Báo Cáo Kết Thúc Học Phần Công Chứng Viên Và Nghề Công Chứng

5/5 - (1 bình chọn)

Có phải bạn đang tìm Báo Cáo Kết Thúc Học Phần Công Chứng Viên Và Nghề Công Chứng? Đây sẽ là một trong những đề tài báo cáo với những nội dung sẽ mang đến cho các bạn nhiều thông tin đa dạng và phong phú để bạn bổ sung thêm được những kiến thức cần thiết, vì thế các bạn hãy cùng mình xem và theo dõi hết bài báo cáo này nhé. Nội dung mình đã tiến hành liệt kê bao gồm những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về công chứng,sự hình thành và phát triển nghề công chứng ở việt nam,mô hình công chứng một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam,cuối cùng là rút ra bài học kinh nghiệm đối với việt nam và một số giải pháp hoàn thiện khi nghiên cứu mô hình công chứng ở các nước trên thế giới… Hy vọng nguồn tài liệu này sẽ giúp các bạn nhanh chóng hoàn thành được bài báo cáo của mình trong thời gian sớm nhất.

Trước đây chúng tôi đã có viết một bài báo cáo thực tập công chứng viên hoàn toàn hay các bạn có thể xem và tham khảo tại website vietbaocaothuctap.net của mình để biết thêm thông tin chi tiết. Các tài liệu chúng tôi chia sẻ trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của các bạn sinh viên,học viên. Hiện nay chúng tôi có nhận làm báo cáo theo yêu cầu, nếu các bạn có nhu cầu tư vấn và báo giá hãy liên hệ với dịch vụ nhận làm báo cáo thực tập của chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.573.149 để được tư vấn báo giá làm bài báo cáo và hỗ trợ cho các bạn nhanh nhất có thể nhé.

1. Những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về công chứng

 1.1. Những vấn đề lý luận về công chứng trên thế giới

            Trên thế giới, có nhiều quan niệm khác nhau về công chứng với lịch sử phát triển hàng ngàn năm. Hoạt động này có mối quan hệ mật thiết với đời sống dân sự, nhận được sự tôn trọng của người dân và pháp luật. Khởi nguồn của nó là một nghề tự do trong xã hội với vai trò phục vụ cho nhu cầu của con người, bảo vệ việc thiết lập các khế ước văn tự cho người dân. Công chứng ngày nay đã khẳng định sự tồn tại đắc lực của mình trong xã hội, được Nhà nước thừa nhận góp phần hỗ trợ hoạt động quản lí Nhà nước và bổ trợ tư pháp.

            Theo giáo trình công chứng và chứng thực nghiên cứu về từ điển Luật học của Mỹ: “công chức (tên là Notarial) là hoạt động của công chứng viên. Công chứng viên (tiếng Anh là Notary), trong luật Anh cổ là một người sao chép hay trích lục các loại văn bản, giấy tờ khác, người làm chứng[1]”[2].

            Mỗi một quốc gia trên thế giới đều có sự khác nhau về lịch sử, văn hóa, tôn giáo, đối với lĩnh vực công chứng theo “Giáo trình Kỹ năng công chứng Tập 1” của Nxb Tư pháp: “Từ trước đến nay trên giới tồn tại ba hệ thống công chứng đó là hệ thống công chứng La tinh (Luật viết), hệ thống công chứng Anglo – Sacxon (Anh – Mỹ) và hệ thống công chứng nhà nước bao cấp (Colectivisite)”[3]. Qua nghiên cứu mỗi trường phái công chứng có những mặt tích cực, hạn chế nhất định thể hiện trong các chế định về tổ chức hoạt động và những thuận lợi cũng như khó khăn trong việc triển khai thực hiện.

XEM THÊM : Báo Giá Tham Khảo Viết Thuê Báo Cáo Tốt Nghiệp

1.2. Công chứng La tinh

            Từ những năm 40 của thế kỉ XX hệ thống công chứng La tinh được hình thành và tổ chức. Luật La mã và Luật viết Châu Âu lục địa là cơ sở pháp lý áp dụng trong hành nghề công chứng viên. Để đảm bảo nhu cầu của xã hội mỗi quốc gia tham gia hệ thống này có các tổ chức hành nghề công chứng. Sau này, trước xu thế hội nhập và phát triển của các quốc gia trên thế giới, những quốc gia có xu hướng liên kết các tổ chức hành nghề công chứng trong các tổ chức nội bộ dưới dạng Hội đồng. Nhờ sự đồng bộ này mà họ có thể thực hành nghề gần giống nhau, tập hợp lại trong “Mái nhà chung” với tên gọi là: “Liên đoàn công chứng la tinh quốc tế”. Hiện nay có: “86 quốc gia chủ yếu là các nước ở Châu Âu với 22 gia áp dụng hệ thống này[4]”.  Theo Lịch sử công chứng thế giới: “Việt Nam cũng năm trong nhóm thuộc hệ thống công chứng La tinh. Việt Nam gia nhập liên minh công chứng quốc tế (U.I.N.L – tiếng Tây Ban Nha là Union Internacional del Notariado Latino). Là một tổ chức phi lợi nhuận chính phủ, được thành lập vào năm 1948 với mục đích thúc đẩy, điều phối và phát triển chức năng của các dịch vụ công chứng trên toàn thế giới, vì sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các Công chứng viên nhằm bảo đảm phẩm giá và tính độc lập của họ, phục vụ tốt hơn cho cá nhân và xã hội[5]”. Liên minh công chứng La tinh quốc tế là một tổ chức phi chính phủ, tổ chức đại hội lần thứ nhất vào ngày 02/10/1948, chọn Buenot Airet (thủ đô của Agrentina làm trụ sở).

            Báo Cáo Kết Thúc Học Phần Công Chứng Viên Và Nghề Công Chứng mục tiêu hoạt động của tổ chức này là: “Đại diện quyền lợi cho các tổ chức công chứng thành viên bên cạnh các tổ chức quốc tế; Nghiên cứu luật pháp công chứng trên các lĩnh vực khác nhau để tạo ra sự đồng bộ trong thực thi pháp luật; Thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động công chứng đối với các tổ chức quốc tế khác và đối với các nước; Tuyên truyền nguyên tắc hoạt động công chứng theo mô hình La tinh; Thực hiện xuất bản các tác phẩm chuyên ngành dưới dạng tạp chí thường kỳ; Tổ chức các đại hội thường kì hoặc bất thường (khi xét thấy cần thiết)”[6].

            Đại hội đồng thành viên là cơ quan cao nhất của Liên minh công chứng quốc tế ngoài ra còn có Hội đồng thường trực, Hội đồng kiểm tra tài chính; Ban thư ký thường trực và các cơ quan chuyên môn như Uỷ ban tài chính, Uỷ ban hợp tác quốc tế, Uỷ ban các vấn đề xã hội.

            Công chứng viên thuộc các nước thành viên của Liên minh công chứng quốc tế được Nhà nước bổ nhiệm theo căn cứ tiêu chuẩn và được sử dụng con dấu trong hành nghề theo quy định. Người đứng đầu Nhà nước hoặc Bộ trưởng Bộ tư pháp là người bổ nhiệm công chứng viên. Qua nghiên cứu, phân tích các đặc điểm cơ bản của hệ thống công chứng La tinh, có thể nhận thấy hệ thống công chứng này có những ưu nhược điểm đó là:

            * Về ưu điểm: “Tính quyền lực công được thể hiện rõ thông qua việc nhà nước bổ nhiệm công chứng viên, trao cho họ quyền lực công và coi họ như công chức. Công chứng viên sử dụng con dấu mang hình quôc huy, đó là biểu tượng của quyền lực nhà nước. Cơ chế tự chủ vê tài chính đã giảm được gánh nặng cho nhà nước, huy động được nguồn vôn cá nhân để đầu tư phát triển Phòng Công chứng, gắn trách nhiệm cá nhân với việc mua bảo hiểm nghề nghiệp và bồi thường trách nhiệm dân sự. Lệ phí công chứng do nhả nước quy định đã tạo cho mọi công dân trên toàn lãnh thố đểu được quyền bình đảng hưởng dịch vụ công chứng với mức lệ phí như nhau. Văn bản công chứng là chứng cứ viết được lưu giữ lâu dài, có giá trị chứng cứ hiển nhiên và giá trị cưỡng chê thi hành, đem lại an toàn pháp lý cho các giao dịch, đảm bảo tính hợp pháp, phòng ngừa tranh chấp và vi phạm pháp luật, làm lành mạnh hoá các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại. Công chứng La tinh yêu cầu công chứng viên lập ra các hợp đồng, văn bản m ang tính kỹ thuật cao. viện dẫn các điêu luật được áp dụng đôi với từng chi tiết. Đê khẳng định tính xác thực của hợp đồng, công chứng viên phải kiểm tra không chỉ các thông tin về khách hàng, mà cả hiện trạng pháp lý của tài sản – đôi tượng của hợp đồng cho dù nó đã được công bố như thế nào[7]”.

            – Những người giao kết hợp đồng luôn được bảo vệ lợi ích khi có sự hiện diện của một người chuyên nghiệp có trìn h độ, được nhà nưóc giao nhiệm vụ đem lại tính xác thực cho các hợp đồng và đảm bảo sự an toàn pháp lý. Công chứng viên là người được chọn ra từ những ứng cử viên tốt nhất, có những hiểu biết pháp lý sâu sắc, hiểu biết xã hội và nhạy cảm nghề nghiệp[8].

            – Việc tìm kiếm sự cân bằng của các thoả thuận và xác địn h ý chí đích thực của các bên giúp tránh xảy ra các tranh chấp về sau. Công chứng La tinh công nhận ưu thế của chứng cứ viết[9].

            * Nhược điểm của hệ thống này: “Tính hình thức của hệ thông luật viết làm cho nhiều quy định về thể thức được đặt ra, buộc công chứng viên phải hoàn thành trước và sau khi ký. Đ iều đó cần thời gian và nhân lực để thực hiện một loạt các tác nghiệp, làm cho các yêu cầu công chứng chậm được giải quyết; Thiếu tính thực dụng và mềm dẻo đôi với những hợp đồng mà những khách hàng là doanh nhân. V ì công việc quá kỹ càng trong thời gian dài để đạt đến sự xác thực của một hợp đồng, các doanh nhân có

thể mất đi cơ hội trong môi trường thương mại hoặc kinh doanh”[10].

XEM THÊM : Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Công Chứng Về Di Sản Thừa Kế

1.2. Hệ thống Công chứng Anglo – Sacxon

             Hệ thống công chứng Ănglo Saxon tương ứng với hệ thống thông Luật (Common Law[11]), tồn tại ở các quốc gia như: Vương quốc Anh, Mỹ (trừ bang Luisane), Canada (trừ bang Quecbec), Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Đài Loan…

            Khi nghiên cứu hệ thống này cho thấy, các hoạt động nghiệp vụ liên quan và khi thực hiện công chứng, công chứng viên không quan tâm đến nội dung văn bản mình công chứng. Có ý kiến cho rằng: “đây là loại hình công chứng hình thức”. Nhà nước không bổ nhiệm chức danh  để công chứng hoạt động chuyên nghiệp mà giao cho hộ tịch viên (quan chức hộ tịch), luật sư… Như vậy, họ là các công chứng viên không chuyên nghiệp và phạm vi công chứng không được quy định rõ ràng, cụ thể.

            – Ưu điểm rút ra khi nghiên cứu mô hình này: “Cơ chế thực dụng, rất mềm dẻo, dễ thích ứng với các hoàn cảnh cụ thể của từng hợp đồng, giao dịch; Trình tự thủ tục dơn gián, các nhu cầu về công chứng, thị thực nhanh chóng được giải quyết. Người yêu cầu công chứng, nhất là các doanh nhân có thể chớp được cơ hội kinh doanh;  Kích thích được tính năng động và quyền tự quyết của các bên trong hợp đồng, giao dịch”.[12]

            – Nhược điểm: “Vai trò của nhà nước trong quàn lý các hoạt động công chứng rất mờ nhạt. Nhà nước không có một chê độ kiểm tra chặt chẽ đối với các hoạt động công chứng, cũng không ấn định mức lệ phí mà khách hàng phải trả cho những người kiêm chức năng công chứng viên; họ có quyền tự do thỏa thuận với khách hàng về mức thù lao áp dụng cho mỗi vụ việc công chứng; Văn bản công chửng không đạt được một sức mạnh chứng cứ và hiệu lực cưỡng chê thi hành như một văn bản của cơ quan công quyền; Trách nhiệm vật chất của người thực hiện công chứng rất, mờ nhạt; An toàn pháp lý thấp, làm gia tăng các tranh chấp. Chi phí cho kiện tụng gia tăng, đánh vào ngân quỹ của khách hàng và phí bảo hiểm không ngừng tăng lên[13]”.

1.3. Hệ thống công chứng nhà nước bao cấp (Collectivisite)

.           Hệ thống này (tên tiếng Anh là Collectivisite) tương ứng với hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa (Sovietique). Có thể nghiên cứu lịch sử của hệ thống này như sau: “Những năm 70 của thế kỉ XX đến trước những năm 1990 mô hình này phát triển mạnh mẽ ở Liên Xô và các nước theo mô hình Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Đối với hệ thống công chứng này, công chứng chưa được xem là một nghề và được thực hiện bởi các cơ quan Nhà Nước. Công chứng viên chỉ chịu trách nhiệm hành chính trước Nhà nước mà không phải chịu trách nhiệm dân sự trước khách hàng, không có chứng chỉ hành nghề[14]”.

          Báo Cáo Kết Thúc Học Phần Công Chứng Viên trước sự sụp đổ và tan rã của Liên Xô và các nước Đông Âu, hiện nay trên thế giới ừng bước chuyển sang nghiên cứu tiếp thu có chọn lọc những yếu tố hợp lý của hai mô hình công chứng nội dung hoặc công chứng hình thức để chuyển đổi mô hình công chứng tự do (ở hệ thống công chứng La tinh và hệ thống công chứng Ănglo Saxon) và mô hình công chứng Nhà nước (hệ thống công chứng Collectivisite). Theo tác giả Lê Thị Thu Hà (2010): “Thể chế công chứng này được tổ chức khá chặt chẽ hoạt động chuyên nghiệp bằng sự bao cấp của nhà nước thông qua việc cấp ngân sách hành chính đê đầu tư cơ sở vật chất, trả lương và hoạt động. Tố chức công chứng là một loại hình cơ quan bổ trợ tư pháp trong bộ máy hành pháp của Chính phủ. Công chứng viên và hầu hết nhân viên đều là công chức, nhân viên nhà nước, hưởng lương từ nguồn ngân sách quôc gia và được hưởng mọi chê độ chính sách theo quy chế công chức. Công chứng viên được bổ nhiệm để chứng nhận hợp đồng và văn bản, giúp đỡ pháp lý cho cá nhân, tổ chức, đem lại tính xác thực và tạo ra sự an toàn pháp lý cho các giao dịch, phòng ngừa tranh chấp, vi phạm pháp luật[15]”.

            Nghiên cứu về hệ thống công chứng các nước trên thế giới cho thấy, hệ thống công chứng Latinh và hệ thống công chứng Ănglo Saxon có sự khác biệt nhau về một số điểm như cách thức tổ chức, hoạt động, trình tự, thủ tục công chứng, song về khái niệm công chứng ở hệ thống này có sự tương đồng. Cả hai hệ thống này đều coi công chứng là một nghề tự do, công chứng viên hoạt động độc lập, tự chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động của mình[16].

           Báo Cáo Kết Thúc Học Phần Nghề Công Chứng ưu điểm của hệ thống công chứng này là: “Tính quyền lực công được thể hiện rất rõ thông qua việc nhà nước bổ nhiệm công chức trong biên chế làm công chứng viên, Phòng Công chứng sử dụng con dấu mang hình quốc huy, trụ sở và phương tiện làm việc là tài sản công; Công chứng viên không cần có khả nàng vê tài chính vẫn có thể dược bổ nhiệm để hành nghề. Người muốn được bổ nhiệm làm công chứng viên chỉ cần đáp ứng được điều kiện và tiêu chuẩn vê đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác pháp luật. Việc các cơ quan hành chính địa phương được Chính phủ giao cho kiêm nhiệm chứng thực các hợp đồng giao dịch (kiêm nhiệm công chứng) đã tạo ra dịch vụ gần vối nhân dân ở những nơi chưa thành lập Phòng Công chứng. Mọi công dân trên toàn lãnh thô đêu được quyền bình đẳng hưởng dịch vụ công chứng vối mức lệ phí như nhau. Văn bản công chứng là chứng cứ viết được lưu giữ lâu dài, có

giá trị thi hành giữa các bên, đem lại an toàn cho các giao dịch, đảm bảo tính hợp pháp, phòng ngừa tranh chấp và vi phạm pháp luật, làm lành m ạnh hoá các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế[17]”.

            Nhược điểm: Tính năng động linh, hoạt của công chứng viên không được phát huy; Tài sản công đôi khi không được coi trọng, giữ gìn chu đáo nên gây ra lãng phí; Điều kiện thủ tục cứng nhắc; Việc xác định trách nhiệm và bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng còn gặp nhiều khó khăn.

2. Sự hình thành và phát triển nghề công chứng ở Việt Nam

            – Giai đoạn trước năm 1945

            + Thời kỳ phong kiến: Thời kì này việc thực hiện các giao dịch dân sự mang tính tự phát. Sự điều chỉnh của Nhà nước đối với các quan hệ, giao dịch dân sự mang tính cá nhân tự phát. Hình thức giao dịch dân sự được lập dưới các dạng văn tự, nội dung còn đơn giản. Trong trường hợp có tranh chấp thì giải quyết tại làng, xã cao hơn thì lên phủ, huyện để phân giải.

            + Thời kỳ thuộc Pháp: Hoạt đông công chứng thời kỳ này phục vụ cho các giao dịch dân sự của người Pháp ở Việt Nam và những người Việt Nam giàu có như: thương gia, những người trong giới kinh doanh bất động sản. Mô hình tổ chức và hoạt động hành chính nói chung và hoạt động công chứng nói riêng được sắp đặt và tổ chức như mô hình công chứng Cộng hòa Pháp.

            – Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1991

            Sau khi chính quyền cách mạng của Việt Nam được thành lập vào năm 1946 việc đảm bảo các quyền về giao dịch dân sự của công dân được Nhà nước tổ chức thực hiện thông qua hoạt động chứng thực, thị thực của Uỷ ban hành chính các cấp. Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành sắc lệnh số 59/SL ngày 15 tháng 11 năm 1945 về việc ấn định thể lệ thị thực các giấy tờ trong đó có chứng thực về giao dịch bất động sản và Sắc lệnh số 85/SL ngày 29 tháng 02 năm 1952 quy định về thể lệ trước bạ việc mua, bán, cho, đổi.

           Báo Cáo Kết Thúc Học Phần Công Chứng Viên Và Nghề Công Chứng khái niệm công chứng đầu tiên được ghi nhận ở Thông tư số 574/QLTPK ngày 10 tháng 10 năm 1987 của Bộ Tư pháp: “Công chứng là một hoạt động của Nhà nước với mục đích giúp các công dân, cơ quan, tổ chức lập và xác nhận các văn bản, sự kiện đó, làm cho các văn bản, sự kiện đó có hiệu quả thực hiện”. Đồng thời có sự chủ đạo để thành lập Phòng công chứng Nhà nước thí điểm tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 15/10/1987, Bộ tư pháp ban hành Thông tư số 574/QLTPK “Hướng dẫn thực hiện công tác công chứng cụ thể”.

            – Thời kì năm 1991 đến năm 2006   

            +Tại Điều 1 Nghị định số 45 – HĐBT có hiệu lực ngày 27 tháng 02 năm 1991, hết hiệu lực ngày 18 tháng 05 năm 1996 quy định: “Công chứng Nhà nước là việc chứng nhận tính xác thực các hợp đồng và giấy tờ theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội (sau đây gọi chung là các tổ chức), góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Nghị định này gồm 4 chương, 36 điều

            + Tại điều 1 Nghị định số 31/CP có hiệu lực ngày 18 tháng 05 năm 1996, hết hiệu lực ngày 01 tháng 04 năm 2001: “Công chứng là việc chứng nhận tính xác thực của các hợp đồng và giấy tờ theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội (sau đây gọi chung là tổ chức), góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Nghị định này gồm có 6 chương 39 điều. Khái niệm công chứng được giữ nguyên văn như Nghị định số 45/HĐBT.

            + Tại điều 2 Nghị định 75/2000/NĐ – CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 quy định: “Công chứng là việc Phòng Công chứng chứng nhận tính xác thực của hợp đồng được giao kết hoặc giao dịch khác được xác lập trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và quan hệ xã hội khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) và thực hiện các việc khác theo quy định của Nghị định này”. Nghị định này có 10 chương 75 điều, chấm dứt hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 07 năm 2007.

            Việc thể hiện khái niệm công chứng ở 03 Nghị định trên tuy có sự khác nhau, song có sự thống nhất về cơ bản đều xác định công chứng là việc chứng nhận tính xác thực của hợp đồng, giao dịch khác.

            – Từ khi có Luật công chứng đến nay

             Điều 2 Luật công chứng năm 2006 có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2017, hết hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2015, đã đưa ra khái niệm mới về công chứng: “Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”. Luật công chứng với kết cấu 8 chương, 67 điều, bao gồm các quy định về phần chung, về tổ chức và hoạt động công chứng. Đây được xem là bước đột phá mới về công chứng ở Việt Nam đi vào chuyên nghiệp hóa, chuyển dần hoạt động xã hội công chứng.

            – Luật công chứng năm 2014

            Khoản 1 điều 2 Luật công chứng năm 2014 có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2015 quy định: “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”. Với kết cấu 10 chương, 8 điều trên cơ sở kế thừa những quy định của pháp luật về công chứng trước đây, Luật công chứng hiện hành đã có thêm các phần mới tạo cơ sở pháp lý và an tâm hơn trong hoạt động này.

            Theo quy định của Luật công chứng hiện hành thì xác định công chứng có những đặc điểm như sau:

            – Công chứng là hành vi của công chứng viên (phân biệt với chứng thực là hành vi đại diện của cơ quan hành chính), tính xác thực của hợp đồng, giao dịch khác được công chứng viên chứng nhận. 

            – Tính xác thực của các tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch là vô cùng quan trọng nhằm bảo đảm cho chúng có giá trị chứng cứ.

Báo Cáo Kết Thúc Học Phần Công Chứng Viên Và Nghề Công Chứng
Báo Cáo Kết Thúc Học Phần Công Chứng Viên Và Nghề Công Chứng

3 Mô hình công chứng một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

            Như đã giới thiệu ở phần một, trên thế giới tồn tại ba mô hình công chứng, một số nước điển hình của ba hệ thống công chứng trên là: Pháp, Anh và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

3.1. Mô hình công chứng ở Pháp

            Ở Pháp, công chứng là một nghề đã có từ thê kỷ XII, nó trải qua sự thăng trầm của nhiều chê độ khác nhau, qua nhiều cuộc cách mạng và chiến tranh. Năm 1803, chính thể Bonaperte đã cho ra đời luật Ventose. Đ ây là đạo luật đầu tiên của Pháp vê tổ chức

và hoạt động mang tính kỹ thuật cao mà một sô điều khoản cơ bản của nó vẫn còn có hiệu lực đến ngày nay. Sau đó, Luật này được sửa đối, bô sung bằng Pháp lệnh cải cách công chứng năm 1945 và nhiều pháp lệnh khác. Công chứng ở Cộng hòa Pháp là một điển hình của công chứng hệ La tinh.

            Phạm vi hoạt động của công chứng Pháp bao gồm 4 lĩnh vực: gia đình, bất động sản, kinh doanh, tư vấn

            – Đối với lĩnh vực gia đình: “Mọi vấn đề liên quan đến gia sản như quyền sỡ hữu tài sản, sự quản lí tài sản hoặc định đoạt tài sản. Về hôn nhân và gia đình lập hôn ước, thau đổi chế độ tài sản trong hôn nhân, chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn hoặc sau khi một trong hai bên qua đời. Ngoài ra, Công chứng viên còn giải quyết vấn đề công nhận con ngoài giá thú, con nuôi, đỡ đầu”…[18]

            – Đối với lĩnh vực bất động sản: mọi vấn đề như xây dựng, kinh doanh bất động sản, quản lí bất động sản…

            – Đối với lĩnh vực kinh doanh: luật pháp ghi nhận việc công chứng bắt buộc là chứng nhận việc khai vốn để thành lập công ty. Công chứng viên tham gia vào luật kinh doanh ở cả hai lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp.

            – Đối với lĩnh vực tư vấn: ngay từ khi bắt đầu ban hành Luật Vestose, Công chứng viên đưa ra lời khuyên vô tư cho các bên và làm cho các bên hiểu rõ ý nghĩa và hậu quả pháp lý của hợp đồng.

            Công chứng viên ở Pháp là là viên chức hoạt động nhân danh nhà nước, vừa hành nghê tự do, có nghĩa là người làm dịch vụ, người tư vấn đáng tin cậy của cá nhân, công ty và tổ chức. Công chứng viên là viên chức công có nhiệm vụ đem lại tính đích thực cho các văn bản và hợp đồng của cá nhân, tổ chức. Công chứng viên chịu trách nhiệm cá nhân và thực hiện chức năng của m ình một cách độc lập trong khuôn khổ một nghề tự do.

            Khái niệm viên chức công đã được xác định ở Điều 1 Pháp lệnh ngày 02 tháng 9 năm 1995, lấy lại gần như nguyên văn định nghĩa trong Luật 25 Ventose năm 1803:

Công chứng viên là viên chức công (officier pu blic) được nhà nước bổ nhiệm để lập văn bán và hợp đồng do pháp luật quy định phải công chứng hoặc do khách hàng tự nguyện yêu cầu, đem lại tính đích thực cho các văn bán và hợp đồng đó, có giá trị như văn bản của cơ quan công quyển đê đảm bảo chính xác ngày tháng, năm, lưu trữ lảu dài và cấp các bàn sao công chứng từ bản gốc[19]”.

            Theo quy định này, văn bản, hợp đồng Công chứng viên có giá trị pháp lý rất cao. Ngay sau khi thực hiện công chứng, văn bản công chứng có hiệu lực thi hành gần như tuyệt đối. Mặc dù được trao quyền bởi cơ quan nhà nước nhưng công chứng viên phải tự trang trải chi phí để duy trì hoạt động của mình. Biểu lệ phí công chứng được pháp luật về công chứng Pháp quy định khá rõ ràng. Vì vậy, khách hàng được đảm bảo chỉ phải trả một khoản thù lao có thể dự đoán trước được và minh bạch[20].

            3.2. Mô hình công chứng ở Trung Quốc

            Ngày 13 tháng 04 năm 1942, Hội đồng Quốc vụ ban hành quy chế tạm thời về Công chứng Nhà nước theo mô hình công chứng Nhà Nước Colectiviste giống như mô hình công chứng ở Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Điều này cho ra đời công chứng Trung Quốc theo mô hình công chứng Collectiviste do Nhà nước bao cấp, giồng như ở Liên Xô trước đây và ở Việ t Nam hiện nay. Văn bán này đã đề cập đến một số nguyên tắc rất cơ bản của công chứng La tinh, đây là những yếu tố quan

trọng, làm tiền đê cho việc cái cách công chứng Trung Quốc theo mô hình công chứng La tinh.

            Ngay trong thời kỳ xây dựng và phát triển thể chế công chứng Nhà nước, công chứng viên Trung Quốc đã được tập hợp xung quanh Hiệp hội công chứng toàn quốc (thành lập ngày 29/3/1990). Đây là một Hội nghê nghiệp độc lập, đại diện cho tiếng nói và quyền lợi của toàn ngành công chứng Trung Quốc, có tư cách pháp nhân, có Điều lệ hoạt động.

            Thực hiện chủ trương của Đảng Cộng sản Trung Quốc về cải cách và phát triển công chứng tại kỳ họp toàn thể lần 3 của Đại hội lần thứ 4; kỳ họp toàn thể của Đại hội 15, ngày 31/07/2000, Hội đồng Quốc vụ đã phê chuẩn Nghị quyết về các giải pháp cải cách trong hoạt động công chứng đến năm 2010.  Những mục tiêu cụ thể của công chứng Trung Quốc được thể hiện như sau: “Xây dựng để sớm ban hành Luật Công chứng của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, giải quyêt toàn bộ các vấn đề vê bảo đảm tính hợp pháp của ngành công chứng, xác định rõ hệ quả pháp lý của các văn bản được công chứng và quy chế pháp lý của ngành công chứng, hoàn thiện các luật liên quan đến lĩnh vực công chứng; Hiện thực hóa trong thời gian sóm nhất việc xây dựng thể chế công chứng phù hợp vổi các yêu cầu của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa; Mở rộng lĩnh vực hoạt động công chứng, trấn chỉnh và cải thiện phong cách và phương pháp làm việc, triển khai tất cả các lĩnh vực công chứng và cung cấp các dịch vụ công chứng tốt nhất cho xã hội; Phát triển một cách thận trọng hoạt động công chứng; Kết hợp sự quản lý Nhà nước vĩ mô của các cơ quan hành chính tư pháp với sự quản lý nghề nghiệp của Hiêp hội Công chứng viên dướu chế độ tự quản công chứng[21]”.

            Công chứng viên ở nước này được xem là các nhà Luật gia chuyên nghiệp đảm nhiệm các chức năng công của Nhà Nước. Những người này được trang bị những phẩm chất chính trị, đạo đức, kiến thức pháp lý, kinh nghiệm thực tiễn, được tuyển chọn thông qua kỳ thi tuyển. Kỳ thi tuyển được Bộ tư pháp tổ chức dưới hình thức thống nhất mở rộng với phạm vi toàn xã hội, cho các đối tượng là những người làm việc tại Phòng công chứng và cho những người tự do.

            Để được hoạt động, Công chứng viên phải có giấy phép hành nghề do Bộ tư Pháp của Trung Quốc cấp khi đã vượt qua kỳ thi tuyển, sau khi kết thúc khóa học nghề nghiệp trong thời gian 01 năm; tập sự trong các Phòng công chứng. Công chứng viên được bổ nhiệm theo nghề nghiệp và kỹ thuật, có chế độ đãi ngộ như đãi ngộ đối với chuyên gia và kĩ thuật viên.

4. Rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam và một số giải pháp hoàn thiện khi nghiên cứu mô hình công chứng ở các nước trên thế giới

4.1. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

            Trước khi Luật công chứng năm 2006 có hiệu lực, hệ thống pháp Luật công chứng của Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi Pháp luật của Liên Xô (cũ) và các nước Xã hội chủ nghĩa. Công chứng Việt Nam theo mô hình công chứng tập thể (Collectiviste)[22]. Hoạt động công chứng được thực hiện bởi cơ quan hành chính Nhà nước, công chứng viên thuộc biên chế Nhà Nước được hiểu như một thủ tục hành chính. Nội dung và phạm vi hoạt động theo trường phái công chứng tập thể. Luật công chứng năm 2006 là một bước tiến lớn với việc tham gia của khối tư nhân vào hoạt động này đã mang những đặc điểm của mô hình công chứng Latinh.

            Việt Nam gia nhập Liên minh Công chứng viên quốc tế ngày 09/10/2013 đã đánh dấu sự lớn mạnh của ngành công chứng Việt Nam và sự hội nhập sâu rộng của công chứng nước ta với công chứng trên thế giới. Luật công chứng năm 2014 ra đời thừa nhận công chứng như là một loại hình dịch vụ tại điều 3 Luật này: “Công chứng viên cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế – xã hội”.

            Hiện nay ở Việt Nam việc xã hội hóa hoạt động công chứng được triển khai thực hiện và đạt được những kết quản ban đầu. Bởi chủ trương xã hội hóa công chứng của Đảng và Nhà nước đã được Bộ tư pháp, Cấp ủy Đảng, chính quyền Thành phố trực thuộc Trung ương chú trọng triển khai các văn bản do chính phủ ban hành.

            Bên cạnh đó Đảng và Nhà nước từng bước cùng cố về thể chế và tổ chức hoạt động trong nước thông qua những chủ trương chính sách góp phần tạo điều kiện cho hoạt động công chứng. Việt Nam đã từng bước ký kết với các nước như: Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên Bang Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc để cho phép thúc đẩy guao lưu, học tập kinh nghiệm, ký kết hợp tác.

            Ngày 10 tháng 10 năm 2013 tại thủ đô của Peru là Lima, tại đại hội lần thứ XXVII đã kết nạp thành viên thứ 84 là Tổ chức công chứng Việt Nam.

            Một số tỉnh, thành phố Việt Nam cũng đang duy trì hoạt động kết nghĩa về hoạt động công chứng với một số tỉnh, thành phố của Pháp như: Thành phố Hà Nội với Paris; Hồ Chí Minh với Lynon; Đà Nẵng với Marseillie; Hải Phòng với Strasbuorg; Hải Hương với Bordeaux. Bằng việc thỏa thuận như vậy, các đối tác của ta đã góp phần giúp đỡ và xây dựng thể chế phát triển công chứng; tổ chức và hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng; kỹ năng tác nghiệp bên một số chuyên để nghiệp vụ mà các bên quan tâm; tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế về công chứng…

            Qua nghiên cứu về ba mô hình công chứng của các nước trên thế thời, đồng thời nghiên cứu mô hình công chứng của Pháp, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có thể nghiên cứu rút ra bài học kinh nghiệm cho nước ta như sau:

            – “Đa phần các quốc gia có mô hình công chứng tự do quy định chủ thể công chứng là Công chứng viên. Còn các quốc gia có mô hình Công chứng Nhà nước lại thừa nhận tổ chức hành nghề công chứng mới là chủ thể của hoạt động công chứng và tổ chức này là một cơ quan Nhà Nước (ngoại trừ quy định của Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa về văn phòng công chứng)”[23].

            – Pháp luật các quốc gia xác định phạm vi công chức theo hai cách: thứ nhất, liệt kê cụ thể từng loại việc mà tổ chức hành chính Nhà Nước và Công chứng viên phải đảm nhận; thứ hai, khái quát phạm vi công chứng, Việt Nam đang áp dụng cách thứ hai.

            –  Việc đào tạo công chứng viên của các nước được tổ chức chặt chẽ, khoa học, công chứng viên phải trải qua các bước từ đào tạo học thuật, trải qua kỳ thi cho đến quá trình tập sự.

            – Mục đích của mô hình công chứng của tất cả các quốc gia nhằm bảo vệ quyền lợi của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật.

            Qua nghiên cứu cho thấy, mô hình công chứng của Pháp được cho là phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Bởi yêu cầu của mô hình này là công chứng viên muốn đáp ứng tiêu chuẩn phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe về trình độ và đạo đức; quy trình công chứng phải bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia giao dịch. Công chứng là một hoạt động đòi hỏi tính xác thực cao bởi mục đích của công chứng đảm bảo tính xác thực của hợp đồng giao dịch như thời gian, địa điểm, tư cách chủ thể tham gia hợp đồng, nội dung thỏa thuận…

            Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta vẫn còn chưa đáp ứng được những yêu cầu khi áp dụng mô hình này về thể chế, hạ tầng kĩ thuật, năng lực của Công chứng viên…bởi còn tồn tại những bất cập như:

            – Hiện nay những quy định của pháp luật nước ta còn nhiều bất cập, chồng chéo, mâu thuẫn với Luật đất đai, Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Hoạt động quản lý nhà nước về công chứng còn hạn chế do thiếu nhân lực. Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có lúc chưa chặt chẽ; việc hướng dẫn địa phương trong việc thi hành pháp luật công chứng có lúc chưa kịp thời, đôi khi còn chồng chéo giữa các Bộ, ngành liên quan dẫn đến lúng túng cho địa phương khi thực hiện; công tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi, giám sát việc tuân thủ pháp luật, tuân theo Quy tắc đạo đức ứng xử hành nghề công chứng còn có điểm chưa đáp ứng được yêu cầu, việc xử lý vi phạm có nơi, có lúc chưa kịp thời, chưa nghiêm.

            – Các tổ chức hành nghề công chứng phát triển nhanh nhưng công tác thanh, kiểm tra còn hạn chế, chưa kịp thời phát hiện để chấn chỉnh những vi phạm của các tổ chức hành nghề công chứng. Ví dụ: trong bài viết do Phóng viên Lê Sơn thực hiện phỏng vấn Cục trưởng cục Bổ trợ tư pháp Lê Xuân Hồng (2021): “Về tình trạng công chứng “khống”, thực tế hiện nay vẫn còn tình trạng tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên ký, đóng dấu sẵn văn bản công chứng nhưng bỏ trống một số nội dung như thông tin về thời gian, chủ thể, tài sản, giá trị của hợp đồng, giao dịch; khi phát sinh nhu cầu công chứng thì các bên tự điền thông tin vào văn bản công chứng. Đây là hành vi bị nghiêm cấm và nếu vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính, xử lý trách nhiệm hình sự[24]”.

             Ví dụ: Vẫn còn tồn tại tình trạng văn bản công chứng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu điển hình như Bản án số 33/2019/DS – ST ngày 11 tháng 07 năm 2019 về: “tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu”: “Ông là con ruột của ông Lai Văn Th3, sinh năm 1923 (chết năm 2001) và bà Lê Thị T1, sinh năm 1930 (chết năm 2013). Ông Th3 – bà T1 chết không để lại di chúc. Ông Th3 và bà T1 có 09 người con gồm: ông Lai Văn T, sinh năm 1950, bà Lai Thị H, sinh năm 1952, bà Lai Thị Th2, sinh năm 1955, ông Lai Phát H1, sinh năm 1958, bà Lai Kim H2, sinh năm 1961, bà Lai Kim L2, sinh năm 1963, ông Lai Phát M, sinh năm 1965, Lai Phát H3, sinh năm 1972 (chết năm 2012) và ông là Lai Kim Th1, sinh năm 1968. Ngoài ra, ông Th3- bà T1 không còn có con ruột, con nuôi nào khác. Bố mẹ đẻ của ông Th3- bà T1 đều đã chết.

            Theo văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được công chứng số 178/2015, quyển số 01/2015TP/CC-SCC/TK ngày 03/9/2015, thì di sản mà ông Lai Văn T, Lai Thị H, Lai Thị Th2, Lai Phát H1, Lai Kim H2, Lai Kim L2, Lai Phát M và chị Lai Mỹ Tr ký thỏa thuận gồm diện tích đất 1.736,2m2 (đo vẽ thực tế 1.684,2m2) thửa 74, 75, 76, tờ bản đồ số 01 (thửa mới là 29b, 30, 31, 35, tờ bản đồ mới số 11) xã LA, huyện LT, tỉnh Đồng Nai theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số C 668877 do UBND huyện Long Thành cấp ngày 02/01/1997 cho bà T1 đứng tên. Nội dung văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thể hiện: Ông Lai Văn T được thừa kế diện tích đất 381m2 thuộc thửa 29b có thửa chính thức là 280, tờ bản đồ 11, xã LA, huyện LT, tỉnh Đồng Nai; Ông Lai Phát H1 được thừa kế diện tích đất 380,4m2 thuộc thửa 30, tờ bản đồ 11, xã LA, huyện LT, tỉnh Đồng Nai; Bà Lai Kim H2 được thừa kế diện tích đất 370,1m2 thuộc thửa 31, tờ bản đồ 11, xã LA, huyện LT, tỉnh Đồng Nai; Chị Lai Mỹ Tr được thừa kế diện tích đất 552,7 m2 thuộc thửa 35, tờ bản đồ 11, xã LA, huyện LT, tỉnh Đồng Nai.

            Ngày 18/5/2018 Phòng Công chứng A, tỉnh Đồng Nai ký công chứng văn bản điều chỉnh phân chia di sản thừa kế với nội dung: Ông Lai Văn T được thừa kế diện tích đất 467,1m2 thuộc thửa 280, tờ bản đồ 11, xã LA, huyện LT, tỉnh Đồng Nai; Ông Lai Phát H1 được thừa kế diện tích đất 467,1m2 thuộc thửa 30, tờ bản đồ 11, xã LA, huyện LT, tỉnh Đồng Nai; Bà Lai Kim H2 được thừa kế diện tích đất 460,4m2 thuộc thửa 31, tờ bản đồ 11, xã LA, huyện LT, tỉnh Đồng Nai; Chị Lai Mỹ Tr được thừa kế diện tích đất 757,5 m2, mục đích sử dụng đất ONT+ LUK thuộc thửa 35, tờ bản đồ 11, xã LA, huyện LT, tỉnh Đồng Nai. Ngày 23/6/2016, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông T, ông H1, bà H2, chị Tr lần lượt theo các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CĐ 191117; CĐ 191116, CĐ 191118; CĐ 191119.

            Ông Th1 xác định không biết việc thỏa thuận chia di sản thừa kế của ông Th3- bà T1 nêu trên. Đến tháng 8/2018 bà A có ý định chuyển nhượng phần đất chị Tr được hưởng thừa kế thì ông mới biết.

            Do đó, nay ông Th1 khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được công chứng số 178/2015, quyển số 01/2015TP/CC-SCC/TK ngày 03/9/2015 và văn bản điều chỉnh ngày 18/5/2016 của Phòng Công chứng A, tỉnh Đồng Nai vô hiệu. Lý do vô hiệu là bỏ sót ông là hàng thừa kế thứ nhất.

            Ngày 19/3/2019, ông Th1 nộp đơn yêu cầu khởi kiện bổ sung, yêu cầu Tòa án hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CĐ 191119 ngày 23/6/2016 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai cấp cho chị Lai Mỹ Tr đối với diện tích đất 757,5m2 thuộc thửa số 35, tờ bản đồ số 11 tại xã LA, huyện LT, tỉnh Đồng Nai.

            Tại phiên tòa, ông Th1 rút 01 phần yêu cầu khởi kiện đối với yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CĐ 191119 ngày 23/6/2016 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai cấp cho chị Lai Mỹ Tr đối với diện tích đất 757,5m2 thuộc thửa số 35, tờ bản đồ số 11 tại xã LA, huyện LT, tỉnh Đồng Nai[25]”.

            “Tại văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế số 178/2015, quyển số 01/2015TP/CC-SCC/TK ngày 03/9/2015 và Văn bản điều chỉnh ngày 18/5/2016 của Phòng Công chứng A, tỉnh Đồng Nai thể hiện không có sự tham gia của ông Lai Kim Th1 là bỏ sót người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Th3- bà T1, làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của ông Th1[26]”.

            – Nghề công chứng là một nghề đòi hỏi ở người thực hiện có một khả năng nhất định bao gồm kĩ năng chuyên môn, cách thức thực hiện, xử lý những tình huống diễn ra trong đời sống thường ngày. Tuy nhiên, hiện nay năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ công chứng viên chưa đồng đều. Công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng hành nghề công chứng mặc dù được quan tâm, thực hiện thường xuyên nhưng hiệu quả chưa cao.

            – Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu về giao dịch tài sản, cung cấp thông tin cho các tổ chức hành nghề công chứng chưa hoàn chính. Dẫn đến việc gây khó khăn khi thực hiện công chứng các hợp đồng, giao dịch theo yêu cầu.

4.2. Một số kiến nghị hoàn thiện

            Có thể thấy được vai trò to lớn của hoạt động công chứng với sự phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động này còn nhiều bất cập, yếu kém đòi hỏi phải khắc phục trong thời gian tới thông qua những kiến nghị như sau:

            –  Nâng cao hiệu lực quản lí Nhà Nước về công chứng, phát huy vai trò của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Công chứng viên. Bảo đảm chất lượng ở các khâu tập sự, hành nghề, bổ nhiệm công chứng viên, xác định chỉ tiêu đào tạo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. “Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng, thành lập các đoàn thanh tra liên ngành xử lý các vụ vi phạm trong việc công chứng hợp đồng, giao dịch, đặc biệt tình trạng công chứng “khống”, công chứng “treo”, công chứng “chờ”, chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự các vi phạm về hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật[27]”.

            – Bảo đảm nghề công chứng thông qua việc xác định công chứng  được Nhà nước bảo đảm để bảo đảm để tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công chứng, bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch và yêu cầu đặc thù của hoạt động công chứng; đổi mới hoạt động công chứng đáp ứng xu thế của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tiến trình cải cách hành chính ở Việt Nam. Sửa đổi theo hướng nhìn nhận công chứng là mộ hoạt động bổ trợ tư pháp chứ không phải là thủ tục hành chính, giảm bớt các yếu tố hành chính trong hoạt động công chứng.

            – Hoàn thiện những vấn đề có liên quan đến trình tự, thủ tục công chứng nâng cao chất lượng hoạt động của công chứng viên. Tăng cường công tác đào tao, bồi dưỡng trình độ, kĩ năng cần thiết để có được một đội ngũ công chứng viên đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

            – Chuyển đổi “công chứng số” theo ông Lê Xuân Hồng là: “Xu thế tất yếu, nằm trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Lộ trình xây dựng và áp dụng “công chứng số” sẽ phải phù hợp với chiến lược và lộ trình mà Chính phủ đã định hướng. Áp dụng “công chứng số” là một bước quan trọng hướng tới chuyển đổi số trong hoạt động công chứng[28]”.

            “Thực hiện “công chứng số” sẽ góp phần giải quyết được rất nhiều vấn đề tồn tại, vướng mắc mà công chứng truyền thống chưa thể giải quyết được như nạn công chứng khống, công chứng bỏ ngoài hồ sơ, gian lận về hồ sơ, giả mạo nhân thân và hồ sơ công chứng, giảm chi phí, đơn giản hóa quy trình, rút ngắn thủ tục, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Tuy nhiên, việc áp dụng “công chứng số” đặt ra yêu cầu thay đổi lớn về hành lang pháp lý, từ quy trình nghiệp vụ công chứng đến việc công nhận giá trị pháp lý của dữ liệu số, chữ ký số, xác thực dữ liệu, liên thông dữ liệu…”[29]. Đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh Covid đang hoành hành trong giai đoạn hiện nay cần phải nghiên cứu vấn đề này.

            – Việt Nam có thể tiếp thu một số ưu điểm của các mô hình liên quan đến hoạt động công chứng trên thế giới và các nước như sau:

            Một là, về công chứng viên: các công chứng viên cũng như các tổ chức công chứng ở các nước nêu trên đều hoạt động trên cơ sở tự hạch toán chi tiêu và tự đảm bảo cho hoạt động của mình mà không sử dụng ngân sách nhà nước; Việc đào tạo công chứng viên được tổ chức chặt chẽ, khoa học, công chứng viên phải trải qua các bước từ đào tạo học thuật, trải qua kỳ thi cho đến quá trình tập sự;   

            Hai là, các tổ chức nghề nghiệp công chứng viên: “Các nước đều đã thành lập các tổ chức nghề nghiệp của công chứng viên. Các tổ chức này chịu trách nhiệm đại diện cho công chứng viên, bảo vệ quyền lợi cho công chứng viên trong tổ chức, chịu trách nhiệm ban hành Quy tắc nghề nghiệp, bồi dưỡng, giám sát hoạt động của các công chứng viên[30]”.

            – Trong điều kiện nước ta hiện nay, cần phải quy định yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản bởi lẽ các văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều bất câp, chồng chéo, mâu thuẫn dẫn đến những rủi ro pháp lý cho các bên khi tham gia hợp đồng, giao dịch.

Bài viết trên đây là Báo Cáo Kết Thúc Học Phần Công Chứng Viên Và Nghề Công Chứng với những nội dung đã được mình chọn lọc và liệt kê nên các bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi xem và tham khảo nguồn tài liệu này của mình. Chúc các bạn sau khi xem được nội dung này sẽ nhanh chóng hoàn thiện được bài báo cáo của mình, nếu như nguồn tài liệu trên đây chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của bạn thì đừng quên rằng bên mình đã có dịch vụ nhận báo cáo với nhiều đề tài từ khó đến dễ, bạn đang gặp trục trặc trong quá trình làm bài báo cáo nhưng chưa thể giải quyết được vì bạn chưa có thời gian hoặc thậm chí giáo viên quá khắt khe… Mọi vấn đề bạn đang gặp phải sẽ được giải đáp trong tích tắc chỉ cần bạn tìm đến dịch vụ nhận viết báo cáo tốt nghiệp của chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.573.149 để được tư vấn báo giá làm bài báo cáo và hỗ trợ từ A đến Z nhé.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

[1] Lê Thị Hoài Ân (2011), Giáo trình công chứng và chứng thực, Nxb. Trường Đại học Vinh, tr.4.

[2] Lê Thị Hoài Ân (2011), Giáo trình công chứng và chứng thực, Nxb. Trường Đại học Vinh, tr.4.

[3] Lê Thị Thu Hà (2010), Giáo trình kỹ năng công chứng, Nxb, Tư pháp, Hà Nội, tr.9.

[4] Notaries around the world, https://www.notariato.it/en/notaries-around-world , truy cập ngày 09/10/2021

[5] Notaries around the world, https://www.notariato.it/en/notaries-around-world , truy cập ngày 09/10/2021

[6] Học viện tư pháp (2018), Giáo trình kỹ năng hành nghề công chứng (tập 1), Nxb. Tư pháp, tr..17.

[7] Lê Thị Thu Hà (2010), Giáo trình kỹ năng công chứng, Nxb, Tư pháp, Hà Nội, tr.14.

[8] Lê Thị Thu Hà (2010), Giáo trình kỹ năng công chứng, Nxb, Tư pháp, Hà Nội, tr.14.

[9] Lê Thị Thu Hà (2010), Giáo trình kỹ năng công chứng, Nxb, Tư pháp, Hà Nội, tr.14.

[10] Lê Thị Thu Hà (2010), Giáo trình kỹ năng công chứng, Nxb, Tư pháp, Hà Nội, tr.14.

[11] Notaries around the world, https://www.notariato.it/en/notaries-around-world , truy cập ngày 17/07/2021

[12] Lê Thị Thu Hà (2010), Giáo trình kỹ năng công chứng, Nxb, Tư pháp, Hà Nội, tr.21.

[13] Lê Thị Thu Hà (2010), Giáo trình kỹ năng công chứng, Nxb, Tư pháp, Hà Nội, tr.21.

[14] Lê Thị Thu Hà (2010), Giáo trình kỹ năng công chứng, Nxb, Tư pháp, Hà Nội, tr.21.

[15] Lê Thị Thu Hà (2010), Giáo trình kỹ năng công chứng, Nxb, Tư pháp, Hà Nội, tr.21.

[16] Lê Thị Hoài Ân (2011), Giáo trình công chứng và chứng thực, Nxb. Trường Đại học Vinh, tr.4.

[17] Lê Thị Thu Hà (2010), Giáo trình kỹ năng công chứng, Nxb, Tư pháp, Hà Nội, tr.24.

[18] Lê Thị Thu Hà (2010), Giáo trình kỹ năng công chứng, Nxb, Tư pháp, Hà Nội, tr.26.

[19] Pháp lệnh ngày 02 tháng 09 năm 1995.

[20] Notaire, https://www.notaires.fr/en/trainings-jobs-notaires/n%C2%ADotaire, truy cập ngày 17/07/2021.

[21] Lê Thị Thu Hà (2010), Giáo trình kỹ năng công chứng, Nxb, Tư pháp, Hà Nội, tr.37.

[22] Viện nghiên cứu lập pháp (2013), Chuyên để: Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về công chứng giao dịch Bất động sản, 10/2013, tr.11.

[23] Lê Thị Thu Hà (2010), Giáo trình kỹ năng công chứng, Nxb, Tư pháp, Hà Nội, tr.37.

[24] Lê Sơn (2021), “Sửa luật để khắc phục bất cập trong hoạt động công chứng”, truy cập tại trang ht  ngày truy cập 10/09/2021.

[25] Bản án số 33/2019/DS – ST ngày 11 tháng 07 năm 2019 về: “tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu” của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai.

[26] Bản án số 33/2019/DS – ST ngày 11 tháng 07 năm 2019 về: “tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu” của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai.

[27] Lê Sơn (2021), “Sửa luật để khắc phục bất cập trong hoạt động công chứng”, truy cập tại trang truy cập 10/09/2021.

[28] Lê Sơn (2021), “Sửa luật để khắc phục bất cập trong hoạt động công chứng”, truy cập tại trang truy cập 10/09/2021.

[29] Lê Sơn (2021), “Sửa luật để khắc phục bất cập trong hoạt động công chứng”, truy cập tại trang ngày truy cập 10/09/2021.

[30] Dương Thu Hương (2020), “Công chứng viên và các tổ chức nghề nghiệp công chứng ở một số nước Châu Âu và khuyến nghị cho Việt Nam”, truy cập tại đường link truy cập 10/09/2021.

Contact Me on Zalo