Tuyển tập đề tài Luật hành chính nhà nước và Luật dân sự

Rate this post

Download miễn phí Tuyển tập đề tài Luật hành chính nhà nước và Luật dân sự dành cho các bạn sinh viên ngành Luât đang làm báo cáo tốt nghiệp, mẫu Tuyển tập đề tài Luật hành chính nhà nước và Luật dân sự được kham khảo từ báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao hy vọng giúp cho các bạn khóa sau có thêm tài liệu hay để làm bài báo cáo thực tập của mình 

Các bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp, nếu cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài trọn gói, chất lượng các bạn liên hệ qua SDT/Zalo :0973287149


Table of Contents

ĐỀ TÀI 1: THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TỔ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

  1. Công tác xây dựng pháp luật ở địa phương.

* Yêu cầu: Tìm hiểu về hoạt động ban hành Nghị quyết của HĐND và ban hành quyết định, chỉ thị của UBND nơi thực tập, về trình tự, thủ tục ban hành, tính hợp pháp và hợp lý của các văn bản đó ( Khảo sát trong 1 nhiệm kỳ)

  1. Thực trạng về cải cách thủ tục hành chính ở địa phương nơi thực tập.

*Yêu cầu: Sinh viên tìm hiểu những nội dung về cải cách thủ tục hành chính ở địa phương nơi thực tập, có thể lựa chọn một thủ tục hành chính cụ thể để xem xét, phân tích thực trạng và kết quả thực hiện thông qua những số liệu cụ thể thu thập được, đề xuất phương hướng cải cách thủ tục hành chính ở địa phương.

  1. Thực trạng và giải pháp về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai ở địa phương nơi thực tập.

*Yêu cầu: Sinh viên tìm hiểu về quá trình giải quyết khiếu nại hành chính ở địa phương trong lĩnh vực đất đai như kết quả đạt được, những tồn tại, bất cập trong quá trình đó. Từ đó đánh giá và đề xuất một số giải pháp.

  1. Công tác phòng ngừa và xử lý vi phạm pháp luật ở địa phương thực tập

*Yêu cầu: tìm hiểu về hoạt động phòng ngừa và xử lý các vụ vi phạm pháp luật (chọn một lĩnh vực cụ thể với số liệu trong 3 năm gần nhất)

  1. Việc bảo đảm đảm quyền bình đẳng của phụ nữ với nam giới trong xây dựng và thực hiện pháp luật ở địa phương

*Yêu cầu: Tìm hiểu về quyền bình đẳng của phụ nữ với nam giới trong quá trình hoạt động của HĐND và UBND nơi thực tập ( Bao gồm từ khâu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức thực hiện các văn bản đó và các văn bản của các CQNN cấp trên đến việc xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này ở địa phương.

  1. Vấn đề kiện toàn chính quyền cấp xã nơi thực tập

*Yêu cầu: Tìm hiểu thực trạng tổ chức và hoạt động của HĐND (hoặc) UBND nơi thực tập; Ưu điểm, nhược điểm và các kiến nghị hoàn thiện.

  1. Tìm hiểu việc thực hiện chức năng bảo vệ trật tự xã hội của các cơ quan nhà nước ở địa phương nơi thực tập.

*Yêu cầu: Tìm hiểu cụ thể các hoạt động nhằm bảo vệ trật tự xã hội ở địa phương trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa giáo dục, giao thông, xây dựng, an ninh, an toàn xã hội… ( Lựa chọn 01 nội dung).

  1. Công tác tiếp dân ở địa phương

*Yêu cầu: Sinh viên tìm hiểu các quy định pháp luật về công tác tiếp dân, thực tế công tác tiếp dân ở địa phương nơi thực tập, như việc bố trí địa điểm tiếp dân, cán bộ tiếp dân, tinh thần, thái độ, năng lực công tác của cán bộ tiếp dân, sắp xếp lịch và việc thực hiện lịch tiếp dân của thủ trưởng cơ quan; từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác tiếp dân .

Xem Thêm ==> Viết thuê chuyên đề tốt nghiệp giá rẻ 

  1. Hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương nơi thực tập

* Yêu cầu: Sinh viên tìm hiểu về quá trình giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền áp dụng pháp luật của UBND ở địa phương nơi thực tập như xem xét để cấp các giấy tờ cần thiết cho công dân, giải quyết các tranh chấp, xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật ở địa phương…

  1. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương nơi thực tập – thực trạng, giải pháp

*Yêu cầu:  Sinh viên tìm hiểu về hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nơi thực tập (Bao gồm các chủ thể, nội dung, hình thức, phương pháp) và các đề xuất của sinh viên

  1. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự ở địa phương nơi thực tập

*Yêu cầu: Sinh viên tìm hiểu quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, như về các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, thẩm quyền và thủ tục xử phạt thông qua các số liệu cụ thể.

  1. Thực trạng giải quyết khiếu nại hành chính ở địa phương.

*Yêu cầu:Sinh viên tìm hiểu quan niệm về khiếu nại và giải quyết khiếu nại; tìm hiểu thực trạng công tác giải quyết khiếu nại hành chính ở địa phương nơi thực tập qua việc xem xét các số liệu tổng hợp cụ thể. Đánh giá và đề ra các giải pháp.

  1. Thực trạng hoạt động chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn- hạn chế và giải pháp khắc phục

*Yêu cầu: Sinh viên xem xét về những quy định pháp luật về chứng thực (Khái niệm chứng thực, pháp luật về hoạt động chứng thực, phạm vi các việc chứng thực thuộc thẩm quyền của UBND các cấp); tìm hiểu về thực trạng hoạt động chứng thực của UBND cấp xã nơi sinh viên thực tập như số liệu của việc chứng thực, thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân và đề xuất giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động chứng thực.

14 .Thực tiễn xét xử hành chính của Tòa án nhân dân huyện, đánh giá và giải pháp

*Yêu cầu: Sinh viên tìm hiểu về hoạt động xét xử hành chính hành chính của Tòa án nhân dân huyện nơi thực tập, đánh giá thực trạng về hoạt động xét xử đó qua các số liệu cụ thể và nêu các giải pháp khắc phục

  1. Thực trạng vi phạm pháp luật của trẻ em vị thành niên tại địa phương nơi thực tập.

*Yêu cầu: Sinh viên tìm hiểu và phân tích, đánh giá về số lượng, cơ cấu, tính chất, nguyên nhân về tình hình vi phạm pháp luật của trẻ em vi thành niên trên địa bàn nơi mình thực tập (có nguồn số liệu và thời gian khảo sát…). Sau đó sinh viên phải tìm ra được các giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị xã hội tại địa phương để phòng ngừa, khắc phục tình trạng nêu trên.

  1. Thực trạng ban hành văn bản áp dụng pháp luật của UBND – từ thực tiễn khảo sát tại địa phương nơi thực tập.

*Yêu cầu: Sinh viên tìm hiểu về thẩm quyền ban hành, nội dung, hình thức, hiệu lực của văn bản áp dụng pháp luật của UBND từ thực tiễn khảo sát tại địa phương. Sinh viên tập trung vào một số lĩnh vực điều chỉnh như: Xử phạt vi phạm hành chính, quyết định hành chính trong lĩnh vực tư pháp, thực hiện thẩm quyền về thu Thuế, lệ phí…

  1. Vai trò của Hội phụ nữ và các tổ chức xã hội nơi thực tập trong công tác tuyên truyền pháp luật về phòng chống bạo hành gia đình và pháp luật về bình đẳng giới.

* Yêu cầu: Sinh viên tìm hiểu và đánh giá được các nội dung sau:

  • Thực trạng về bạo hành gia đình và vấn đề bình đẳng giới tại địa phương nơi mình thực tập;
  • Kết quả thực tế về vai trò của Hội phụ nữ và các tổ chức đoàn thể trong công tác tuyên truyền pháp luật về phòng chống bạo hành gia đình và pháp luật về bình đẳng giới.
  • Giải pháp hoàn thiện.
  1. Hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản qui phạm pháp luật ở địa phương sinh viên thực tập.

* Yêu cầu: Sinh viên nắm được các dạng khiếm khuyết điển hình của văn bản qui phạm pháp luật do HĐND, UBND ban hành; phân loại văn bản khiếm khuyết; tìm hiểu hoạt động kiểm tra và xử lí văn bản quy phạm pháp luật  khiểm khuyết ở địa phương; xác định nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục.

  1. . Đánh giá chất lượng văn bản pháp luật do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành ở địa phương sinh viên thực tập.

*Yêu cầu: Sinh viên tìm hiểu các tiêu chí về chất lượng của văn bản pháp luật về: Tính hợp pháp, tính hợp lý… Nêu những tồn tại, hạn chế về chất lượng của văn bản pháp luật do HĐND, UBND ban hành ở địa phương; xác định nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục.

  1. Thực trạng tổ chức, hoạt động Hội đồng nhân dân cấp huyện (xã) nơi thực tập – những vấn đề đặt ra và những kiến nghị.

* Yêu cầu: Học viên tìm hiểu nội dung hoạt động, tổ chức Hội đồng nhân dân nơi thực tập; tìm hiểu xem hình thức, phương thức hoạt động của Hội đồng nhân dân; tìm hiểu cơ cấu tổ chức Hội đồng nhân dân đã được tổ chức hợp lý hay chưa; tìm hiểu các nghị quyết được Hội đồng nhân dân nơi thực tập ban hành trong năm 2012; các kiến nghị và đề xuất.

21 . Hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã (phường) nơi thực tập – thực trạng và giải pháp.

* Yêu cầu: Tìm hiểu chương trình hoạt động thông qua phiên họp thường lệ; tìm hiểu vị trí, vai trò hoạt động của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã (phường); tìm hiểu hoạt động thông qua các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân xã (phường); tìm hiểu quan hệ phối kết hợp với cơ quan, đoàn thể ở địa phương để thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn chung. Từ đó, đưa ra các đề xuất, kiến nghị.

  1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong quan hệ phối hợp hoạt động cùng với các cơ quan nhà nước ở địa phương – thực trạng và giải pháp.

* Yêu cầu: Tìm hiểu vị trí, vai trò của Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương; tìm hiểu quan hệ phối kết hợp với các cơ quan Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân ở địa phương; tìm hiểu quan hệ với quần chúng nhân dân.

  1. Tổ chức và họat động của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi anh (chị) thực tập. Thực trạng và kiến nghị.

* Yêu cầu: Tìm hiểu tổ chức, hoạt động Tòa án nơi thực tập như: Cơ cấu, tổ chức, biên chế Tòa án, Nhiệm vụ quyền hạn của Tòa án…. thống kê số lượng xét xử của Toà án nhân dân Huyện nơi thực tập trong năm 2012; tìm hiểu số án tồn đọng và nguyên nhân; những kiến nghị, đề xuất.

  1. Hoạt động của đội ngũ cán bộ tư pháp – hộ tịch ở các xã (phường) nơi thực tập.

* Yêu cầu: Tìm hiểu về số lượng, tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ tư  pháp – hộ tịch theo quy định của pháp luật. Tìm hiểu, thống kê và phân tích  những hoạt động, nhiệm vụ của cán bộ tư pháp – hộ tịch nơi Anh (chị) thực tập. Đánh giá thực trạng, những hạn chế, nguyên nhân và hướng hoàn thiện, nhằm nâng cao chất lượng công tác tư pháp ở địa phương.

  1. Vị trí, vai trò của Hội thẩm nhân dân ở các toà án nhân dân địa phương – thực trạng và giải pháp.

*Yêu cầu: Tìm hiểu số lượng hội thẩm nhân dân được bầu để tham gia hoạt động xét xử trong đó số hội thẩm nhân dân có trình độ kiến thức pháp lý tương ứng; tìm hiểu trình độ học vấn của hội thẩm nhân dân; tìm hiểu độ tuổi của hội thẩm nhân dân đang tham gia hoạt động xét xử tại địa phương; những đề xuất và kiến nghị.

  1. Mối quan hệ giữa nhân dân với Hội đồng nhân dân và đại biểu hội đồng nhân dân ở địa phương nơi anh (chị) thực tập.

* Yêu cầu: Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ Hội đồng nhân dân, Đại biểu hội đồng nhân dân. Phân tích mối quan hệ giữa cử tri, nhân dân địa phương với Hội đồng nhân dân, Đại biểu Hội đồng nhân dân thông qua các hình thức: tiếp xúc cử tri, tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo…  Những hạn chế, nguyên nhân, khắc phục.

ĐỀ TÀI 2: THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TỔ DÂN SỰ

  1. Thực trạng giải quyết tranh chấp về thừa kế ở địa phương nơi thực tập

* Yêu cầu: Sinh viên thực tập tại cơ quan, quận, huyện, tỉnh nào cần ghi rõ vào đề tài. Sinh viên tìm hiểu về quá trình giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền áp dụng pháp luật ở đơn vị nơi thực tập như xem xét để cấp các tài liệu, chứng cứ, số liệu, tình hình thực tế ở địa phương….. đưa ra những nhận xét về quá trình thực thiện đó.

  1. Thực tiễn công chứng, chứng thực di chúc ở địa phương nơi thực tập

 * Yêu cầu: Sinh viên thực tập tại cơ quan, quận, huyện, tỉnh nào cần ghi rõ vào đề tài. Sinh viên tìm hiểu về quá trình  công chứng, chứng thực di chúc thông qua các chứng cứ, số liệu, tình hình thực tế ở địa phương…..đưa ra những nhận xét về quá trình thực thiện đó. Đưa ra các giải pháp khắc phục cụ thể. Các số liệu, tình huống thực tế… minh hoạ khi viết đề tài phải trung thực và trong phạm vi 3 năm trở lại đây tại địa phương nơi thực tập.

  1. Thực hiện quy định về người làm chứng trong di chúc ở địa phương nơi thực tập

* Yêu cầu: Sinh viên thực tập tại cơ quan, quận, huyện, tỉnh nào cần ghi rõ vào đề tài. Sinh viên tìm hiểu quy định của pháp luật về điều kiện của người làm chứng và quá trình thực hiện tại địa phương. Các số liệu, tình huống thực tế… minh hoạ khi viết đề tài phải trung thực và trong phạm vi 3 năm trở lại đây tại địa phương nơi thực tập.

Xem Thêm ==> Kho chuyên đề tốt nghiệp ngành Luật 

  1. Thực trạng thi hành án dân sự tại địa phương nơi thực tập

* Yêu cầu: Sinh viên thực tập tại cơ quan, quận, huyện, tỉnh nào cần ghi rõ vào đề tài. Sinh viên tìm hiểu về quá trình giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền áp dụng pháp luật ở đơn vị nơi thực tập như xem xét để cấp các tài liệu, chứng cứ, số liệu, tình hình thực tế ở địa phương…..đưa ra những nhận xét về quá trình thực thiện đó. Phân tích những ưu điểm và những vẫn đề còn bất cập trong giải quyết các vấn đề tìm hiểu……ở địa phương thực tập. Đưa ra các giải pháp khắc phục cụ thể.

  1. Thực tiễn về đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật ở địa phương nơi thực tập.

* Yêu cầu: Sinh viên thực tập tại cơ quan, quận, huyện, tỉnh nào cần ghi rõ vào đề tài. Sinh viên tìm hiểu về quá trình đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản ở địa phương và thực tế thực hiện như thế nào để đảm bảo quyền của chủ sở hữu tài sản.

  1. Thực tiễn thực hiện các quy định về điều kiện của việc cho nhận con nuôi ở địa phương nơi thực tập.

* Yêu cầu: Sinh viên thực tập tại cơ quan, quận, huyện, tỉnh nào cần ghi rõ vào đề tài. Sinh viên tìm hiểu quá trình thực hiên các quy định về điều kiện cho nhận con nuôi hiện nay. Phân tích những ưu điểm và những vẫn đề còn bất cập trong giải quyết  vấn đề tìm hiểu……ở địa phương thực tập. Đưa ra các giải pháp khắc phục cụ thể. Các số liệu, tình huống thực tế… minh hoạ khi viết đề tài phải trung thực và trong phạm vi 3 năm trở lại đây tại địa phương nơi thực tập.

  1. Thực trạng xét xử vụ án dân sự của Toà án dân dân địa phương nơi thực tập

* Yêu cầu: Sinh viên thực tập tại cơ quan, quận, huyện, tỉnh nào cần ghi rõ vào đề tài. Sinh viên tìm hiểu về quá trình giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền áp dụng pháp luật ở đơn vị nơi thực tập như xem xét để cấp các tài liệu, chứng cứ, số liệu, tình hình thực tế ở địa phương…..đưa ra những nhận xét về quá trình thực thiện đó.. Đưa ra các giải pháp khắc phục cụ thể. Các số liệu, tình huống thực tế… minh hoạ khi viết đề tài phải trung thực và trong phạm vi 3 năm trở lại đây tại địa phương nơi thực tập.

  1. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng ở địa phương thực tập.

* Yêu cầu: Sinh viên thực tập tại cơ quan, quận, huyện, tỉnh nào cần ghi rõ vào đề tài. Sinh viên tìm hiểu về quy định của pháp luật và quá trình giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ, chồng và các thành viên trong gia đình,

  1. Thực tiễn hòa giải tại cơ sở trong các vụ việc dân sự (ly hôn, bồi thường….)

* Yêu cầu: Sinh viên thực tập tại cơ quan, quận, huyện, tỉnh nào cần ghi rõ vào đề tài. Sinh viên tìm hiểu về quá trình giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền áp dụng pháp luật ở đơn vị nơi thực tập như xem xét để cấp các tài liệu, chứng cứ, số liệu, tình hình thực tế ở địa phương…..đưa ra những nhận xét về quá trình thực thiện đó.

  1. Tình hình đăng ký kết hôn tại địa phương nơi thực tập

* Yêu cầu:           Sinh viên thực tập tại cơ quan, quận, huyện, tỉnh nào cần ghi rõ vào đề tài. Sinh viên tìm hiểu các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và tình hình đăng ký kết hôn tại địa phương nơi thực tập trong thời gian 3 năm trở lại.Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá.

  1. Thực trạng ly hôn và một số giải pháp hạn chế ly hôn tại địa phương nơi thực tập

* Yêu cầu: Sinh viên thực tập tại cơ quan, quận, huyện, tỉnh nào cần ghi rõ vào đề tài. Sinh viên tìm hiểu về quá trình giải quyết các vụ việc ly hôn thông qua việc tìm hiểu, khảo sát, tổng hợp số liệu ở địa phương…..đưa ra những nhận xét về quá trình thực thiện đó.

  1. Áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết tình trạng con nuôi thực tế tại địa phương

* Yêu cầu: Sinh viên thực tập tại cơ quan, quận, huyện, tỉnh nào cần ghi rõ vào đề tài. Sinh viên nghiên cứ quy định của Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành, khảo sát tại địa phương đã triển khai như thế nào. Phân tích những ưu điểm và những vấn đề còn bất cập trong giải quyết các vấn đề tìm hiểu……ở địa phương thực tập. Đưa ra các giải pháp khắc phục cụ thể.

  1. Thực tiễn giải quyết vấn đề cấp dưỡng sau khi ly hôn tại địa phương nơi thực tập.

* Yêu cầu: Sinh viên thực tập tại cơ quan, quận, huyện, tỉnh nào cần ghi rõ vào đề tài. Sinh viên nghiên cứu các quy định của pháp luật về cấp dưỡng và thực tế thực hiện tại địa phương xem đối tượng được cấp dưỡng và mức cấp dưỡng, thương thức cấp dưỡng đã phù hợp chưa. Có kiến những bất cập gì cần đề xuất, kiến nghị.

  1. Thực trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở địa phương thực tập.

* Yêu cầu: Sinh viên thực tập tại cơ quan, quận, huyện, tỉnh nào cần ghi rõ vào đề tài. Sinh viên tìm hiểu các quy định của pháp luật về nhãn hiệu và thực tế việc sử dụng nhãn hiệu ở địa phương như thế nào. Từ đó có những kiến nghị, giải pháp gì để nâng  cao hiệu quả của các quy định pháp luật.

  1. Thực trạng xâm phạm quyền tác giả tại địa phương thực tập.

* Yêu cầu: Sinh viên thực tập tại cơ quan, quận, huyện, tỉnh nào cần ghi rõ vào đề tài. Sinh viên tìm hiểu thực trạng bảo vệ quyền tác giả tại địa phương như thế nào, tình hình xâm phạm quyền tác giả và biện pháp ngăn chặn phù hợp với địa phương.

  1. Thực tiễn về thực hiện quyền cư trú của cá nhân ở địa phương thực tập

* Yêu cầu: Sinh viên thực tập tại cơ quan, quận, huyện, tỉnh nào cần ghi rõ vào đề tài. Sinh viên tìm hiểu thực tế áp dụng các quy định của pháp luật về thực hiện quyền cư trú của cá nhân.  Phân tích những ưu điểm và những vấn đề còn bất cập trong giải quyết các vấn đề tìm hiểu……ở địa phương thực tập. Đưa ra các giải pháp khắc phục cụ thể.

  1. Thực tiễn hoãn phiên toà Dân sự tại Toà án nơi thực tập.

* Yêu cầu: Sinh viên thực tập tại cơ quan, quận, huyện, tỉnh nào cần ghi rõ vào đề tài. Sinh viên tìm hiểu về quá trình giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền áp dụng pháp luật ở đơn vị nơi thực tập như xem xét để cấp các tài liệu, chứng cứ, số liệu, tình hình thực tế ở địa phương…..đưa ra những nhận xét về quá trình thực thiện đó.

  1. Bảo vệ quyền hưởng di sản thừa kế của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc tại địa phương nơi thực tập.

* Yêu cầu: Sinh viên thực tập tại cơ quan, quận, huyện, tỉnh nào cần ghi rõ vào đề tài. Sinh viên tìm hiểu các quy định của pháp luật về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc và thực tế áp dụng tại địa phương. Qua đó đưa ra những nhận xét, kiến nghị phù hợp.

  1. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại địa phương nơi thực tập.

* Yêu cầu: Sinh viên thực tập tại cơ quan, quận, huyện, tỉnh nào cần ghi rõ vào đề tài. Sinh viên tìm hiểu các quy định của pháp luật và thực tế áp dụng các quy định này để bảo vệ chỉ dẫn địa lý ở địa phương. Những hạn chế cần khắc phụ để bảo vệ chỉ dẫn địa lý

  1. Thực tiễn bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn tại địa phương nơi thực tập.

* Yêu cầu: Sinh viên thực tập tại cơ quan, quận, huyện, tỉnh nào cần ghi rõ vào đề tài. Sinh viên tìm hiểu thực tế bảo vệ quyền lợi của con đã thành niên và con chưa thành niên khi cha mẹ ly hôn trong các quan hệ tài sản, nhân thân, chăm sóc, nuôi dưỡng, thăm nom…

  1. Áp dụng quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ở địa phương nơi thực tập

* Yêu cầu: Sinh viên thực tập tại cơ quan, quận, huyện, tỉnh nào cần ghi rõ vào đề tài. Sinh viên tìm hiểu về quá trình giải quyết các tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại do phương tiện, thú dữ, điện cao thế… gây ra. Phân tích những ưu điểm và những vẫn đề còn bất cập trong giải quyết các vấn đề tìm hiểu……ở địa phương thực tập. Đưa ra các giải pháp khắc phục cụ thể.

  1. Áp dụng quy định về bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại tại địa phương nơi thực tập

* Yêu cầu:  Sinh viên thực tập tại cơ quan, quận, huyện, tỉnh nào cần ghi rõ vào đề tài. Sinh viên tìm hiểu về quá trình giải quyết các tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại như các khoản chi phí, bồi thường tổn thất về vật chất, tinh thần.. cho người bị thiệt hại.. Phân tích những ưu điểm và những vẫn đề còn bất cập trong giải quyết các vấn đề tìm hiểu……ở địa phương thực tập. Đưa ra các giải pháp khắc phục cụ thể.

  1. Vấn đề bồi thường thiệt hại do cây cối, súc vật gây ra tại địa phương nơi thực tập

* Yêu cầu:           Sinh viên thực tập tại cơ quan, quận, huyện, tỉnh nào cần ghi rõ vào đề tài. Sinh viên tìm hiểu về quá trình giải quyết các tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại do cây cối, súc vật… gây ra. Phân tích những ưu điểm và những vẫn đề còn bất cập trong giải quyết các vấn đề tìm hiểu……ở địa phương thực tập. Đưa ra các giải pháp khắc phục cụ thể.

  1. Vấn đề bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm hại.

* Yêu cầu: Sinh viên thực tập tại cơ quan, quận, huyện, tỉnh nào cần ghi rõ vào đề tài. Sinh viên tìm hiểu về quá trình giải quyết các tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại như các khoản chi phí, bồi thường tổn thất về vật chất, tinh thần,cáp dưỡng…. cho người bị thiệt hại và gia đình người bị thiệt hại. Phân tích những ưu điểm và những vẫn đề còn bất cập trong giải quyết các vấn đề tìm hiểu……ở địa phương thực tập. Đưa ra các giải pháp khắc phục cụ thể.

  1. Vấn đề giám hộ đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự tại địa phương nơi thực tập

* Yêu cầu: Sinh viên thực tập tại cơ quan, quận, huyện, tỉnh nào cần ghi rõ vào đề tài. Sinh viên tìm hiểu về quá trình thực hiện các quy định để đảm bảo quyền lợi cho người được giám hộ như điều kiện của người giám hộ, điều kiện của người được giám hộ…Những thành tích đã đạt được và những kiến nghị cụ thể.

  1. Tuyên truyền pháp luật để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng (phân biệt hàng thật, hàng giả….)

* Yêu cầu: Sinh viên thực tập tại cơ quan, quận, huyện, tỉnh nào cần ghi rõ vào đề tài. Sinh viên tìm hiểu quá trình tuyên truyền pháp luật để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương nơi thực tập, thực tế triển khai và nhận thức của người tiêu dùng. Từ đó có những nhận xét, kiên nghị cụ thể.


Trên đây là mẫu Tuyển tập đề tài Luật hành chính nhà nước và Luật dân sự được chia sẻ miễn phí các bạn có thể bấm vào nút tải dưới đây. Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên, nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0973287149

TẢI FILE MIỄN PHÍ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo