Giao nhận hàng hoá bằng đường biển là gì ? Người giao nhận là gì ?

 Giao nhận hàng hoá bằng đường biển là gì ? Người giao nhận là gì ? Đối với tình hình hội nhập hóa toàn cầu thì nước ta đang ngày càng phát triển. Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, hàng không là chính. Và hôm nay, Vietbaocaothuctap.net chia sẻ với các bạn khái niệm Giao nhận hàng hóa bằng đường biển là gì, các bạn tham khảo để biết thêm nhiều thông tin hơn cho bài báo cáo thực tập kinh doanh quốc tế của mình nhé

Hiện nay, bên mình có dịch vụ viết thuê bài báo cáo thực tập hỗ trợ các bạn sinh viên bận đi học, đi làm mãi chưa có thời gian để hoàn thành bài báo cáo thực tập. Các bạn liên hệ sđt / zalo : 0973287149 gặp admin siêu dễ thương sẽ tư vấn các bạn và hỗ trợ các bạn nhé.


Giao nhận hàng hoá bằng đường biển

Đặc điểm của giao nhận hàng hóa bằng đường biển

Giao nhận hàng hóa bằng đường biển là loại hình giao nhận hàng hóa mang tính quốc tế, giúp thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế. Giao nhận hàng hóa bằng đường biển thích hợp trong buôn bán, kinh doanh quốc tế. Giao nhận hàng hóa bằng đường biển góp phần làm phát triển kinh tế đất nước được mạnh mẽ hơn, làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế.

Giao nhận hàng hóa bằng đường biển giúp cho hàng hóa trong nước và quốc tế được giao thương một cách thuận lợi. Đồng thời, việc giao lưu văn hóa qua các sản phẩm mang nét dân tộc của từng đất nước được dễ dàng và tiện lợi, góp một phần không nhỏ thắt chặt mối thông thương và văn hóa của các nước trên thị trường quốc tế.(Giao nhận hàng hoá bằng đường biển là gì)

Giao nhận hàng hóa bằng đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá có khối lượng lớn, trên cự ly dài nhưng không đòi hỏi thời gian. Các mặt hàng đông lạnh thì sẽ có phương tiện chuyên chở riêng phù hợp với tính chất sản phẩm sao cho giúp sản phẩm luôn được tươi, không làm giảm chất ượng trong quá trình vận chuyển. Các hàng hóa như chất lỏng, các chất hóa học cũng sẽ được vận chuyển bằng phương tiện có cấu tạo và thiết kế đặc biệt đảm bảo an toàn cho cả lộ trình đến nơi giao hàng.(Người giao nhận là gì)

Để giao nhận hàng hóa bằng đường biển, chúng ta còn một khâu trung gian nữa không thể thiếu trong mỗi chuyến hàng đó là chuyển hàng từ công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp đến cảng biển. Phương tiện hỗ trợ cho công việc này đó là xe Container. Người gửi hàng phải đảm bảo việc cung cấp đầy đủ thông tin về khối lượng toàn bộ của container cho thuyền trưởng hoặc đại diện của thuyền trưởng, và đại diện bến cảng trước khi container được xếp lên tàu. Trong trường hợp người gửi hàng không cung cấp thông tin này, container không được phép đưa lên tàu.(Giao nhận hàng hoá bằng đường biển là gì)

Giao nhận hàng hoá bằng đường biển là gì ? Người giao nhận là gì ?

Các hình thức giao nhận hàng hóa bằng đường biển

Căn cứ vào phương thức gởi hàng:

– Phương thức gởi hàng bằng Container

Ba loại container phổ biến nhất gồm: container 20’DC, container 40’DC và container 40’HC. Có thông số về kích thước, thể tích, trọng lượng được thể hiện như sau:

Chỉ tiêu ĐVT 20’DC 40’DC 40’HC
Chiều dài bên trong m 5.89 12.01 12.01
Chiều rộng bên trong m 2.33 2.33 2.33
Chiều cao bên trong m 2.38 2.38 2.69
Chiều rộng cửa m 2.33 2.33 2.33
Chiều cao cửa m 2.28 2.28 2.56
Dung tích m3 33.18 67.67 76.28
Trọng lượng riêng kg 2 229 3 701 3 968
Trọng tải kg 23 956 26 780 26 512
Trọng lượng toàn phần kg 23 956 30 481 30 480

Bảng 1.1. Thông số về kích thước, thể tích, trọng lượng của ba loại container.
(Nguồn: Công ty TNHH Vinalogs ).

+ Phương thức gởi hàng nguyên container (FCL): dành cho người gửi hàng có khối lượng hàng đủ để xếp đầy một hoặc nhiều container. Người giao nhận thường khuyên người gửi hàng nên thuê nguyên container để gửi hàng cho tiết kiệm chi phí.

+ Phương thức gởi hàng lẻ (LCL): dành cho người gửi hàng không đủ để đóng nguyên một container. Người gom hàng (consolidator) tập hợp những lô hàng lẻ của nhiều chủ hàng đóng chung trong một container. Người gom hàng (người chuyên chở hay người giao nhận) phải chịu trách nhiệm sắp xếp, phân loại, kết hợp các lô hàng lẻ trong container, niêm phong chì (seal) theo quy chế xuất khẩu, làm thủ tục hải quan, bốc container từ bãi chứa cảng gửi xuống tàu chở đi, dỡ container lên bãi chứa cảng đích, tách hàng giao đúng cho các người nhận hàng lẻ.(Giao nhận hàng hoá bằng đường biển là gì)

XEM THÊM ==> Các loại chứng từ kèm theo tín dụng chứng từ trong thương mại quốc tế

Căn cứ vào phạm vi hoạt động:

– Giao nhận quốc tế: là hoạt động giao nhận phục vụ cho các tổ chức chuyên chở quốc tế.

– Giao nhận nội địa (giao nhận truyền thống): là hoạt động giao nhận chỉ chuyên chở hàng hóa trong phạm vi một nước.

Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh:

– Giao nhận thuần túy: là hoạt động giao nhận chỉ bao gồm việc gửi hàng đi hoặc gửi hàng đến.(Người giao nhận là gì)

– Giao nhận tổng hợp: là hoạt động giao nhận ngoài hoạt động thuần túy còn bao gồm cả xếp dỡ, bảo quản hàng hóa, vận chuyển đường ngắn, lưu kho, lưu bãi…


 Khái niệm người giao nhận

Theo FIATA nhận định: “Người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác. Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho, trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa”.

Theo Điều 3 của Nghị định số 140/2007/NĐ-CP giải thích: “Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là thương nhân tổ chức thực hiện dịch vụ logistics cho khách hàng bằng cách tự mình thực hiện hoặc thuê lại thương nhân khác thực hiện một hoặc nhiều công đoạn của dịch vụ đó”.

Theo Nguyễn Thị Hường (2007), “người kinh doanh dịch vụ, môi giới giao nhận gọi là người giao nhận (Forwarder – Freight Forwarder – Forwarding Agent)”.

Người giao nhận có thể là chủ hàng (khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận công việc giao nhận hàng hóa của mình), chủ tàu (khi chủ tàu thay mặt chủ hàng thực hiện dịch vụ giao nhận), công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận. Giao nhận hàng hóa trong ngoại thương cũng có nhiều hình thức phân theo khu vực hay tuyến. Vì vậy, những người kinh doanh dịch vụ giao nhận thường thiết kế các sản phẩm dịch vụ của mình theo các tuyến và khu vực vận chuyển. Việc hình thành thị trường dịch vụ giao nhận và các công ty kinh doanh và môi giới giao nhận vận tải sẽ tạo ra các cấp đại lý vận tải và thị trường dịch vụ giao nhận.

XEM THÊM ==> Bài học kinh nghiệm thực tập phòng xuất nhập khẩu, giao nhận

Trước đây, người giao nhận thường chỉ làm đại lý thực hiện một số công việc do các nhà xuất nhập khẩu ủy thác như: Xếp dỡ hàng hóa, lưu kho, chuẩn bị giấy tờ, thông quan xuất nhập khẩu,… Nhưng với khái niệm giao nhận đang được ngày càng mở rộng, người giao nhận đã cung cấp những dịch vụ trọn gói về toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng hóa. Vì vậy, hiện nay, người giao nhận không chỉ còn được biết đến như là đại lý (agent) như trước kia mà còn như người gom hàng (consolodator), người chuyên chở chính (principal carrier),…(Giao nhận hàng hoá bằng đường biển là gì)

– Người giao nhận hoạt động theo hợp đồng ủy thác ký với chủ hàng và bảo vệ lợi ích của chủ hàng.

– Người giao nhận lo liệu về vận tải nhưng không phải là người chuyên chở. Họ cũng có thể có phương tiện vận tải, có thể tham gia chuyên chở nhưng đối với hàng hóa, họ chỉ là người giao nhận ký hợp đồng ủy thác giao nhận, không phải người chuyên chở.

– Cùng với việc tổ chức vận tải, người giao nhận còn làm nhiều việc khác trong phạm vi ủy thác của chủ hàng để đưa hàng từ nơi này đến nơi khác theo những điều khoản đã cam kết.(Người giao nhận là gì)

Như vậy, giao nhận xuất khẩu bằng đường biển là quy trình gồm các công việc có liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trong nước xuất khẩu ra nước ngoài trong đó người giao nhận là những doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ giao nhận, thực hiện các nghiệp vụ nhận ủy thác giao nhận: ký kết hợp đồng với người chuyện chở, lưu cước tàu chợ, thuê tàu chuyến, làm thủ tục thông quan hàng hóa, thu gom hàng lẻ, cược container.(Giao nhận hàng hoá bằng đường biển là gì)

Vai trò

Dịch vụ giao nhận có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa trên thị trường quốc tế, làm giảm chi phí lưu thông (nếu để người xuất khẩu tự làm công việc này thì chi phí sẽ cao do họ không am hiểu và có nghiệp vụ cao như người giao nhận), tăng thêm sức cạnh tranh cho hàng hóa.

Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu đảm nhận toàn bộ khối lượng công việc kể từ khi nhận hàng cho đến khi giao hàng cho người nhận hàng. Đồng thời phải chuẩn bị kiểm tra toàn bộ các chứng từ hàng hóa hoàn hảo để công việc tiến hành trôi chảy, hàng hóa phải giao nhận đúng với các chứng từ và về thời gian giao hàng cũng đáp ứng được với yêu cầu của khách hàng.

Ký một hợp đồng với người giao nhận là hàng hóa được vận chuyển từ người xuất khẩu tới người nhập khẩu với một mức giá hợp lý. Người xuất khẩu và người nhập khẩu không phải lo lắng về vấn đề vận chuyển mà chỉ phải tập trung vào quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm.(Người giao nhận là gì)

Thực tiễn, một giao dịch trong buôn bán quốc tế thường phải tiêu tốn các loại giấy tờ, chứng từ. Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, chi phí về giấy tờ để phục vụ mọi mặt giao dịch thương mại trên thế giới hàng năm đã vượt quá 420 tỷ USD. Theo tính toán của các chuyên gia, riêng các loại giấy tờ, chứng từ rườm rà hàng năm khoản chi phí tiêu tốn cho nó cũng chiếm tới hơn 10% kim ngạch mậu dịch quốc tế, ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động buôn bán quốc tế. Dịch vụ giao nhận đã cung cấp các dịch vụ đa dạng trọn gói đã có tác dụng giảm rất nhiều các chi phí cho giấy tờ, chứng từ trong buôn bán quốc tế. Dịch vụ vận tải đa phương thức do người kinh doanh dịch vụ giao nhận cung cấp đã loại bỏ đi rất nhiều chi phí cho giấy tờ thủ tục, nâng cấp và chuẩn hóa chứng từ cũng như giảm khối lượng công việc văn phòng trong lưu thông hàng hóa, từ đó nâng cao hiệu quả buôn bán quốc tế.

Hoạt động giao nhận chiếm vai trò quan trọng và thiết yếu trong thương mại quốc tế, là một khâu không thể thiếu trong quy trình xuất khẩu hàng hóa. Nó chuyên chở và thực hiện một số nghiệp vụ khác nhằm để đưa hàng hóa từ người gửi hàng đến tay người nhận hàng. Có thể nói, hoạt động giao nhận vận tải là chiếc cầu nối quan trọng giữa người gửi và người nhận hàng.(Giao nhận hàng hoá bằng đường biển là gì)

Đối với quy trình giao nhận truyền thống: Kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa thông thường chính là giao nhận truyền thống, chủ yếu diễn ra trong nội địa một nước. Các quy trình giao nhận truyền thống như: tổ chức chuyên chở hàng hóa từ nơi sản xuất đến các địa điểm đầu mối vận tải và ngược lại, xếp dỡ hàng hóa lên xuống các phương tiện vận tải và các địa điểm đầu mối vận tải, lập các chứng từ trong quá trình gửi hàng – nhận hàng nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ hàng., theo dõi và giải quyết những khiếu nại về hàng hóa trong quá trình giao nhận – vận chuyển đồng thời thanh toán các chi phí liên quan.

Đối với quy trình giao nhận vận tải quốc tế, do tính chất công việc là hoạt động rộng rãi trên nhiều môi trường nên vai trò của người giao nhận cũng được mở rộng trong các hoạt động như sau:

• Môi giới hải quan (Customs Broker).
Lúc đầu, người giao nhận chỉ là làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu. Sau đó, họ đã mở rộng hoạt động kinh doanh sang hàng xuất khẩu và dành chở hàng trong vận tải quốc tế hoặc lưu cước với các hãng tàu tùy theo hợp đồng ủy thác. Trên cơ sở được Nhà nước cho phép, người giao nhận thay mặt người xuất khẩu khai báo, làm thủ tục hải quan như một môi giới hải quan.(Người giao nhận là gì)

• Đại lý (Agent):

Trước đây, người giao nhận không đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở mà chỉ hoạt động như cầu nối giữa người gửi hàng và nhà chuyên chở như một đại lý của người chuyên chở hoặc người gửi hàng.

Với chức năng là một đại lý nhận ủy thác của một chủ hàng để lo những công việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo vệ lợi ích chủ hàng, làm trung gian giữa người gửi hàng và người vận tải, người vận tải với người nhận hàng, người bán với người mua. Người giao nhận hưởng hoa hồng và không chịu trách nhiệm về hàng hóa bị tổn thất, chỉ chịu trách nhiệm về hành vi của mình chứ không chịu trách nhiệm về hành vi của người làm thuê cho mình hay cho chủ hàng.(Giao nhận hàng hoá bằng đường biển là gì)

• Người lo chuyển tải và tiếp gửi hàng hóa (Transhipment and on – carriage)

Khi hàng hóa phải chuyển tải hoặc quá cảnh qua nước thứ ba, người giao nhận sẽ lo liệu làm thủ tục quá cảnh hoặc tổ chức chuyển tải hàng hóa từ phương tiện vận tải này sang phương tiện vận tải khác hoặc giao hàng đến tay người nhận.

• Người lưu kho hàng hóa (Warehousing):

Khi phải lưu kho hàng hóa trước khi xuất khẩu, người giao nhận sẽ lo liệu việc đó bằng phương tiện của mình hay thuê nguồn lực khác nếu cần.

XEM THÊM ==> Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu

• Người gom hàng (Cargo Consolidator):

Gom hàng là tập trung một lô hàng nhỏ lẻ thành một lô hàng lớn gửi đi cùng một địa điểm theo cùng một vận đơn, khi hàng đến cùng một điểm đích thì địa lý của người giao nhận sẽ nhận lô hàng và chịu trách nhiệm chia lẻ ra. Trong vận tải hàng hóa bằng container, dịch vụ gom hàng là không thể thiếu nhằm biến hàng lẻ (LCL) thành hàng nguyên (FCL) để tận dụng sức chứa, sức chở của container và nhằm để giảm cước phí vận chuyển.

• Người chuyên chở (Carrier):

Hiện nay, trong nhiều trường hợp người giao nhận đóng vai trò là người chuyển chở, tức là họ trực tiếp ký kết hợp đồng chuyên chở với chủ hàng và ký hợp đồng vận chuyển đến điểm thỏa thuận. Người giao nhận sẽ là người thầu chuyên chở nếu không chuyên chở trực tiếp. Nếu người giao nhận chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, tức là họ trực tiếp thực hiện việc chuyên chở, khi đó họ được xem như là người chuyên chở thực tế. Nhưng cho dù là hình thức nào đi chăng nữa thì người giao nhận vẫn là người chịu trách nhiệm chính về hàng hóa trong suốt cuộc hành trình và họ có thể phát hành vận đơn.(Giao nhận hàng hoá bằng đường biển là gì)

• Người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO).

Trong trường hợp, người giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải xuyên suốt hay còn gọi là “vận tải từ cửa đến cửa” (door to door) thì người giao nhận lúc này là người kinh doanh vận tải đa phương thức. Họ sẽ tổ chức quá trình vận tải một cách tốt nhất, an toàn nhất, tiết kiệm nhất và cũng chịu trách nhiệm hoàn toàn về hàng hóa.


Và bài viết trên đây Giao nhận hàng hoá bằng đường biển là gì ? Người giao nhận là gì ? được mình chia sẻ với các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của mình. Chúc các bạn hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập của mình

Những bạn có nhu cầu viết bài báo cáo thực tập trọn gói liên hệ zalo: 0973287149

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *