.113.298.628 443.833.832.541 443.833.832.541 189.720.533.913 75% 0 0%
Hệ số thanh toán nhanh bằng tiền 0,081 0,003 0,042 -0.078 -96% 0.039 1300%

(Nguồn: Trích bảng cân đối kế toán 2015 – 2017)

Hệ số thanh toán nhanh bằng tiền của Công ty biến động qua các năm 2015, 2016. Và tăng vào năm 2017, nhưng khả năng thanh toán bằng tiền mặt của Công ty chưa đảm bảo. Điều này cho thấy tiền mặt trong Công ty chưa đáp ứng được các khoản nợ đến hạn của Công ty .

Trên thực tế, hệ số này càng cao thì doanh nghiệp càng chủ động trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn, tuy nhiên khi chỉ số này quá cao thì lượng tiền mặt tồn quỹ lại khá lớn, do đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Đối với Công ty TNHH Minh Hòa Thành, hệ số thanh toán nhanh bằng tiền thấp cho thấy lượng tiền mặt tồn quỹ thấp, đây là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

  1. Phân tích tình hình các khoản phải thu của công ty:

Nhìn vào bảng kết cấu vốn lưu động (bảng 2.2) ta thấy các khoản phải thu chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng giá trị vốn lưu động. Năm 2015 các khoản phải thu chiếm 35,7 % trong tổng vốn lưu động, năm 2016, các khoản phải thu của Công ty giảm còn 16,6%. Năm 2017 các khoản phải thu tăng lên 18,2% trong tổng vốn lưu động. Các khoản phải thu có xu hướng giảm trong năm 2016-2017 so với năm 2015 cho thấy hoạt động quản trị các khoản phải thu ngày càng được quan tâm hơn, đặc biệt trong năm 2017, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng 18,2% chứng tỏ hoạt động tiêu thụ của công ty đã được đẩy mạnh, nhưng mặt khác lại cho ta thấy nguồn vốn của công ty đang bị chiếm dụng, điều này sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty .Để hiểu rõ hơn về tình hình các khoản phải thu của công ty ta có thể xem xét bảng sau:

Bảng 2.6: Tình hình các khoản phải thu của công ty

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 2017  

2017/2016

 

2016/2015

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ SL % SL %
Các khoản phải thu 14,182,419,348 100 87,466,810,615 6.86 63,714,491,544 100 73.284.391.267 517% -23.752.319.071 -37%
1. Phải thu khách hàng 4,834,575,045 34.09 5,999,876,547 6.86 52,426,521,236 82.28 1.165.301.502 24% 46.426.644.689 89%
2. Trả trước người bán     76,104,768,720

 

87.01 5,925,804,960 9.30 76.104.768.720   -70.178.963.760 -1184%
3.PT nội bộ
NH
4,513,269,258 31.82 5,362,165,348 6.13 5,362,165,348 8.42 0   0  
4. Phải thu khác 4,834,575,045 34.09 0 0   848.896.090 19% 0 0

 (Nguồn: Trích bảng cân đối kế toán 2015 – 2017)

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy năm 2015, các khoản phải thu là 14,182,419,348 đồng, nhưng đến 2016 các khoản phải thu lên đến 87,466,810,615 đồng. Năm 2017 các khoản phải thu của Công ty là 63,714,491,544 đồng.

Trong các khoản phải thu thì tỷ trọng các khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn năm 2017 trên 80%. Tỷ trọng của các khoản phải thu này ít ổn định qua các năm. Năm 2015 các khoản phải thu khách hàng chiếm 34,09 % trong tổng các khoản phải thu. Năm 2016 tỷ lệ các khoản phải thu khách hàng giảm còn 6,86% trong tổng các khoản phải thu. Năm 2017, tỷ lệ các khoản phải thu khách hàng trong tổng các khoản phải thu lại tăng lên 82,28%.

Các khoản trả trước người bán tăng mạnh năm 2016 chiếm tỷ trọng 87,01%

Phải trả nội bộ chiếm tỷ trọng giảm qua các năm, năm 2015 là 31,82%, năm 2016 giảm còn 6,13%, năm 2017 tăng nhẹ lên 8,42%.

Xem Thêm ==> Top 3 đề cương báo cáo thực tập tín dụng tại ngân hàng 

Các phải thu khác chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Như vậy các khoản phải thu của công ty năm 2016 tỷ trọng của nó lại giảm, điều này chứng tỏ trong năm Công ty đã tăng cường thu hồi các khoản nợ tăng qua. Trong năm 2017, tỷ trọng các khoản phải thu tăng đáng kể, điều này chứng tỏ hoạt động tiêu thụ của công ty được đẩy mạnh. Tuy nhiên nguồn vốn của công ty lại đang bị chiếm dụng. Khoản mục này vẫn chiếm tỷ trọng lớn, đây là một yếu tố làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.

  • Hiệu quả quản lý các khoản phải thu:
  2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016
       
Doanh thu thuần 130.584.864.522 282.005.194.838 447.293.960.847 151.420.330.316 116% 165.288.766.009 59%
Các khoản phải thu bình quân 38.701.858.034 131.693.471.944 92.285.839.012 92.991.613.910 240% -39.407.632.932 -30%
Vòng quay các khoản phải thu 3,37 2,14 4,85 -1 -36% 3 127%

(Nguồn: Trích từ bảng cân đối tài khoản 2015 – 2017)

Ta thấy kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ thì số vòng quay các khoản phải thu càng lớn. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì hiệu quả quản lý các khoản phải thu của Công ty càng tốt

2.2.2.3. Hàng tồn kho

Hoạt động dự trữ hàng tồn kho là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, nhằm đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho sự an toàn khi có biến cố bất thường xảy ra, hay dự trữ tăng thêm để đáp ứng nhu cầu thị trường khi cần thiết.

Để hiểu rõ hơn về tình hình hàng tồn kho của Công ty trong những năm gần đây ta có thể xem xét bảng sau:

Bảng 2.7: Tình hình hàng tồn kho của Công ty

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tăng/Giảm % Tăng/Giảm %
Hàng tồn kho 152,087 100.0% 211,049 100.0% 600 100.0% 58,962 38.8 -210,449 -99.7
1. NVL tồn kho 69,352 45.6% 113,671 53.9% 299 49.9% 44,319 63.9 -113,372 -99.7
– NVL chính 41,839 27.5% 92,693 43.9% 184 30.7% 50,854 121.5 -92,509 -99.8
– NVL phụ 27,513 18.1% 20,978 9.9% 115 19.2% -6,534 -23.8 -20,863 -99.5
2. Công cụ, dụng cụ 33,703 22.2% 36,279 17.2% 122 20.3% 2,577 7.6 -36,157 -99.7
3. CPhí SXKD DD 41,383 27.2% 49,259 23.3% 129 21.5% 7,876 19.0 -49,130 -99.7
4. Thành phẩm 7,072 4.7% 8,083 3.8% 33 5.6% 1,011 14.3 -8,050 -99.6
5. Hàng hóa 578 0.4% 3,736 1.8% 16 2.7% 3,158 546.4 -3,719 -99.6

 (Nguồn: Trích từ bảng cân đối tài khoản 2015 – 2017)

Căn cứ vào bảng kết cấu vốn lưu động ta thấy: trong cơ cấu VLĐ của Công ty , hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2015, giá trị hàng tồn kho của Công ty chiếm 57,2 % trong tổng vốn lưu động. Năm 2016 tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng vốn lưu động tăng lên, hàng tồn kho chiếm 65,1%. Và đến năm 2017 hàng tồn kho giảm mạnh chỉ còn 0,1%. Qua các năm 2015, 2016 tỷ trọng hàng tồn kho có sự biến động nhưng sự biến động này quá nhỏ, nhìn chung tỷ trọng hàng tồn kho của Công ty tương đối ổn định. Tình trạng này thì sẽ dẫn đến ứ đọng vốn trong khâu dự trữ, làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty.Đến năm 2017 thì Công ty đã có nhiều biện pháp để giải phóng lượng HTK.

Đi sâu vào cơ cấu hàng tồn kho ta thấy, nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong hàng tồn kho. Năm 2015 nguyên vật liệu tồn kho chiếm 45,60 % giá trị hàng tồn kho, năm 2016 con số này là 53,86 %, đến năm 2017, tỷ trọng nguyên vật liệu trong hàng tồn kho giảm còn 49,86 %. Tỷ trọng nguyên vật liệu trong hàng tồn kho khá cao, tuy nhiên, với đặc điểm là một doanh nghiệp sản xuất, hoạt động sản xuất lại mang tính mùa vụ, thì tỷ trọng nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất như trên là một điều hợp lý.

Chiếm tỷ trọng nhỏ hơn hàng tồn kho là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của công ty có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2015, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm 27,21 % hàng tồn kho, nhưng đến 2016, chi phí này chỉ chiếm 23,34 %. Đến 2017, tỷ trọng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm xuống chiếm 21,54 % trong tổng giá trị hàng tồn kho. Việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là một nhân tố quan trọng góp phần làm giảm giá thành sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường.


Báo cáo thực tập tài chính ngân hàng trường Ngoại Ngữ – Tin Học Huflit được chia sẻ miễn phí. Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên, nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
2 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nguyễn Hoàng Lợi
Nguyễn Hoàng Lợi
3 năm trước

Nhờ gởi bài giúp

Contact Me on Zalo