Báo Cáo Thực Tập Quản Trị Kinh Doanh Trường ĐH Bách Khoa HN

Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh cho các bạn sinh viên tham khảo thêm

Hôm nay mình sẽ chia sẻ đến với các bạn sinh viên một số hướng dẫn khi viết bài báo cáo thực tập quản trị kinh doanh tại trường đh Bách Khoa Hà Nội. Mong rằng có thể giúp ích cho các bạn sinh viên.

Hiểu được những khó khăn và trở ngại mà bạn đang gặp phải thì trên đây là kha khá một nguồn tài liệu mình đã sàng lọc rất kĩ càng với mục đích nhằm hỗ trợ cho các bạn trong quá trình tìm tòi tài liệu cũng như thông tin liên quan để viết bài. Ngoài dịch vụ viết thuê báo cáo thì ngoài ra bên mình còn có cả dịch vụ hỗ trợ nhận làm luận văn thạc sĩ với đa dạng các đề tài và các ngành nghề phổ biến nhất hiện nay nhưng đảm bảo vẫn chất lượng từ nội dung cho đến hình thức căng chỉnh from bài làm. 

Nếu bạn đang quá bận rộn với công việc nào đó chưa có nhiều thời gian, hay bạn cảm thấy quá stressts không thể tiếp tục triển khai nội dung… Kể cả lý do nào đi chăng nữa thì bên mình đều có thể giải quyết nhanh chóng, mọi vấn đề cần tư vấn cứ nhắn tin ngay qua zalo/telegram : 0934.573.149 để được tư vấn báo giá làm bài trọn gói, bao check đạo văn, hỗ trợ chỉnh sửa cho đến khi bài làm hoàn chỉnh.


📋 Báo Cáo Thực Tập Quản Trị Kinh Doanh Trường ĐH Bách Khoa HN 📋

Để tiến hành viết bài báo cáo thực tập quản trị kinh doanh trường ĐH Bách Khoa Hà Nội các bạn cần trình bày theo thứ tự và đầy đủ các phần này:

  1. Trang bìa và trang phụ bìa (theo mẫu)
  2. Xác nhận của cơ sở thực tập (theo mẫu)
  3. Nhận xét của giáo viên hướng dẫn (theo mẫu)
  4. Mục lục
  5. Lời mở đầu
  6. Danh mục các chữ viết tắt (nếu có)
  7. Phần 1: Giới thiệu khái quát chung về doanh nghiệp
  8. Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
  9. Phần 3: Đánh giá chung và lựa chọn hướng đề tài tốt nghiệp
  10. Phụ lục
  11. Tài liệu tham khảo

Cách viết lời mở đầu báo cáo thực tập quản trị kinh doanh

Lời mở đầu dài khoảng một trang, bao gồm những ý chính như sau:

  1. Ý nghĩa của đợt thực tập tốt nghiệp: thực tập tốt nghiệp nhằm mục đích gì (ứng dụng lý thuyết trong  phân  tích  hoạt  động kinh  doanh  trên  thực  tế,  định  hướng hoàn thiện…)
  2. Lý do chọn cơ sở thực tập: tại sao bạn thực tập tại công ty này (đặc điểm hoạt động của công ty, quan hệ, khả năng thu thập số liệu, …)?
  3. Lời cảm ơn đối với cơ sở thực tập, người hướng dẫn tại cơ sở, giáo viên hướng dẫn tại Trường ĐHBKHN và những người khác (gia đình, người thân, bạn bè,

…) vì đã tạo điều kiện cho hoàn thành báo cáo này.

  1. Đặc điểm của báo cáo: các nội dung chính, những nét đặc biệt trong nội dung và hình thức trình bày.
  2. Lời cầu thị: thể hiện thái độ mong được sự góp ý của những người khác để báo cáo TTTN hoàn thiện hơn.

Hướng dẫn viết bài báo cáo thực tập quản trị kinh doanh

Các phần chính của báo cáo TTTN trong khuôn khổ chương trình đào tạo Chuyên ngành QTDN đã được chuẩn hoá với các nội dung và thứ tự như ở dưới đây. Sinh viên cần phải thực hiện thu thập dữ liệu và phân tích tất cả các nội dung này.

Xem Thêm ==> Viết thuê chuyên đề tốt nghiệp giá rẻ 

Phần 1: Giới thiệu chung về doanh nghiệp

  • Quá trình hình thành thành và phát triển của doanh nghiệp
    • Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của doanh nghiệp (doanh nghiệp có quy mô lớn, vừa hay nhỏ)
    • Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển
    • Các chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp (theo giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp)
    • Các hàng hoá và dịch vụ hiện tại (các nhóm hàng hoá và dịch vụ chính mà doanh nghiệp đang kinh doanh)
  • Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp
  • Công nghệ sản xuất của một số hàng hoá hoặc dịch vụ chủ yếu
    • Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất (hoặc quy trình công việc của dịch vụ đối với một vài sản phẩm chủ yếu)
    • Nội dung cơ bản của các bước công việc trong quy trình công nghệ
  • Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp
    • Hình thức tổ chức sản xuất ở doanh nghiệp (doanh nghiệp sản xuất chuyên môn hoá theo công nghệ, theo sản phẩm hay chuyên môn hoá kết hợp?)
    • Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp (vẽ sơ đồ kết cấu sản xuất, bộ phận sản xuất chính, bộ phận sản xuất phụ trợ và mối quan hệ giữa chúng)
  • Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
    • Sơ đồ cơ cấu tổ chức (vẽ sơ đồ, nhận dạng kiểu sơ đồ là gì (trực tuyến, trực tuyến chức năng, …), số cấp quản lý)
    • Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý

Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

  • Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing
    • Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong những năm gần đây (số liệu về lượng bán và doanh thu trong ít nhất hai năm gần đây nhất, được phân tích theo khu vực địa lý, theo nhóm sản phẩm và theo nhóm khách hàng)
    • Chính sách sản phẩm – thị trường (đặc điểm sản phẩm, chất lượng, kiểu

dáng, bao bì, nhãn hiệu, dịch vụ và định hướng thị trường mục tiêu của doanh nghiệp (phục vụ ai?))

  • Chính sách giá (mục tiêu định giá, phương pháp định giá và chính sách giá (bao gồm giá cơ sở, chiết khấu và đặc điểm thanh toán) của một số sản phẩm chủ yếu)
  • Chính sách phân phối (vẽ sơ đồ các kênh phân phối của doanh nghiệp, số lượng và đặc điểm của các nhà trung gian, chi phí và kết  quả hoạt động của kênh)
  • Chính sách  xúc  tiến  bán  (các  phương  pháp  xúc  tiến  bán  mà  doanh nghiệp đã sử dụng (quảng cáo, khuyến mại, bán hàng trực tiếp, quan hệ với công chúng và marketing trực tiếp), trong mỗi phương pháp nêu rõ các chương trình đã làm, chi phí và nhận xét)
  • Công tác thu thập thông tin marketing của doanh nghiệp (thu thập thông tin về ai (bản thân doanh nghiệp, khách hàng, đối thủ và môi trường vĩ mô), thu thập thông tin gì và thu thập bằng phương pháp nào)
  • Một số đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp (thị trường, sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến bán, nhận xét những điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ này)
  • Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác marketing của doanh nghiệp
  • Phân tích công tác lao động, tiền lương
    • Cơ cấu lao động của doanh nghiệp (theo giới tính, độ tuổi, học vấn, bậc thợ, …)
    • Định mức lao động (mức sản lượng hoặc mức thời gian đối với việc sản xuất một sản phẩm cụ thể)
    • Tình hình sử dụng thời gian lao động (tổng thời gian làm việc theo chế độ, thời gian nghỉ việc, thời gian làm việc thực tế)
    • Năng suất lao động (cách tính năng suất lao động, xu thế biến động)
    • Tuyển dụng  và  đào tạo  lao  động  (quy  trình  tuyển  dụng, các hình  thức đào tạo nhân viên, các chương trình đào tạo đã thực hiện, chi phí, kết quả)
    • Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương (phương pháp xây dựng tổng quỹ lương kế hoạch, đơn giá tiền lương kế hoạch, tổng quỹ lương thực tế, đơn giá tiền lương thực tế)
    • Trả lương cho các bộ phận và cá nhân (phương pháp chia lương theo thời gian, theo sản phẩm hay theo hợp đồng lao động, bảng lương của một bộ phận cụ thể)
    • Nhận xét về công tác lao động và tiền lương của doanh nghiệp
  • Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định
    • Các loại nguyên vật liệu dùng trong doanh nghiệp
    • Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu
    • Tình hình sử dụng nguyên vật liệu: nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu
    • Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu
    • Cơ cấu và tình hình hao mòn của tài sản cố định
    • Tình hình sử dụng tài sản cố định (thời gian làm việc thực tế, công suất làm việc thực tế của các tài sản cố định)
    • Nhận xét về công tác quản lý vật tư và tài sản cố đị
Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh
Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh
  • Phân tích chi phí và giá thành
  • Phân loại chi phí (các cách phân loại chi phí mà doanh nghiệp đang sử dụng, theo yếu tố hay theo khoản mục …)
  • Xây dựng giá thành kế hoạch (phương pháp xác định, các số liệu về giá thành tổng sản lượng và giá thành đơn vị của một sản phẩm chủ yếu)
  • Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế
  • Các loại sổ sách kế toán (doanh nghiệp ghi chép vào những sổ gì: nhật ký chứng từ, sổ cái, …)
  • Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
    • Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (tỷ trọng của các loại chi phí, lợi nhuận trong doanh thu thuần, xu thế biến đổi của doanh thu, chi phí và lợi nhuận, ý nghĩa)
    • Phân tích bảng cân đối kế toán (cơ cấu tài sản và nguồn vốn, tỷ trọng của các  loại  tài  sản  và  nguồn  vốn  chính  trong  tổng  tài  sản  của  doanh nghiệp, xu thế biến đổi, ý nghĩa)
    • Phân tích một số tỷ số tài chính (tính toán các tỷ số về khả năng thanh toán, cơ cấu tài chính, khả năng hoạt động và khả năng sinh lời, xu thế, ý nghĩa)
    • Nhận xét về  tình  hình  tài  chính  của  doanh  nghiệp  (về khả  năng  thanh toán, cơ cấu tài chính, khả năng hoạt động và khả năng sinh lời)

Phần 3: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp

  • Đánh giá chung về các mặt quản trị của doanh nghiệp
    • Các ưu điểm (tổng kết các ưu điểm ở từng mặt quản trị trong  Phần 2: marketing, lao động tiền lương, sản xuất, kế toán, tài chính; có diễn giải ngắn gọn nguyên nhân)
    • Những hạn chế (tổng kết các nhược điểm ở từng mặt quản trị: marketing, lao động tiền lương, sản xuất, kế toán, tài chính; có diễn giải ngắn gọn nguyên nhân)
  • Định hướng đề tài tốt nghiệp (đồ án tốt nghiệp sẽ giải quyết vấn đề nào, tại sao bạn chọn vấn đề đó, phương hướng giải quyết vấn đề là gì)

2.8. Phần Phụ lục

Những bảng số liệu, hình vẽ, công thức … mà không thật sự quan trọng lắm và không được coi là rất cần thiết sẽ được đặt ở phần Phụ lục. Thí dụ như các bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp, các bảng định mức nguyên vật liệu chi tiết, các quy định chi tiết về tiền lương, các sơ đồ mặt bằng chi tiết của doanh nghiệp, các hình ảnh về sản phẩm của doanh nghiệp có thể đưa vào phần phụ lục.

Xem Thêm ==> Kho chuyên đề tốt nghiệp Quản trị kinh doanh 

Cần có một trang riêng để ghi tiêu đề của các phụ lục. Sau đó sẽ là các phụ lục được sắp xếp theo thứ tự đã ghi trong trang này. Thí dụ:

CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2009 Phụ lục 2: Bảng cân đối kế toán 2009

Phụ lục 3: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong sản xuất khoá clemon Phụ lục 4: Một số sản phẩm tiêu thụ mạnh của Công ty khoá Việt – Tiệp

Cách phân tích số liệu báo cáo thực tập quản trị kinh doanh

Phân tích là sự so sánh, đối chiếu giữa cái này và cái kia với mục đích nhận dạng xu thế biến động, mức độ ảnh hưởng và nguyên nhân. Trong phân tích cần làm rõ:

  1. Xu thế biến động: tăng hay giảm, nhiều hay ít
  2. Ý nghĩa  của  xu  thế  này:  xu  thế  đó  có  ảnh  hưởng  tốt  hay  xấu  đối  với  doanh nghiệp?
  3. Nguyên nhân của xu thế này: tìm hiểu những nhân tố nào có thể gây nên xu thế đó?

Những so sánh cần phải làm trong phân tích là:

  1. So sánh số thực tế với số kế hoạch
  2. So sánh số thực tế năm nay với số thực tế năm trước
  3. So sánh số thực tế của doanh nghiệp với số thực tế của người khác ở cùng một thời điểm (như so sánh với đối thủ, với trung bình ngành, với trung bình của nền kinh tế).

Từ những bảng số liệu thu thập từ cơ sở thực tập và các nguồn khác, sinh viên cần phải chế biến nó để phục vụ cho mục đích phân tích. Việc chế biến thông thường đòi hỏi:

  1. Loại bớt những số liệu không liên quan
  2. Thêm vào các cột phân tích hoặc các hàng phân tích

Cột phân tích là cột cung cấp sự so sánh giữa một cột số liệu này với một cột số liệu khác. Sự so sánh bao gồm so sánh tuyệt đối (mức thay đổi) và so sánh tương đối (tỷ lệ thay đổi). Cột phân tích thường không có sẵn khi SV xin số liệu, mà phải do SV tự chế biến. Thí dụ như các cột So sánh TH với KH và TH2009 với TH2008 ở bảng dưới đây là các cột phân tích. Hàng phân tích cũng được định nghĩa tương tự như cột phân tích.

 

Chỉ tiêu TH2009 KH2008 TH2008 So sánh TH với KH So sánh TH09 / TH08
Mức Tỷ lệ (%) +/- %
Doanh thu thuần
Chi phí bán hàng
Lợi nhuận sau thuế

Nguồn: Phòng Kế toán.

3.1. Phân tích tỷ số tài chính

Có hai loại dữ liệu: các dữ liệu được tập hợp trong một kỳ, như trong một (số) tuần, tháng, quư hoặc năm và các dữ liệu được tập hợp tại một thời điểm, như vào cuối mỗi tuần, tháng, quý hoặc năm. Thí dụ:

  • Dữ liệu thời kỳ: doanh thu, chi phí, lượng tiêu hao vật tư, …
  • Dữ liệu thời điểm: tài sản, nguồn vốn, số lao động, số máy móc thiết bị, ….

Khi tính tỷ số tài chính hoặc các tỷ số giữa hai đại lượng, một đại lượng mang tính thời điểm, một đại lượng mang tính thời kỳ, để đảm bảo chính xác thì giá trị của đại lượng thời điểm phải lấy là giá trị trung bình của giá trị đầu kỳ và cuối kỳ tính toán. Thí dụ: khi tính tỷ số giữa doanh thu và tổng tài sản, lợi nhuận và tổng tài sản cho năm 2009 thì doanh thu là doanh thu năm 2009, tổng tài sản là trung bình của tổng tài sản đầu năm và  cuối  năm  2009.  Khi  muốn so  sánh  tỷ số lợi  nhuận  trên tổng  tài  sản  của  hai  năm 2008  và  2009  chẳng  hạn,  chúng  ta  phải  có  số  liệu  tổng  tài  sản  ở  cuối  của  các  năm 2007, 2008 và 2009.

tìm việc làm trên timviec365.vn,

Bảng dưới đây cung cấp một số tỷ số tài chính chọn lọc, cần phải được tính toán và viết trong báo cáo. Ký hiệu K đại diện cho Khả năng thanh toán, C đại diện cho Cơ cấu, V đại diện cho Khả năng luân chuyển vốn (hệ số quay vòng), T đại diện cho thời gian và L đại diện cho Doanh lợi.

Việc phân tích các tỷ số tài chính cần được thực hiện theo từng nội dung: phân tích về khả năng thanh toán, về cơ cấu tài chính, về khả năng luân chuyển và về khả năng sinh lời.

Phân tích khả năng thanh toán
  • Các tỷ số về khả năng thanh toán càng cao, khả năng thanh toán càng tốt.
  • Tỷ số KNTT chung.  Nếu  tỷ số này  nhỏ hơn  1,  doanh  nghiệp  sẽ gặp  khó khăn trong thanh toán nợ ngắn hạn. Nếu tỷ số này lớn hơn 1, cần xem xét thêm tỷ số KNTT
  • Tỷ số KNTT nhan Nếu tỷ số này không nhỏ hơn 1, doanh nghiệp có khả năng thanh toán một cách dễ dàng các khoản nợ ngắn hạn. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1, doanh nghiệp  có thể  gặp  khó  khăn  trong  thanh  toán  trong  các khoản  nợ  ngắn hạn.
Phân tích cơ cấu tài chính
  • Tỷ số cơ cấu TSDH và Tỷ số tài trợ dài hạ TSDH phản ánh sự đầu tư dài hạn của doanh nghiệp. Nó cần tương xứng với nguồn vốn dài hạn (NVDH bằng tổng của NVCSH và Nợ dài hạn). Nếu TSDH > NVDH (tức là Tỷ số cơ cấu TSDH > Tỷ số tài trợ dài hạn) thì tức là doanh nghiệp đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, như vậy là rủi ro cao. Nếu ngược lại, TSDH nhỏ hơn hoặc bằng NVDH (tức là Tỷ số cơ cấu TSDH > Tỷ số tài trợ dài hạn), tình hình tài chính là vững chắc.
  • Tỷ số tự tài trợ. Tỷ số này càng lớn thì mức độ rủi ro về tài chính càng nhỏ. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 0,5, tình hình tài chính là không vững chắc, vì phần nợ lớn hơn nguồn vốn chủ sở hữ Nếu tỷ số này lớn hơn hoặc bằng 0,5, tình hình tài chính là vững chắc. Giá trị đẹp nhất (giá trị vàng) của tỷ số này là 0,5.
Phân tích khả năng hoạt động (năng suất)
  • Các tỷ số về khả năng hoạt động hay năng suất càng lớn thể hiện rằng 1 đồng tài sản càng tạo ra nhiều đồng doanh thu hơn.
  • Thời gian thu tiền bán hàng càng ngắn càng tốt, vì doanh nghiệp càng ít bị chiếm dụng vốn.
  • Thời gian thanh toán tiền mua hàng cho nhà cung cấp càng dài càng tốt, vì doanh nghiệp chiếm dụng được càng nhiều vốn của người khác.
  • Lưu ý khi tính các tỷ số về khả năng hoạt động, giá trị của tài sản ở mẫu số phải lấy là giá trị bình quân, tức là đầu kỳ cộng cuối kỳ chia đôi.

Phân tích khả năng sinh lời (tỷ suất lợi nhuận hay doanh lợi)

  • Các tỷ số về khả năng sinh lời càng lớn càng tốt.
  • Tỷ số khả năng sinh lời của tổng tài sản (doanh lợi vốn kinh doanh) là quan trọng nhất đối với doanh nghiệp.
  • Tỷ số khả năng sinh lời của vốn chủ là quan trọng nhất đối với các cổ đông.
  • Một số liên hệ: LVKD = LDTTxVTTS (công thức Du Pont); LVC = LVKD : CNVCSH
  • Lưu ý khi tính các tỷ số khả năng sinh lời, giá trị của mẫu số (tài sản hay vốn chủ sở hữu) phải lấy là giá trị bình quân.
Các tỷ số tài chính Ký hiệu Công thức tính
1. Các tỷ số về khả năng thanh toán
1a. Tỷ số khả năng thanh toán chung (hiện hành) KHH Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn
1b. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh KN Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn
2. Các tỷ số về cơ cấu tài chính
2a. Tỷ số cơ cấu tài sản ngắn hạn CTSNH TS ngắn hạn / Tổng TS
2b. Tỷ số cơ cấu tài sản dài hạn CTSDH TS dài hạn / Tổng TS
2c. Tỷ số tự tài trợ CNVCSH Nguồn vốn CSH / Tổng TS
2d. Tỷ số tài trợ dài hạn CTTDH (NVCSH + Nợ dài hạn) / Tổng TS
3. Các tỷ số về khả năng hoạt động (Sức sản xuất / Năng suất)
3a. Năng suất của TS ngắn hạn) VTSNH Doanh thu thuần / TS ngắn hạn bình quân
3b. Năng suất của tổng tài sản) VTTS Doanh thu thuần / Tổng TS bình quân
3c. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho VHTK Doanh thu thuần / Hàng tồn kho bình quân
3d. Thời gian thu tiền bán hàng TPThu Các khoản phải thu từ khách hàng  bình quân

/ (Doanh thu/ 365)

3e. Thời gian thanh toán tiền mua hàng cho nhà cung cấp TPTrả Các khoản phải trả cho người bán bình quân

/ (Giá trị hàng mua có thuế / 365)

4. Các tỷ số về khả năng sinh lời (Sức sinh lời / Doanh lợi)
4a. Doanh lợi tiêu thụ (Sức sinh lời của

doanh thu thuần / Tỷ suất LN trên doanh thu) – ROS (Return On Sales)

ROS LN sau thuế / Doanh thu thuần
4b. Doanh lợi vốn chủ (Sức sinh lời của vốn CSH / Tỷ suất LN trên vốn chủ sở hữu) –

ROE (Return On Equity)

ROE LN sau thuế / Nguồn vốn CSH bình quân
4c. Doanh lợi tổng tài sản (Sức sinh lời của vốn kinh doanh / Tỷ suất LN trên vốn kinh doanh) – ROA (Return On Assets) ROA LN sau thuế / Tổng TS bình quân

Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh trường ĐH Bách Khoa Hà Nội được chia sẻ miễn phí. Tài liệu trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu các bạn sinh viên, nếu các bạn có nhu cầu viết bài theo đề tài của mình có thể liên hệ dịch vụ báo cáo thực tập để được hỗ trợ qua SDT/Zalo :0934.573.149

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *