Hình như bạn đang tìm Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Công Chứng Về Di Sản Thừa Kế? Bài viết say đây mình sẽ giới thiệu đến cho các bạn một đề tài báo cáo thực tập cụ thể là về hoạt động công chứng về di sản thừa kế là một trong những nguồn tài liệu hoàn toàn tuyệt vời mà mình sẽ triển khai và liệt kê đến cho các bạn cùng xem và tham khảo nhé. Nguồn tài liệu mình đã tiến hành triển khai như là cơ sở lý luận về hoạt động công chứng,các tổ chức hành nghề công chứng,những loại hợp đồng giao dịch phải công chứng,thủ tục công chứng văn bản thoả thuận thừa kế từ thực tiễn văn phòng công chứng a9 thành phố hà nội… Hy vọng nguồn tài liệu này sẽ nhanh chóng cung cấp được cho bạn đa dạng kiến thức để bạn có thể phát triển tốt bài báo cáo của mình trong thời gian tới.
Trước đây chúng tôi đã có viết một bài báo cáo thực tập công chứng viênlà một trong những bài viết đã đạt được thành tích ưu tú cho nên bạn có thể xem và tham khảo thêm tại website vietbaocaothuctap.net của mình để có thêm nhiều kiến thức đa dạng hơn nhé. Ngoài ra, hiện nay bên mình có nhận viết thuê báo cáo với đa dạng các đề tài và các ngành nghề khác nhau. NẾu bạn đang loay boay miết trong vấn đề chưa thể làm hoàn thiện một bài báo cáo thì không sao cả ngay liên hệ ngay đến dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập tốt nghiệpqua zalo/telegram : 0934.573.149 để được tư vấn báo giá làm bài báo cáo trọn gói và hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.
Table of Contents
1. Cơ sở lý luận về hoạt động công chứng
“Công chứng được hiểu là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc do người yêu cầu công chứng tự nguyện yêu cầu. Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định: “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”. Trên cơ sở khái niệm này đã khẳng định công chứng có các vai trò cụ thể như sau:
– Công chứng tiến hành các hoạt động nhằm chứng nhận tính xác thực: sự có thực, hợp pháp của các hợp đồng giao dịch.
– Công chứng có vai trò tích cực trong việc phòng ngừa các tranh chấp hợp đồng, giao dịch có thể xảy ra;
– Văn bản công chứng có ý nghĩa là chứng cứ trước tòa,
– “Văn bản công chứng là căn cứ pháp lý hợp pháp để xác lập quyền sở hữu cho các bên có quyền liên quan (ví dụ văn bản công chứng hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là căn cứ để cơ quan đăng ký nhà đất cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất cho các chủ thể…)”
– “Công chứng còn có vai trò tư vấn: công chứng viên tư vấn cho người yêu cầu công chứng về các thủ tục pháp lý trong hoạt động công chứng (khác với luật sư)”….
– Hoạt động công chứng đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước (thu phí công chứng.
“Phòng công chứng do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập. Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng. Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên và do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Tên gọi của Phòng công chứng bao gồm số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập”[1].
2.2. Văn phòng công chứng: Văn phòng công chứng do công chứng viên thành lập. Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng công chứng do hai công chứng viên trở lên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên. Văn phòng công chứng có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ kinh phí đóng góp của công chứng viên, phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác. Tên gọi của Văn phòng công chứng do công chứng viên lựa chọn nhưng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
3. Những loại hợp đồng, giao dịch phải công chứng
* Hợp đồng:
Có loại hợp đồng luật bắt buộc phải công chứng mới có gia’ trị pháp lý (đối với các loại tài sản Nhà nước quy định phải đăng kí quyền sở hữu, quyền sử dụng) như hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán xe ô tô, hợp đồng chuyển nhượng tàu thuỷ, hợp đồng ủy quyền định đoạt bất động sản.
“Đối với loại hợp đồng không bắt buộc phải công chứng nhưng các bên thấy cần thiết và yêu cầu công chứng, nếu nội dung không trái pháp luật, đạo đức xã hội thì công chứng viên có nghĩa vụ phải thực hiện theo yêu cầu của họ như hợp đồng đặt cọc, hợp đồng uỷ quyền thực hiện công việc, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng thoả thuận góp vốn thành lập pháp nhân kinh doanh theo Luật doanh nghiệp…”
* Giao dịch: Hiện nay các hình thức giao dịch được các Phòng Công chứng nhận bao gồm các loại sau: Văn bản khai nhận di sản, Biên bản phân chia di sản thừa kế, Văn bản từ chối nhận di sản, Văn bản phân chia tài sản chung của vợ chồng, Văn bản nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng, Di chúc, Giấy uỷ quyền…
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Công Chứng Về Di Sản Thừa Kế trên đây chỉ mới là một mớ nguồn nội dung về bài báo cáo thực tập này thôi, đây là một trong những bài báo cáo được mình chính tay chọn lọc nội dung và gửi gấm đến cho các bạn. Tiếp theo mình sẽ giới thiệu thêm cho các bạn phần cuối cùng đó là thủ tục công chứng văn bản thoả thuận thừa kế từ thực tiễn văn phòng công chứng a9- thành phố hà nội hoàn toàn xuất sắc, các bạn hãy cùng mình xem và tham khảo để có thêm nguồn tài liệu triển khai bài báo cáo của mình nhé.
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Công Chứng Về Di Sản Thừa Kế
4. Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận thừa kế từ thực tiễn Văn Phòng công chứng A9- thành phố Hà Nội.
4.1. Giới thiệu chung
Văn Phòng Công Chứng A9
62, Nguyễn Khánh Toàn, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại liên hệ: (84.4) 62528888 / 35561262/ 35561272
Fax: (84.4) 35563522
Email: congchunghanoi@gmail.com
Thời gian làm việc: Văn phòng nhận làm dịch vụ công chứng vào tất cả các ngày trong tuần:
Sáng: từ 8:00 đến 12:00
Chiều: từ 13:30 đến 17:30
Ngoài ra, Văn phòng còn nhận công chứng ngoài giờ và công chứng tại nhà, cơ quan theo yêu cầu của khách hàng.
* Lĩnh vực công chứng:
– Các hợp đồng dân sự, thương mại, chuyển giao công nghệ v.v…;
– Hợp đồng thế chấp bất động sản; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; hợp đồng bảo lãnh; hợp đồng uỷ quyền, giấy uỷ quyền v.v…;
– Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng giao dịch; huỷ bỏ hợp đồng;
– Di chúc, văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, văn bản từ chối nhận di sản;
– “Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; Công chứng hợp đồng mua bán nhà ở; Công chứng hợp đồng thuê, mượn nhà ở hoặc sử dụng vào mục đích khác không phải để ở, công trình xây dựng khác; Công chứng mua, bán, cho, tặng, thuê, mượn ôtô, dây chuyền sản xuất; Công chứng hợp đồng vay vốn có hoặc không có tài sản thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản; Công chứng hợp đồng uỷ quyền; Công chứng di chúc; Công chứng văn bản thoả thuận phân chia tài sản; Công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản; Công chứng văn bản từ chối nhận di sản; Công chứng hợp đồng giao dịch khác”.
4.2. Cơ cấu tổ chức: Văn phòng công chứng A9 gồm đội ngũ Công chứng viên, chuyên viên có trình độ đại học trở lên, am hiểu và giàu kinh nghiệm ở các lĩnh vực khác nhau, … Hiện nay văn phòng công chứng A9 có 01 trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng quản lý, 04 nhân viên. Năm 2020 Văn phòng đã tiến hành công chứng được 5629 hợp đồng giao dịch, trong đó 5213 hợp đồng, 416 hợp đồng về .
“Trong quá trình thực tập em đã được giao rất nhiều những công việc nhằm để học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm đối với hoạt động công chứng, cụ thể có một số công việc điển hình sau: (i) Nghiên cứu và nắm rõ về luật công chứng năm 2014 và các văn bản dưới luật khác nhằm nắm rõ quy định của pháp luật về hoạt động công chứng để áp dụng vào quá trình thực tập; (ii) Nghiên cứu hồ sơ, các vụ việc liên quan đến hoạt động công chứng các văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được thực hiện tại Văn phòng công chứng A9; (iii) Sắp xếp hồ sơ, tài liệu; (iv) Đánh văn bản, soạn thảo các giấy tờ liên quan đến hoạt động công chứng các văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế…”
4.4 Quy định của pháp luật về hoạt động công chứng các văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
4.4.1 Những quy định chung của pháp luật về hoạt động công chứng các văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế:
“Việc phân chia di sản là một trong những vấn đề đang được nhiều người quan tâm khi có di chúc hoặc không có di chúc của người thân trong gia đình để lại. Xã hội phát triển kéo theo nhiều nhu cầu của người dân đòi hỏi pháp luật ngày càng phải hoàn thiện”. Đã có rất nhiều văn bản luật và các văn bản dưới luật quy định về vấn đề này, tiêu biểu, Bộ tư pháp đã quy định như sau:
Trình tự thực hiện: “Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì họ nộp hồ sơ yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản tại tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng”.
“Việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế phải được niêm yết trong thời hạn mười lăm ngày. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản. Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó. Trong trường hợp di sản thừa kế ở nhiều địa phương thì việc niêm yết được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có các di sản thừa kế đó”. “Trong trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ là bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo hướng dẫn nêu trên; nếu không xác định được cả hai nơi này thì niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản”. “Trong trường hợp di sản chỉ là động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết”.
“Nội dung niêm yết phải nêu rõ họ, tên của người để lại di sản; họ, tên của những người thỏa thuận phân chia di sản thừa kế; quan hệ của những người thỏa thuận phân chia di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế; danh mục di sản thừa kế. Cuối bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót di sản thừa kế; di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết”.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày niêm yết. Nhận kết quả tại tổ chức hành nghề công chứng nơi nộp hồ sơ. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại tổ chức hành nghề công chứng.
Thành phần hồ sơ: “Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch (Mẫu số 01/PYC); Dự thảo văn bản thỏa thuận phân chia di sản (trường hợp tự soạn thảo); Bản sao giấy tờ tuỳ thân; Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường hợp di chúc liên quan đến tài sản đó; Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế”.
Trong trường hợp thừa kế theo di chúc, người yêu cầu công chứng còn phải xuất trình di chúc.
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Công Chứng Về Di Sản Thừa Kế bản sao nêu trên là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực. Khi nộp bản sao thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BTC-BTP quy định:
“2. Mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch:a) Mức thu phí đối với các việc công chứng các hợp đồng, giao dịch sau đây được tính như sau:– Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất (tính trên giá trị quyền sử dụng đất);
– Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất (tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất);– Công chứng hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản khác, góp vốn bằng tài sản khác (tính trên giá trị tài sản);– Công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản (tính trên giá trị di sản);– Công chứng hợp đồng vay tiền (tính trên giá trị khoản vay);– Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản (tính trên giá trị tài sản; trường hợp trong hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản có ghi giá trị khoản vay thì tính trên giá trị khoản vay);– Công chứng hợp đồng kinh tế, thương mại, đầu tư, kinh doanh (tính trên giá trị hợp đồng)”.
0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
4
Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng
01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng
5
Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng
2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng
6
Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng
3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng
7
Trên 10 tỷ đồng
5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng (mức thu tối đa không quá 10 triệu đồng/trường hợp)
Như vậy, mức phí công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế (tính trên giá trị di sản) là 20 triệu, mức thu phí công chứng là 50.000 đồng.
Việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế phải được niêm yết trong thời hạn mười lăm (15 ngày);
Thời gian thực không tính vào thời hạn công chứng).
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổ chức hành nghề công chứng
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức hành nghề công chứng
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản công chứng
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng nhiều của những người đang muốn tìm hiểu về việc công chứng Văn bản thoả thuận phân chia di sản quy định trong Luật công chứng.
“Đối với việc phân chia di sản theo di chúc thì: việc phân chia này được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc, nếu trong di chúc đó không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản phải chia đều cho từng người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Đối với việc phân chia di sản theo pháp luật thì: nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng, để nếu người đó còn sống khi sinh ra được hưởng, nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng”.
“Để có căn cứ khi đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản thì cần phải có Văn bản thoả thuận phân chia di sản đã được công chứng. Luật công chứng quy định thủ tục. Công chứng hợp đồng, giao dịch, trong đó tại khoản 1 Điều 49 có quy định về công chứng Văn bản thoả thuận phân chia di sản như sau: những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì họ có quyền yêu cầu công chứng Văn bản thoả thuận phân chia di sản. Trong văn bản thoả thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần quyền hưởng di sản của mình cho người thừa kế khác. Như vậy, công chứng Văn bản thoả thuận phân chia di sản rất quan trọng đối với việc phân chia di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu. Văn bản thoả thuận phân chia di sản được công chứng là cơ sở để làm căn cứ cho việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản”.
Thủ tục cần thiết đối với người yêu cầu công chứng Văn bản thoả thuận phân chia di sản bao gồm các giấy tờ sau:
“Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu; Dự thảo Văn bản thoả thuận phân chia di sản; Bản sao giấy tờ tuỳ thân; Bản sao giấy tờ liên quan đến việc công chứng Văn bản thoả thuận phân chia di sản. ( bản sao là bản chụp, bản in, bản đánh máy nhưng có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính không phải chứng thực nhưng khi nộp bản sao người yêu cầu công chứng phải nộp bản chính để đối chiếu)”.
Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì người yêu cầu công chứng phải xuất trình : “- Giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.Đối với trường hợp thừa kế theo pháp luật người yêu cầu công chứng còn phải xuất trình: Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Đối với trường hợp thừa kế theo di chúc người yêu cầu công chứng còn phải xuất trình: Bản di chúc. Đây là các loại giấy tờ được Luật công chứng quy định cần phải có khi đến yêu cầu công chứng Văn bản thoả thuận phân chia di sản”.
“Hiệu lực của văn bản công chứng không chỉ phụ thuộc vào nội dung mà còn phụ thuộc rất nhiều vào hình thức của văn bản công chứng. Một trong những vấn đề phải chú ý và coi trọng khi dự thảo Văn bản công chứng thoả thuận phân chia di sản cần phải chặt chẽ về nội dung và phải đáp ứng đúng quy định về hình thức của một Văn bản công chứng. Luật công chứng quy định về chữ viết trong văn bản “phải rõ ràng, dễ đọc, không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, không được viết xen dòng, viết dè dòng, không được tẩy xoá, không được để trống. Văn bản công chứng có từ hai trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự”. Đây là những vấn đề cần thiết đối với hình thức của một Văn bản thoả thuận phân chia di sản”.
“Việc ký và điểm chỉ trong văn bản công chứng được quy định đối với người yêu cầu công chứng và người làm chứng là phải ký trước mặt công chứng viên. Việc điểm chỉ được thay thế khi người yêu cầu công chứng, người làm chứng không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký”.
“Khi muốn sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ Văn bản thoả thuận phân chia di sản đã được công chứng thì phải có sự thoả thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia trong Văn bản thoả thuận phân chia di sản và phải được công chứng. Thời hạn công chứng được quy định không quá 2 ngày làm việc, đối với những trường hợp phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày làm việc. Thời gian xác minh không tính vào thời hạn công chứng. Trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng và người có quyền, lợi ích liên quan phát hiện thấy có căn cứ cho rằng việc công chứng vi phạm pháp luật thì có quyền đề nghị Toà án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu”.
“Như vậy có thể nói rằng, để phòng ngừa, ngăn chặn những tranh chấp có thể xảy ra trong đời sống xã hội của người dân, Luật công chứng đã có những quy định ngày một hoàn thiện hơn về công chứng Di chúc nói chung, trong đó có quy định về công chứng Văn bản thoả thuận phân chia di sản. Thiết nghĩ, người có yêu cầu công chứng cần đến các Phòng công chứng, Văn phòng công chứng để công chứng Văn bản thoả thuận phân chia di sản. Bởi vì, đây là địa chỉ tin cậy cho mọi người dân, cho các tổ chức, cho các cơ quan khi cần công chứng. Các tổ chức hành nghề công chứng có công chứng viên Phòng công chứng và công chứng viên Văn phòng công chứng. Họ là những người phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật công chứng mới được bổ nhiệm để hành nghề công chứng, nhà nước giao cho họ thực hiện các việc công chứng. Công chứng viên là người có trình độ, kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, nắm bắt kịp thời các quy định của pháp luật và có kinh nghiệm, có thâm niên trong công tác pháp luật. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng do công chứng viên chứng nhận “có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan”. “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật,” trừ khi các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có những thoả thuận khác. Ngoài ra, Văn bản công chứng do công chứng viên chứng nhận còn có giá trị chứng cứ, những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Toà án tuyên bố là vô hiệu”. Từ quy định về giá trị pháp lý của văn bản công chứng do công chứng viên chứng nhận cho thấy Văn bản thoả thuận phân chia di sản được công chứng viên chứng nhận sẽ bảo đảm về sự an toàn pháp lý và có hiệu lực pháp luật cao”.
Trên đây là toàn bộ Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Công Chứng Về Di Sản Thừa Kế là nguồn tài liệu hoàn toàn hay mà mình đã liệt kê và đồng thời triển khai đến cho các bạn cùng xem và theo dõi.Nếu như nguồn tài liệu mình triển khai trên đây chưa đủ để làm bạn hài lòng, hoặc bạn cần viết thuê báo cáo thì ngay bây giờ đây hãy tìm đến ngay dịch vụ nhận viết báo cáo thực tập của chúng tôii qua zalo/telegram : 0934.573.149 để được hỗ trợ tư vấn báo giá nhiệt tình và hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.