Download miễn phí đề cương tốt nghiệp: Bàn Về Vấn Đề Thừa Kế Theo Pháp Luật Việt Nam dành cho các bạn sinh viên đang làm báo cáo tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp đề tài về Bàn Về Vấn Đề Thừa Kế Theo Pháp Luật Việt Nam được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình
Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp , nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói , chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO THỰC TẬP: BÀN VỀ VẤN ĐỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.GIỚI THIỆU.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT..
- 2.1. Khái niệm thừa kế.
- 2.2. Khái niệm thừa kế theo pháp luật
3.THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT..
- 3.1. Thực tiễn áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật
- 3.2. Các vướng mắc còn tồn tại trên thực tế khi áp dụng.
KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN..
TÀI LIỆU THAM KHẢO..
1.GIỚI THIỆU- BÀN VỀ VẤN ĐỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Có thể nói rằng vấn dề về thừa kế và thừa kế theo pháp luật là vấn đề mang tính kinh tế, mang tính xã hội truyền thống nhưng cũng là vấn đề phức tạp về mặt pháp lý. Trong đó, đối với vấn đề có liên quan đến thừa kế theo pháp luật là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc làm phát sinh và thực hiện quan hệ dân sự về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Đối với vấn đề này đã được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật ở nước ta và có sự điều chỉnh từ những bộ luật thành văn từ xa xưa nhất. Việc điều chỉnh về vấn đề về thừa kế theo pháp luật để mục đích cuối cùng là giải quyết vấn đề về tranh chấp thừa kế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là điều mà các cơ quan nhà nước hướng đến. Đích cuối của quả trình giải quyết tranh chấp chính là xác định đúng khối tài sản thừa kế và phân chia thừa kế theo pháp luật theo đúng kỷ phần mà người thừa kế có quyền được hưởng, việc xác định đúng thừa kế theo pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết các án kiện về thừa kế. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, những vấn đề liên quan đến thừa kế theo pháp luật- yếu tố quan trọng hàng đầu đối với việc giải quyết các án kiện về thừa kế còn nhiều nan giải cả về mặt lý luận và trong thực tiễn áp dụng.
Vì vậy, nghiên cứu về đề tài “Thừa kế theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay” là rất cần thiết và cấp bách góp phần phát hiện những hạn chế của pháp luật về thừa kế theo pháp luật và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi ở nước ta, từ đó hoàn thiện hệ thống pháp luật về thừa kế theo pháp luật nói riêng và hệ thống pháp luật dân sự nói chung đồng thời nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thừa kế theo pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT
2.1. Khái niệm thừa kế
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì “Thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống” hay theo Từ điển Luật học của Viện Khoa học Pháp lý – Bộ Tư pháp thì thừa kế được giải thích là “Sự dịch chuyển tài sản của người chết cho người còn sống. Thừa kế luôn gắn với sở hữu. Sở hữu là yếu tố quyết định thừa kế và thừa kế là phương tiện để duy trì, củng cố quan hệ sở hữu”.
Như vậy, thừa kế được hình thành từ khi xã hội chưa phân chia giai cấp, nhưng khái niệm TKTPL thì chỉ ra đời và tồn tại trong những xã hội đã phân chia giai cấp và có nhà nước. Tuy nhiên, mỗi một xã hội khác nhau sẽ có sự khác nhau trong quy định về thừa kế. Thậm chí, trong cùng một chế độ xã hội của một nhà nước, ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, thì TKTPL cũng được quy định khác nhau cho phù hợp với sự phát triển.
Tại Việt Nam, trong trong các triều đại phong kiến trước đây, TKTPL đã được hình thành và dựa trên cơ sở lễ giáo phong kiến. Theo quy định về thừa kế trong Bộ luật Hồng Đức của thời Lê và Bộ luật HVLL của thời Nguyễn đều nhằm mục đích duy trì, bảo vệ những truyền thống chế độ gia đình phụ quyền và hiếu nghĩa của con cháu trong dòng tộc. Tuy nhiên, trong hai bộ luật này cũng không đưa ra khái niệm thế nào là thừa kế. Đến pháp lệnh thừa kế, BLDS năm 1995, 2005 và 2015 cũng không ghi nhận quy định về khái niệm thừa kế. Trên cơ sở nghiên cứu thì tác giả đưa ra khái niệm về thừa kế như sau: “Thừa kế tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người, thừa kế được hiểu là việc chuyển dịch tài sản (của cải) của người chết cho người còn sống theo truyền thống, phong tục tập quán của từng dân tộc. Người hưởng tài sản có nghĩa vụ duy trì, phát triển giá trị vật chất, giá trị tinh thần và truyền thống, tập quán mà hệ trước để lại”
Xem Thêm ==> Viết chuyên đề thực tập , giá rẻ
2.2. Khái niệm thừa kế theo pháp luật
Có hai dạng thừa kế: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Một số quy định cơ bản liên quan đến quyền thừa kế: Diện thừa kế, thừa kế thế vị, tước quyền thừa kế …
“Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”.
Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Cá nhân có quyền sở hữu với tài sản của mình, sau khi chết, số tài sản còn lại được chia đều cho những người thừa kế. Người được thừa kế theo pháp luật là những người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân và nuôi dưỡng. Thừa kế theo pháp luật chỉ được thực hiện trong trường hợp người chết không để lại di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Người thừa kế theo pháp luật là cá nhân và có mối quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản. Những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật được pháp luật chỉ định hưởng di sản theo một trật tự ưu tiên là theo hàng thừa kế.
Qua việc phân tích trên đây có thể rút ra định nghĩa về thừa kế theo pháp luật như sau: Thừa kế theo pháp luật là sự dịch chuyển di sản của người chết cho người còn sống trên cơ sở quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng hay quan hệ thân thuộc giữa người có tài sản để lại sau khi họ chết và người nhận di sản.
Thừa kế theo pháp luật về bản chất vừa bảo vệ quyền đương nhiên của người có tài sản được để lại tài sản của họ khi họ chết, vừa bảo vệ quyền của những người có quan hệ huyết thống, gia đình hay thân thuộc với người đã chết có tài sản để lại.
3.THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT
3.1. Thực tiễn áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật
Cùng với sự phát triển của đất nước thì việc thực hiện và hoàn thiện các quy định về thừa kế theo pháp luật nói riêng và quy định của BLDS nói chung trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Đặc biệt là khi quy định của BLDS 2015 được xây dựng và hoàn thiện nhằm đảm bảo hoàn thiện hơn các thi hành kể từ ngày 01/07/2016 góp phầnn hình thành nền tảng pháp lý cơ bản cho quy định về thừa kế theo pháp luật ở nước ta là rất quan trọng nhằm tạo điều kiện để cho vấn đề chia di sản thừa kế được thực hiện, đảm bảo quyền và lợi ích cho các chủ thể trong mối quan hệ được pháp luật thừa kế điều chỉnh một cách cụ thể. Những quy định về TKTPL là công cụ, biện pháp quan trọng góp phần giúp NN quản lý pháp luật về thừa kế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng việc hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự ở nước ta của thời kỳ mới. Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật nước ngoài, nước ta đã thông qua hoạt động ban hành hệ thống văn bản pháp luật quy định về thừa kế trong đó có các quy định về di sản thừa kế phù hợp với tình hình thực tiễn và hoàn cảnh nước talà một mốc son trong lịch sử lập pháp của nước nhà, tạo ra cơ sở pháp lý nhằm tiếp tục giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy dân chủ, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác, bảo đảm an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ mới. Đồng thời, hoạt động ban hành các văn bản hướng dẫn nêu trên đã giúp cho quá trình áp dụng những quy định của pháp luật về thừa kế nói chung và thừa kế theo pháp luật nói riêng ở nước ta được thực hiện một cách hoàn thiện hơn.
3.2. Các vướng mắc còn tồn tại trên thực tế khi áp dụng
Bên cạnh những kết quả đạt được thì quy định về thừa kế theo pháp luật vẫn còn nhiều vướng mắc trong quá trình áp dụng trong thực tiễn, cụ thể như sau:
Một là, trong quy định về thừa kế thế vị liên quan đến con nuôi được quy định tại Điều 653 BLDS năm 2015: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này”. Quy định này vẫn còn khá chung chung dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau như:
(i) khi người con đẻ của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản, thì người con nuôi của người con đẻ của người để lại di sản có được hưởng thừa kế thế vị hay không?
Xem Thêm ==> 99+ chuyên đề tốt nghiệp ngành Luật
(ii) khi con nuôi của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản, thì con đẻ của người con nuôi đó có được hưởng thừa kế thế vị không?
(iii) người con nuôi của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản, thì con nuôi của người con nuôi đó có được hưởng thừa kế thế vị không?
Hai là, quy định tại Điều 654 BLDS năm 2015 thì: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”. Theo đó, để được hưởng quyền thừa kế di sản giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế thì pháp luật quy định họ phải có quan hệ chăm sóc nhau như cha con, mẹ con. Tuy nhiên, trên thực tế khi áp dụng quy định này để giải quyết các trường hợp cụ thể thì có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất về nội dung như thế nào được hiểu là “chăm sóc như cha con, mẹ con” và dựa vào tiêu chí nào để đánh giá là có sự chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì pháp luật cũng chưa đề cập đến. Ngoài ra, việc xác định hàng thừa kế sau khi đã xác định được quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng như cha con, mẹ con thì điều luật lại không quy định trong trường hợp này thì con riêng, bố dượng, mẹ kế sẽ thuộc hàng thừa kế thứ mấy nếu đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015 về người thừa kế theo pháp luật.
Ba là, tranh chấp giữa những người thừa kế với người quản lý di sản thường là về thù lao cho người quản lý di sản, hoặc tính hợp pháp của người được giao nghĩa vụ quản lý di sản. Mặt khác, tranh chấp có thể là về việc người quản lý di sản trên thực tế là người chiếm hữu di sản của người chết từ khi người đó còn sống, và khi chết thì vẫn không có ý định thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định của BLDS 2015.
Bốn là, quy định tại Điều 652 BLDS năm 2015 thì: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”. Với quy định trên, nếu hiểu theo câu chữ của điều luật thì khi cha hoặc mẹ của cháu hoặc chắt không được quyền hưởng di sản của ông, bà hoặc cụ do có một trong các hành vi được nêu tại khoản 1 Điều 621 BLDS năm 2015 sẽ kéo theo cháu hoặc chắt cũng không thể được thay thế vị trí của cha mẹ để hưởng di sản của ông, bà hoặc cụ. Theo giải đáp tại tiểu mục 4 Mục II Công văn số 64/TANDTC-PC ngày 03/4/2019 của TANDTC thì: Thừa kế thế vị được hiểu là hưởng thay và đối tượng hưởng thay đã được quy định rõ là “phần di sản của cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống”. Trường hợp một người đã không được quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của BLDS năm 2015, như bị kết án về hành vi ngược đãi nghiêm trọng người cha thì họ sẽ không được hưởng di sản của người cha. Do vậy, nếu họ còn sống khi cha chết thì họ cũng không được hưởng di sản thừa kế nên không có “phần được hưởng nếu còn sống” để cho người khác hưởng thế vị. Như vậy, cha mẹ của cháu hoặc chắt phải là người được quyền hưởng di sản thì cháu hoặc chắt mới được hưởng thế vị thay cha, mẹ khi cha, mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản. Dưới góc độ nghiên cứu khoa học, vẫn còn nhiều tác giả có quan điểm không thống nhất với cách lý giải nêu trên, với lý do nhằm bảo vệ quyền hưởng di sản của cháu và chắt khi: (i) bản thân họ không bị Tòa án tước quyền hưởng di sản và (ii) không bị người để lại di sản truất quyền hưởng di sản và (iii) họ có năng lực pháp luật để thừa hưởng di sản hoặc (iv) trường hợp cháu và chắt chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có khả năng lao động. Do vậy, theo tác giả pháp luật cũng nên cho họ được hưởng thừa kế thế vị, mặc dù cha mẹ của họ trước khi chết đã rơi vào một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 621 BLDS năm 2015.
Năm là, việc xác định theo quá trình sinh sản tự nhiên còn trong kỹ thuật hỗ trợ sinh sản còn một số khác biệt hơn: Trong trường hợp đang tiến hành kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mà người chồng chết, đứa trẻ sinh ra đã quá 300 ngày kể từ khi hôn nhân chấm dứt thì đứa trẻ có được xác định là con chung của vợ, chồng không? Trong trường hợp này là có mong muốn của cả hai vợ chồng nhưng quá thời gian luật định, hiện pháp luật chưa có quy định cụ thể. Theo người viết, tuy nguyên tắc quy định tại Điều 88 Luật HN&GĐ năm 2014,thì đứa trẻ trong trường hợp này không là con chung của vợ, chồng nhưng tế đứa trẻ đó mang huyết thống của người cha đã chết và được sinh ra hoàn toàn dựa trên sự mong muốn của người đã khuất. Do vậy, nếu xác định đứa trẻ sinh ra không phải con chung của cặp vợ chồng vô sinh thì sẽ ảnh hưởng lớn . Ngoài ra, pháp luật hiện hành cũng chưa có quy định đối với trường hợp đang trong quá trình thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mà người chồng bị tuyên bố mất tích thì người vợ có được tiếp tục thực hiện và nếu thực hiện thì xác định cha, mẹ, con như thế nào? Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền thừa kế của đứa bé sinh ra bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản. Do vậy, cần thiết phải ban hành hướng dẫn về vấn đề này.
4. KIẾN NGHỊ
Một là, cần hoàn thiện quy định về trường hợp cha hoặc mẹ của cháu hoặc chắt có một trong các hành vi vi phạm được nêu tại khoản 1 Điều 621 BLDS năm 2015 thì cháu hoặc chắt là người không có lỗi và cũng không phải chịu trách nhiệm đối với hành vi do cha, mẹ của họ gây ra. Mặt khác, trách nhiệm hình sự chỉ được áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội, tức là “chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”, do vậy các cháu hoặc chắt của người để lại di sản không có nghĩa vụ gánh chịu những hành vi độc lập của cha mẹ gây ra trong quan hệ cụ thể này. Ngoài ra, về phương diện lý luận và thực tiễn, không có quyền hưởng di sản là một chế tài được áp dụng đối với riêng người có lỗi Do vậy, quyền thừa kế thế vị của cháu hoặc chắt không thể bị pháp luật tước bỏ khi mà giữa cha, mẹ và các con hoàn toàn chịu trách nhiệm hình sự với tư cách cá nhân và hành vi của họ lại hoàn toàn độc lập với nhau. Cho nên, nếu chỉ hiểu một cách máy móc là cha hoặc mẹ của cháu khi còn sống không có quyền hưởng di sản, thì cháu cũng không có quyền hưởng thừa kế thế vị nếu cha, mẹ của cháu chết trước hoặc chết cùng với ông, bà thì đó là điều hết sức bất công, đã sa vào tình trạng “quýt làm, cam chịu”, không phù hợp với xu hướng chung của pháp luật hiện đại và trái với truyền thống, tập quán, quan niệm về thừa kế trong nhân dân. Do vậy, thiết nghĩ để đảm bảo quyền, lợi ích của các cháu của người để lại di sản, đặc biệt là trường hợp cháu và chắt là người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động.
Hai là, đối với trường hợp thừa kế thế vị có yếu tố con nuôi. Có quan điểm cho rằng, “con nuôi của con đẻ không được thừa kế thế vị” và “chỉ có con đẻ thay thế vị trí của cha, mẹ đẻ”. Kể từ khi BLDS năm 1995 ra đời, đến BLDS năm 2005 và nay là BLDS năm 2015 thì vẫn chưa có văn bản hướng dẫn về trường hợp thừa kế thế vị có yếu tố con nuôi, nên Nghị quyết 02/HĐTP vẫn còn mang tính chất tham khảo. Đến nay, Nghị quyết 02/HĐTP đã ra đời gần 30 năm, nên không phù hợp với xu thế chung của pháp luật hiện đại – hướng đến bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người dân. Tác giả cho rằng, quan điểm trên về mặt lý luận chưa thực sự được thuyết phục, khi vận dụng phương pháp phân tích câu chữ (biện luận dựa vào nguyên tắc áp dụng tương tự pháp luật và nguyên tắc suy lý mạnh) để tìm ra ý chí của người làm luật. Cụ thể: Theo quy định tại Điều 652 BLDS năm 2015 thì: “… cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống…”. Quy định này chỉ đề cập đến “cha hoặc mẹ” của cháu chứ không có sự phân biệt là “cha đẻ hoặc mẹ đẻ với cha nuôi hoặc mẹ nuôi”, cho nên chúng ta có thể suy luận cả hai trường hợp này đều thuộc diện thừa kế thế vị. Sự suy luận này được củng cố thêm bởi quy định tại Điều 653 BLDS năm 2015, đó là: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 (thừa kế theo pháp luật) và Điều 652 (thừa kế thế vị) của Bộ luật này”. Hơn nữa, khi bàn đến “cháu”, nếu các nhà làm luật muốn giới hạn cháu được hưởng di sản như quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015 về hàng thừa kế thứ hai và thứ ba, thì các nhà làm luật sẽ nêu rõ là “cháu ruột”.
Ba là, hoàn thiện quy định về quan hệ thừa kế giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế phát sinh dựa trên cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc nhau như cha con, mẹ con. Tuy nhiên, để hiểu như thế nào là “chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con” thì hiện nay vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn một cách cụ thể. Do đó, để áp dụng chế định “quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế”, chúng ta cần phải chứng minh sự tồn tại “quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con” giữa cha dượng và con riêng của vợ, mẹ kế và con riêng của chồng. Ngoài ra, chúng ta còn có thể hiểu, con riêng và cha dượng, mẹ kế chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con khi giữa họ thể hiện những hành vi được quy định tại các điều 69, 70, 71 và 72 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo đó, cha dượng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền cùng yêu thương, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con riêng, chăm lo cho việc học tập và giáo dục con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức,… cha, mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, không ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con,…; con riêng có bổn phận yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với cha dượng, mẹ kế, có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ, không được ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ,…
Bốn là, cần tiếp tục ban hành các quy định của pháp luật nhằm đưa BLDS 2015 thi hành đạt hiệu quả cao. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể BLDS 2015 nhằm mục đích hoàn thiện hệ thống pháp luật về TKTPL thì các cơ quan có thẩm quyền cần sửa đổi những quy định của pháp luật Việt Nam về TKTPL nhằm nâng cao mức độ tương thích pháp luật trong nước và thế giới. Việc xây dựng các văn bản về TKTPL được thực hiện trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước có hệ thống pháp luật thừa kế tương đối hoàn chỉnh và thực tiễn áp dụng phong phú. Đồng thời, áp dụng những kinh nghiệm thực tế thông qua các vụ việc tranh chấp về TKTPL trở thành các án lệ và có quy định nhằm áp dụng các án lệ đó vào quá trình xét xử của Tòa án nói chung. Tích cực nghiên cứu những quy định pháp luật liên quan của các nước trên thế giới và chuyển hóa một cách hợp lý những quy định phù hợp vào điều kiện thực tiễn ở nước ta hiện nay. Hiện nay, chúng ta không công nhận án lệ nên rất khó áp dụng pháp luật trong thực tế. Vì, các quan hệ phát sinh từ nhà, đất luôn thay đổi và rất sinh động nên pháp luật về nhà, đất phải thường xuyên sửa đổi và hướng dẫn bằng văn bản nhưng mỗi lần sửa đổi và hướng dẫn phải qua nhiều thủ tục rất phức tạp và khó khăn. văn bản pháp luật cũ và văn bản pháp luật mới.
5. KẾT LUẬN
Thừa kế theo pháp luật là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như khoa học xã hội, khoa học pháp lý,… Xét ở góc độ pháp lý, thừa kế theo pháp luật là tổng hợp những quy định của Nhà nước về hình thức để đảm bảo cho việc phân chia tài sản của người đã khuất cho các chủ thể có liên quan trong mối quan hệ được pháp luật dân sự điều chỉnh. Với những chức năng ưu việt – giải quyết về quyền sở hữu tài sản nói chung và các nghĩa vụ cho các đối tượng có liên quan thì chế định này đã trở thành những quy định có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt lớn và không thể thiếu trong điều kiện nền kinh tế – xã hội hiện nay.
Qua hơn 30 năm đổi mới, cùng với việc xây dựng và phát triển đất nước thì việc quan tâm nhằm ban hành và thực thi các quy định pháp luật dân sự nói chung và thừa kế, thừa kế theo pháp luật nói riêng đã trở thành một chính sách, những quan điểm luôn được chú ý thay đổi nhằm đáp ứng với nhu cầu đổi mới của đất nước, nhất là từ khi kinh tế – xã hội nước ta chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, do những đặc thù của nước ta trong vấn đề quản lý nên bên cạnh những ưu điểm nổi bật, chính sách về thừa kế theo pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định trên ở nước ta còn bộc lộ rất nhiều hạn chế, thiếu sót. Thực tế trên đòi hỏi chúng ta cần xây dựng chính sách về thừa kế theo pháp luật và các quy định về thừa kế một cách hoàn thiện và mở rộng hơn nữa. Thông qua đó, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về pháp luật dân sự ở nước ta, ngoài ra, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự nói chung nhằm tạo hành lang pháp lý khi hội nhập kinh tế – xã hội trong khu vực và trên thế giới.
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế và sự tiến bộ của xã hội, các quy định về TKTPL sẽ ngày càng mở rộng hơn, hoàn thiện hơn. Hy vọng bằng những giải pháp trên sẽ tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc, thông suốt, phát huy tính tích cực, khắc phục những hạn chế của quy định về vấn đề này cũng như nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức thực hiện pháp luật về thừa kế nói riêng và pháp luật dân sự nói chung ở nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời gian trở lại đây.
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Quốc Hội (2013), Hiến pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
- Quốc Hội (1995), Bộ Luật Dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
- Quốc Hội (2005), Bộ Luật Dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
- Quốc Hội (2015), Bộ Luật Dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
- Quốc Hội (2014), Luật Công chứng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
- Quốc Hội (2013), Luật đất đai, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
- Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán ngày 10 tháng 8 năm 2004 Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình;
Trên đây là mẫu chuyên đề tốt nghiệp đề tài về Bàn Về Vấn Đề Thừa Kế Theo Pháp Luật Việt Nam được chia sẻ miễn phí , các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây . Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên , nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149