Báo Cáo Thực Tập Quy Trình Tư Vấn Tài Chính Tại Công Ty Tài Chính

Rate this post

Báo Cáo Thực Tập Quy Trình Tư Vấn Tài Chính Tại Công Ty Tài Chính là một trong những bài báo cáo hoàn toàn hay mà các bạn không nên bỏ qua, chính vì thế các bạn hãy cùng mình xem tham khảo nguồn tài liệu này nhé.Nguồn tài liệu mình đã tiến hành triển khai như là giới thiệu phòng tư vấn tài chính,  cơ sở triển khai hoạt động tư vấn tài chính của công ty,quy trình hoạt động tư vấn tài chính tại công ty chính cổ phần tín việt… Hy vọng nguồn tài liệu này sẽ nhanh chóng triển khai đến cho các bạn thêm thật nhiều kinh nghiệm để bạn có thể nhanh chóng hoàn thành bài báo cáo của mình trong thời gian tới.

Ngoài ra,hiện nay bên mình có nhận viết thuê báo cáo với nhiều đề tài từ khó đến dễ, hình như bạn đang có nhu cầu cần viết thuê một bài luận văn có đúng không, bạn chưa thể thực hiện được bài báo cáo vì bạn chưa thời gian thì hãy nhanh chóng tìm đến ngay dịch vụ nhận làm báo cáo tốt nghiệp của chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.573.149 để được tư vấn báo giá làm bài báo cáo và hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.

1. Giới thiệu phòng Phòng tư vấn tài chính

1.1. Sơ đồ Phòng tư vấn tài chính

Phòng tư vấn tài chính là một phòng rất quan trọng trong cơ cấu hoạt động của một doanh nghiệp. Nó quyết định nên sự thành bại của doanh nghiệp. Đối với Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit) cũng vậy phòng tư vấn đồng hành cùng sự phát triểu của công ty.

Hình 2.1: Cơ cấu phòng Tư vấn của Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit)

Hình 2.1. Cơ Cấu Phòng Tư Vấn Của Công Ty Tài Chính Cổ Phần Tín Việt (Vietcredit)
Hình 2.1. Cơ Cấu Phòng Tư Vấn Của Công Ty Tài Chính Cổ Phần Tín Việt (Vietcredit)

(Nguồn: Phòng Hành chính- NS Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit))

Phòng tư vấn đầu tư Của công ty có cơ cấu đơn giản và quy mô nhỏ nhưng điều đạt được nhiệm vụ cũng như doanh số của mình. Đứng đầu là anh Thắng trưởng phòng dưới anh Thắng là chị Yến quản lý của phòng tư vấn. Sau đó phòng được chia làm hai bộ phận đó là bộ phận tư vấn đầu tư và bộ phận tư vấn tài chính. Hai bộ phận luôn hổ trở lẫn nhau để thực hiện được kế hoạch của phòng tư vấn đầu tư.

XEM THÊM : Viết Thuê Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

1.2. Chức năng nhiệm vụ phòng tư vấn tài chính

Tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư; cung cấp thông tin kinh tế xã hội phục vụ chiến lược đầu tư cho doanh nghiệp; thực hiện tư vấn và cung cấp các dịch vụ có liên quan về đầu tư cho các nhà đầu tư có nhu cầu; làm đầu mối nhận và trả kết quả, hướng dẫn; hỗ trợ các nhà đầu tư giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án.

–  Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư; cung cấp thông tin kinh tế xã hội phục vụ chiến lược đầu tư cho doanh nghiệp. Phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin, quảng bá về tiềm năng, cơ hội, môi trường đầu tư, danh mục dự án kêu gọi đầu tư, chủ trương trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước.

– Hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư hoàn thành các thủ tục hành chính, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án đầu tư

– Nghiên cứu đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư.

– Cung cấp các dịch vụ tư vấn như: Lập báo cáo đầu tư; dự án đầu tư; báo cáo kinh tế kỹ thuật; ….

1.3. Phương pháp thực hiện

Trong quá trình thực tập, sinh viên nghiên cứu các văn bản hồ sơ kinh doanh các tài liệu có liên quan đến nơi thực tập.

Thu thập thông tin, thống kê, phân tích và đánh giá các số liệu, thực trạng có liên quan đến cơ quan thực tập.

Thông qua sự hướng dẫn của giáo viên và cán bộ nơi thực tập kết hợp với quá trình quan sát, thử việc tại cơ quan để bổ sung và nâng cao kiến thức, tích lũy kinh nghiệm và hoàn thành báo cáo thực tập.

XEM THÊM : Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Xây Dựng

1.4. Mô tả công việc thực tập

Trách nhiệm của chuyên viên tư vấn tài chính nôm na là giúp khách hàng đưa ra các quyết định sử dụng tiền đúng đắn sao cho đạt được mục tiêu cá nhân. Tất nhiên mục đích của mỗi khách hàng sẽ khách nhau nên hướng tư vấn phải linh động thay đổi phù hợp với từng hoàn cảnh. Một số công việc hàng ngày của chuyên viên tư vấn tài chính bạn có thể tham khảo như:

– Tổng hợp thông tin về thu nhập, chi tiêu, hợp đồng bảo hiểm, thuế, rủi ro tài chính và các yếu tố khác của khách hàng để vạch ra kế hoạch sử dụng tiền phù hợp

– Trả lời thắc mắc của khách hàng về chiến lược đầu tư

– Xem xét lại hồ sơ của khách hàng sau khi nhận thông báo về thay đổi trong cuộc sống của họ như kết hôn, sinh con và chuyển việc

– Tìm kiếm nguồn khách hàng mới

– Theo dõi xu hướng thị trường tài chính

– Tìm tòi các cơ hội đầu tư phù hợp cho khách hàng

Báo Cáo Thực Tập Quy Trình Tư Vấn Tài Chính Tại Công Ty Tài Chính trong suốt khoảng thời gian học tập và làm việc tại bộ phận tư vấn tài chính của công ty, sinh viên đã không ngừng cố gắng học hỏi và tiếp thu bằng hết khả năng của bản thân để thực hiện các công việc được giao và đạt được nhiều kết quả:

Duy trì những quan hệ kinh doanh hiện có, nhận đơn đặt hàng; thiết lập những những mối quan hệ kinh doanh mới bằng việc lập kế hoạch và tổ chức lịch công tác hàng ngày đối với những quan hệ kinh doanh hiện có hay những quan hệ kinh doanh tiềm năng khác.

Lập kế hoạch công tác tuần, tháng trình Trưởng kênh bán hàng duyệt. Thực hiện theo kế hoạch được duyệt. Hiểu rõ và thuộc tính năng, bao bì, giá, ưu nhược điểm của sản phẩm, sản phẩm tương tự, sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Nắm được quy trình tiếp xúc khách hàng, quy trình xử lý khiếu nại thông tin, quy trình nhận và giải quyết thông tin khách hàng, ghi nhận đầy đủ theo các biểu mâu của các quy trình này. Tiếp xúc khách hàng và ghi nhận toàn bộ các thông tin của khách hàng trong báo cáo tiếp xúc khách hàng. Báo cáo nội dung tiếp xúc khách hàng trong ngày cho Trưởng nhóm kinh doanh.

Lên dự thảo hợp đồng sau khi khách hàng đã đồng ý cơ bản, chuyển cho Trưởng nhóm bán hàng xin ý kiến về các điều khoản hợp đồng. Lập thủ tục ký kết hợp đồng, lưu bản copy hợp đồng, chuyển bản chính cho Trướng nhóm giữ, một bản chính cho phòng kế toán giữ.

Nhận và xử lý các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng…. Theo dõi quá trình thanh lý hợp đồng, hỗ trợ phòng kế toán đốc thúc công nợ, chỉ xong trách nhiệm khi khách hàng đã thanh toán xong.

Giao dịch, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Cập nhật kiến thức công việc qua việc, đọc các sách báo về kinh doanh và tiếp thị; duy trì các mối quan hệ khách hàng. Phát triển việc kinh doanh ở địa bàn được giao phó. Chăm sóc khách hàng và bán hàng theo lịch trình đã định.

Qua quá trình thực tập em còn học được rất nhiều điều mà chỉ khi đi làm mới có thể học hỏi được. Em học được cách giao tiếp tốt hơn, biết cách ứng xử trong công việc. ngoài ra em còn học được cách xử lý công việc lúc gặp khó khăn, học cách đứng giữa đám đông mạnh dạn tự tin hơn.

Đây là một cơ hội tuyệt vời để tôi có thể trở thành một nhân viên thực sự, được đi làm, tan ca, tăng ca, cùng ăn trưa với các anh chị đồng nghiệp,…những điều tưởng chừng nhỏ nhặt ấy lại là những trải nghiệm nghề nghiệp đầu tiên mà tôi có được. Tôi đã được cọ sát, được thực hành những gì mình đã học, được trải nghiệm môi trường công sở, chỉ trong một năm nữa tôi đã hoàn toàn sống trong môi trường ấy. Trong quá trình thực tập tôi đã xác định cho mình về các mục tiêu phải đạt được khi tiếp xúc với môi trường thực tế:

Học hỏi và áp dụng tốt các kỹ năng như: xử lý tình huống, cách thức tư vấn giao tiếp với khách hàng, cũng như cải thiện được giọng nói để thu hút khách hàng lắng nghe và chịu phản hồi,…

Nâng cao kiến thức chuyên môn ngành marketing từ thực tế, để đưa ra sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn, từ đó có được cái nhìn tổng quan hơn về ngành Marketing trong kinh doanh và đúc kết được các kiến thức cần thiết cũng như định hướng lại cho bản thân về “con đường” mình sẽ chọn

Nhận nhiệm vụ từ các nhóm trưởng và thực hiện các công việc theo kế hoạch. Thực hiện các nghiệp vụ của Chuyên viên Tư vấn tài chính (gọi hẹn, đi tư vấn, đi bàn giao…). Phối hợp với phòng kỹ thuật- thiết kế để thực hiện đúng tiến độ và nhu cầu của khách hàng. Hỗ trợ các Chuyên viên Tư vấn tài chính khác, giúp đỡ các nhân viên mới.

XEM THÊM : Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Dịch Vụ Kế Toán

2. Cơ sở triển khai hoạt động tư vấn tài chính của công ty

Cùng với sự hình thành và phát triển của Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit) hoạt động tư vấn là một trong những hoạt động cơ bản và lâu dài mà công ty đã và đang tích cực phát triển và mở rộng.

Để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng công ty đã có sự đầu tư kĩ lưỡng về cả mặt chất lượng và số lượng, cả về phương tiện vật chất lẫn yếu tố con người. Công ty đã đầu tư hơn 2 triệu USD để phát triển công nghệ. Hơn 100 nhân viên của công ty hầu hết đều tốt nghiệp các trường đại học danh tiếng trong nước và quốc tế thuộc các chuyên ngành tài chính ngân hàng, chứng khoán, tin học…

Báo Cáo Thực Tập Quy Trình Tư Vấn Tài Chính Tại Công Ty Tài Chính đặc biệt yếu tố con người luôn được công ty chú trọng. Con người:  là nguồn lực cốt lõi, là tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp. Vì vậy, Công ty luôn chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, trung thực và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Công ty coi trọng xây dựng một môi trường làm việc năng động, hiệu quả, thân thiện và tính chuyên nghiệp cao.

Sản phẩm tư vấn tài chính doanh nghiệp mà Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit) chủ yếu cung cấp bao gồm:

  • Tư vấn cổ phần hóa
  • Định giá doanh nghiệp
  • Tư vấn thuế, năng lực quản lí, thẩm định cơ hội đầu tư
  • Tư vấn thâu tóm và sát nhập doanh nghiệp  quy trình hoạt động tư vấn tài chính tại công ty tài chính cổ phần tín việt,

3. Quy trình hoạt động tư vấn tài chính tại Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit)

BƯỚC 1. LẬP KẾ HOẠCH VÀ TÌM KIẾM KHÁCH HÀNG

Để dễ nhớ, bạn có thể gọi là phương pháp “Lập kế hoạch không khó” được lấy từ các chữ viết tắt LKHKK. Với phương pháp này bạn lập kế hoạch bằng cách trả lời 05 câu hỏi sau:

– “Làm sao đạt mục tiêu?”: Mỗi tháng, tùy vào việc bạn mong muốn thu nhập của mình được nhận là bao nhiêu mà bạn có chỉ tiêu khác nhau. Từ đó có thể ước chừng số lượng khách hàng mà mình tư vấn để đạt/vượt mục tiêu đó.

– “Khách hàng là những ai?”: Trong nội dung bài Sản phẩm, bạn đã hiểu rõ nhóm khách hàng có thể sử dụng Thẻ vay VietCredit như khách hàng là nhân viên văn phòng, khách hàng là các anh, chị công nhân tại Công ty/Khu công nghiệp, khách hàng là cán bộ Nhà nước (giáo viên, y tế, công an, quân đội…), hộ kinh doanh/tiểu thương… Nhiệm vụ của bạn là cần liệt kê ra các nhóm khách hàng mà mình có thể tiếp cận. Tùy thuộc vào thị trường nơi bạn làm việc mà có thể có các nhóm khách hàng khác nhau, bạn cần căn cứ vào thực tế tại thị trường để lựa chọn nhóm khách hàng mà bạn tiếp xúc cho phù hợp.

– “Họ ở đâu?”: Tương ứng với nhóm khách hàng mà bạn liệt kê ở trên thì bạn cần xác định địa điểm mà mình có thể tiếp cận với KH. Ví dụ: khách hàng là nhân viên văn phòng thì có thể tiếp cận tại quán café, tại các khu văn phòng nơi khách hàng làm việc, khách hàng là giáo viên thì bạn có thể đến trường học trong khu vực và lân cận, khách hàng là các anh, chị công nhân thì bạn có thể đến các công ty/khu công nghiệp, khách hàng là hộ kinh doanh/tiểu thương thì bạn có thể đến Trung tâm Thương mại, chợ, Siêu thị…

– “Khi nào tiếp cận họ?”: Biết được khách hàng của mình là ai, đi đến đâu để có thể tiếp cận họ rồi, bạn cần xác định thêm rằng thời gian khi nào tiếp cận họ là phù hợp. khách hàng là tiểu thương tại chợ thì bạn không thể tiếp cận với họ lúc họ đang nhập hàng vì lúc đó khách hàng chẳng còn thời gian để có thể nghe bạn tư vấn. Một số gợi ý như: Nhân viên văn phòng thì bạn có thể tiếp cận vào giờ ăn trưa, giờ ra về hay hẹn gặp trong giờ làm việc, khách hàng là Công nhân khu công nghiệp thì bạn có thể gặp khách hàng vào giờ tan ca, khách hàng là cán bộ Nhà nước thì có thể đặt lịch hẹn …

– “Khách hàng được tiếp cận như thế nào?”. Một số gợi ý dành cho bạn: bạn có thể thông qua các mối quan hệ với khách hàng trước đó (KH có thể là đồng nghiệp cũ, bạn bè học chung, bạn trong nhóm/câu lạc bộ mà bạn đã/đang tham gia…), thông qua các môi quan hệ của người thân (ví dụ: đồng nghiệp của bạn mình, anh, chị em của bạn mình…), các công cụ thu thập dữ liệu khách hàng từ mạng xã hội, các sự kiện, hội chợ ở địa phương, đặt booth trong các toà nhà văn phòng, trực tiếp đến các địa điểm đông người để gửi thông tin tư vấn…

BƯỚC 2. TIẾP CẬN VÀ TÌM HIỂU NHU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG

Việc khách hàng có lắng nghe chúng ta tư vấn hay không phụ thuộc vào ấn tượng 60 giây đầu tiên khi bạn tiếp xúc với KH. Nếu bạn không gây được ấn tượng trong lần gặp đầu thì cơ hội bạn gặp lại khách hàng với xác suất rất thấp. Chính vì vậy bạn cần tạo được ấn tượng với khách hàng ngay những giây đầu tiên gặp. Để có thể làm được điều đó, bạn cần chuẩn bị:

– Chủ động chào KH: khi gặp KH, bạn cần chủ động chào KH, kết hợp với gật đầu nhẹ và nụ cười tươi để gây ấn tượng với KH.

– Hình ảnh chuyên nghiệp thông qua nhiều yếu tố:

Trang phục (quần áo, giày, bảng tên): thực hiện theo đúng quy định của VietCredit, lưu ý quần áo thẳng, tránh nhàu nát, tránh mang giày thể thao hoặc dép.

Hình thức bên ngoài như: tóc cần phải được cắt gọn (đối với nam), búi/cột gọn đối với nữ, không che phủ chân mày, bạn cần lưu ý thêm tránh nhuộm màu tóc quá sáng gây phản cảm với KH; trang sức, phụ kiện: đơn giản, tránh lòe loẹt, lưu ý nếu bạn là nam thì không mang bông tai khi tiếp xúc với KH; móng tay, móng chân được cắt gọn, tránh sơn màu sắc lòe loẹt (đối với nữ).

Tư thế: khi tiếp xúc với khách hàng bạn cần chú ý đến tư thế của mình, bạn cần phải tự tin, ngồi ngay ngắn khi trao đổi với KH. Một số trường hợp nên tránh: tư thế quá khom người (KH cho rằng bạn thiếu tự tin), lúc ngồi tư vấn nhịp chân hoặc quay bút/viết…

   Ngoài ra để thể hiện tính chuyên nghiệp bạn cần chú ý dùng bút/viết để hướng dẫn KH, tránh dùng tay để hướng dẫn…

– Sự tự tin – yếu tố quyết định phần lớn việc khách hàng có đồng ý nghe bạn tư vấn hay không? Bạn có thể rèn luyện. Một số bí quyết giúp bạn tự tin, thoải mái khi gặp KH: chuẩn bị tác phong chuyên nghiệp, luyện tập nội dung trước khi đi gặp KH, hít thở sâu trước khi trình bày, …

– Ánh mắt: Trong quá trình giao tiếp bạn cần nhìn khách hàng với ánh mắt thân thiện (lưu ý tránh nhìn chằm chằm vào KH), không nhìn chỗ khác hoặc màn hình vi tính khi đang nói chuyện với khách hàng để khách hàng cảm thấy được tôn trọng.

– Nụ cười: Bạn cần thể hiện thái độ tích cực qua nụ cười, lưu ý để nụ cười ấn tượng bạn có thể lưu ý nụ cười tươi tắn, nhẹ nhàng và tế nhị. Tránh nụ cười lớn tiếng, mỉm chi hoặc mỉa mai KH.

– Giọng nói: giọng nói cần mạch lạc, rõ ràng, ngôn ngữ sử dụng tích cực, âm lượng vừa đủ nghe (tránh giọng nói quá to/quá nhỏ), đồng thời bạn cần lưu ý tốc độ nói cho phù hợp…

Báo Cáo Thực Tập Quy Trình Tư Vấn Tài Chính Tại Công Ty Tài Chính ngoài ra bạn cần biết cách tìm điểm tương đồng với KH: khi tiếp xúc với khách hàng các bạn hạn chế tư vấn ngay sản phẩm vì như vậy khách hàng rất khó lòng nghe bạn tư vấn. Bạn cần hỏi thăm, tìm một số điểm tương đồng, ví dụ như trường hợp khách hàng có sở thích đọc sách, bạn có thể trao đổi với khách hàng một số quyển sách hay, hoặc khách hàng có sở thích bóng đá, bạn có thể trao đổi về trận bóng mới vừa diễn ra ngày hôm qua…Khi khách hàng cảm thấy thân quen thì khách hàng mới sẵn sàng mở lòng nghe bạn tư vấn. Đôi khi bạn cần biết khen ngợi khách hàng đúng thời điểm, đúng cách: trong quá trình tiếp cận khách hàng chúng ta có thể khéo léo khen ngợi KH. Ví dụ câu mẫu: khách hàng dẫn con đến POS, bạn có thể khen con của khách hàng thông minh, dễ thương… “Con của chị trông dễ thương quá ạ!”

Giới thiệu Công ty và bản thân:

Bạn cần giới thiệu về bản thân của mình để khách hàng có thể biết tên của bạn, trong đó nêu được tên – chức danh và tên của Công ty. Mẫu gợi ý:

“Dạ, em chào chị, em tên là Nam – chuyên viên tư vấn tài chính của Công ty VietCredit ạ! VietCredit là công ty tài chính đầu tiên cho ra đời sản phẩm Thẻ tiền mặt nội địa Trụ sở chính HN: Tầng 17, tòa nhà Mipec Tower, 229 Tây Sơn, Quận Đống Đa, Hà Nội. Chi nhánh Hồ Chí Minh: Tầng 9 Tòa nhà Dreamplex, số 195 Điện Biên Phủ, Quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

Khai thác nhu cầu khách hàng

Trong quá trình tiếp cận và tư vấn cho KH, bạn nhớ đặt một số câu hỏi đóng và mở để tìm hiểu thông tin cá nhân, nghề nghiệp… cũng như biết rõ nhu cầu của khách hàng để tư vấn sản phẩm phù hợp cho KH. Đây là một trong những bước khá quan trọng để xác định khách hàng thuộc nhóm khách hàng nào.

BƯỚC 3 TRÌNH BÀY SẢN PHẨM

Trước khi trình bày sản phẩm cho khách hàng thì bạn cần thiết kế để có thể tư vấn rõ ràng, mạch lạc theo một trình tự. Tránh bị thiếu thông tin hoặc lúc tư vấn thông tin bạn bị ngập ngừng do chưa biết trình bày nội dung nào trước, nội dung nào sau.

– Nêu ít nhất 03 lợi ích của sản phẩm Thẻ vay VietCredit dành cho KH: Bạn phân biệt và chú ý các lợi ích nổi bật mà sản phẩm mang lại cho KH, trong đó 03 lợi ích chính:

Không phí như không phí làm thẻ, không phí thường niên, không phí tất toán;

Hạn mức, lãi suất: từ 10 – 100 triệu đồng, lãi suất hấp dẫn, thời hạn được cấp lên đến 36 tháng;

Chương trình khuyến mãi: 0% lãi suất trong 07 ngày tính từ ngày kích hoạt thẻ. bạn đang tư vấn, ví dụ như Thẻ Vay VietCredit là gì vậy em? Thủ tục bao gồm những gì? Thời gian sử dụng thẻ bao lâu?… Nhiệm vụ của chúng ta khi khách hàng đưa ra những thắc mắc đó là giải thích rõ để khách hàng có thể hiểu thông tin và quyết định sử dụng Thẻ vay. Một số thắc mắc của KH, bạn có thể tham khảo thêm trong Phụ lục. Những câu hỏi Khách hàng thắc mắc về Sản phẩm Thẻ vay VietCredit.

Đồng thời khi bạn tư vấn sản phẩm cho khách hàng có hai trường hợp xảy ra: hoặc là khách hàng đồng ý sử dụng sản phẩm hoặc là khách hàng từ chối vì một lý do nào đó. Lúc đó, bạn hãy bình tĩnh. Bạn cần hiểu: nếu khách hàng nói “không” thì đơn giản chỉ là “Không phải lúc này”, “không phải hôm nay” hoặc “không phải trong tháng này” chứ không phải “Không bao giờ”.

Khi gặp trường hợp khách hàng từ chối, bạn khoan đổ lỗi cho KH, hãy suy nghĩ theo hướng “có thể cách mình tư vấn sản phẩm chưa thuyết phục”, sau đó điều chỉnh lại cho phù hợp. Đặc biệt lưu ý: tránh việc khách hàng từ chối xong bạn thay đổi thái độ với KH, bạn cần thực sự khéo léo vì tất cả mọi hành vi, cử chỉ của bạn đều được khách hàng quan sát. Đồng thời, khi khách hàng từ chối, bạn cần kiên trì, sự kiên trì quyết định thành công.

BƯỚC 4 THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

Sau khi khách hàng đồng ý sử dụng thẻ và (hoặc) sử dụng sản phẩm Bảo hiểm Người vay tín dụng, bạn cần hướng dẫn khách hàng các bước để thu thập đầy đủ hồ sơ, chứng từ.

Hình ảnh minh họa tổng quan các việc bạn cần thực hiện trong quá trình tư vấn và hướng dẫn khách hàng mở thẻ vay VietCredit:

Thực Hiện Hợp Đồng
Thực Hiện Hợp Đồng

BƯỚC 5 CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG

“Khách hàng là thượng đế” là câu nói cửa miệng của hầu hết các công ty. Bạn muốn kinh doanh tốt, bán được sản phẩm, bạn cần phục vụ khách hàng thật tốt, làm khách hàng hài lòng, sau khi bán sản phẩm xong thì không dừng lại ở đó, bạn nên dành thêm thời gian chăm sóc khách hàng, giải đáp thắc mắc. Một số bạn đã sai lầm khi nghĩ rằng việc tư vấn và khi khách hàng đồng ý mở Thẻ vay VietCredit là xong. Trước đó chúng ta đã nhắc đến chương trình Member get member – khách hàng cũ giới thiệu khách hàng mới cho chúng ta, để có được điều đó thì chúng ta cần thực hiện tốt việc chăm sóc KH.

Chăm sóc khách hàng
Chăm sóc khách hàng

Có 02 cách là gặp trực tiếp khách hàng hoặc liên hệ khách hàng qua điện thoại/zalo/facebook

Bạn có thể đến gặp khách hàng trực tiếp hoặc bạn có thể liên lạc qua điện thoại/nhắn tin zalo, facebook… để hỏi thăm KH.

Câu mẫu gợi ý: Dạ, em chào chị Lan, Em là Thịnh – Nhân viên Tư vấn tài chính của Công ty VietCredit, hôm trước em có mở thẻ vay VietCredit cho chị đấy ạ, không biết chị Lan sử dụng thẻ có ổn không ạ?

Nếu trong quá trình hỏi thăm khách hàng báo khách hàng chưa biết cách đổi mã PIN, chưa biết cách thanh toán… thì bạn hướng dẫn cho KH.

Bài viết trên đây là Báo Cáo Thực Tập Quy Trình Tư Vấn Tài Chính Tại Công Ty Tài Chính với những nội dung đã được mình chọn lọc và đồng thời triển khai đến cho các bạn sinh viên cùng xem và tham khảo. Chúc các bạn xem được bài viết này thì hãy nhanh chóng hoàn thiện tốt bài báo cáo của mình, chưa dừng lại ở đó nếu như bạn có nhu cầu viết hoàn thiện một bài báo cáo thì ngay bây giờ đây hãy tìm đến ngay dịch vụ nhận làm báo cáo tốt nghiệp qua zalo/telegram : 0934.573.149 để được tư vấn báo giá làm bài báo cáo và hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

Contact Me on Zalo